Bộ đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Lần 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

 

doc 43 trang linhnguyen 17/10/2022 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Lần 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Lần 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Bộ đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Lần 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Có đáp án)
 nhỏ. (0,25 điểm)
-> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung. (0,25 điểm)
Câu 3. (2,0 điểm)
* Yêu cầu chung: 
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ. 
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng (3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh nêu cảm nhận của bản thân, nhưng cần đảm bảo những nội dung:
- Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
+ Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ. (0,5 điểm)
+ Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ. (0,5 điểm)
+ Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng. (0,25 điểm)
- Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
+ Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. (0,5 điểm)
+ Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu. (0,25 điểm)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày suy nghĩ của mình về nội dung của tác phẩm.
- Bài viết có bố cục 3 phần chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
Nội dung cần đạt
Điểm
a. Mở bài:
- Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Nguyễn Duy và tác phẩm "Ánh trăng"
- Nguyễn Duy viết Ánh trăng như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thủy, tình nghĩa đặc biệt là ba khổ thơ cuối bài.
b. Thân bài:
- Khổ 1 miêu tả sự kiện, nêu lên hoàn cảnh xuất hiện bất ngờ của vầng trăng tròn – hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên trong thời quá khứ khi nhân vật trữ tình còn trong tuổi niên thiếu, khi trưởng thành và gia nhập bộ đội. Và đó là vầng trăng tri kỷ và tình nghĩa.
+ Do hoàn cảnh cuộc sống, từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương, vầng trăng đã rơi vào quên lãng. 
+ Trong hoàn cảnh đặc biệt, bất ngờ: đèn điện tắt, phòng buyn- đinh tối om, nhân vật trữ tình đã bất ngờ nhìn thấy “đột ngột vầng trăng tròn”. Lời thơ giản dị, cách ngắt nhịp quen thuộc nhưng gợi được xúc cảm bất ngờ trong lòng nhân vật trữ tình khi nhìn thấy vầng trăng.
- Khổ 2 vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. 
+ Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể 
+ Lời thơ vẫn giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.
- Khổ 3 quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. 
+ Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hững và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. 
+ Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
- Đánh giá về nghệ thuật: Ba khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 
c. Kết bài.
- Ba khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư âm của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.
- Suy nghĩ của bản thân.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
ĐỀ SỐ 5
PHÒNG GD&ĐT NGHĨA ĐÀN
TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Phần I (2,5 điểm)
Cho đoạn trích:
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, tác giả ai?
2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?
3. Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích?
4. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy".
Phần II.
Câu 1 (2.5 điểm)
"Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"
(Huy Cận, "Đoàn thuyền đánh cá", Ngữ văn 9, tập1, NXB GD, 2011, trang 140)
Từ hai câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (hoặc bài văn ngắn) với nội dung: "Biển như lòng mẹ".
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
— Hết —
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN
Phần I. (2,5 điểm)
Câu 1. Thí sinh nêu đúng:
Tên tác phẩm: Chiếc lược ngà (0,5 điểm)
Tên tác giả: Nguyễn Quang Sáng (0,5 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,5 điểm)
Câu 3: Tên 2 nhân vật được nhắc tới: Anh Sáu, bé Thu (0,5 điểm)
Câu 4: Thành phần khởi ngữ: Còn anh, anh (0,5 điểm)
Phần II.
Câu 1: (2,5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận ...
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về nội dung, kiến thức:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Biển đối với đời sống con người có một vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Trong tâm thức người Việt, biển là đất nước, là cuộc sống (0,5 điểm)
- Bàn luận: (0,5 điểm)
+ Biển cả đối với con người thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương.
+ Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản: dầu khí, than, sắt, cát thủy tinh ...
+ Cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn: Tôm, cá, cua, ...
+ Biển gắn liền với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ ...
+ Biển có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, tạo nên nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ...
- Phê phán: Những hành động của con người làm hại, ảnh hưởng đến môi trường biển như các nhà máy, xí nghiệp thải nhiều chất độc hại; con người khai thác tài nguyên biển quá mức; ... (0,5 điểm)
- Bài học nhận thức và hành động: (1 điểm)
+ Biển cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển cũng cần sự bảo vệ của con người.
+ Chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng.
+ Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
+ Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Câu 2 (5.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, bình luận ...
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày bài rõ ràng
b. Về nội dung, kiến thức: Tình cảm sâu nặng của người cha đối với con, được thể hiện trong tác phẩm "Chiếc lược ngà"
- Trước khi anh Sáu về thăm nhà: khao khát, nôn nóng muốn gặp con nên anh đau đớn khi thấy con sợ hãi bỏ chạy: "Mặt anh sầm lại, trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (1.0 điểm)
- Những ngày phép: Suốt ba ngày ở nhà: "Anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con" và khao khát "mong được nghe một tiếng ba của con bé", nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi" (1.0 điểm)
- Lúc chuẩn bị lên đường: Phải đến tận lúc ra đi anh mới hạnh phúc vì được sống trong tình yêu thương mãnh liệt của đứa con gái dành cho mình (1.0 điểm)
- Khi anh Sáu ở trong rừng tại khu căn cứ (ý này là trọng tâm) (1.0 điểm)
+ Sau khi chia tay với gia đình, anh Sáu luôn day dứt, ân hận về việc anh đã đánh con khi nóng giận. Nhớ lời dặn của con: "Ba về! ba mua cho con môt cây lược nghe ba!" đã thúc đẩy anh nghĩ tới việc làm một chiếc lược ngà cho con.
+ Anh đã vô cùng vui mừng, sung sướng, hớn hở như một đứa trẻ được quà khi kiếm được một chiếc ngà voi. Rồi anh dành hết tâm trí, công sức vào làm cây lược "anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc", "trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba"".
+ Khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực, lúc không còn đủ sức trăn trối điều gì, anh đã "đưa tay vào túi, móc cây lược" đưa cho bác Ba, nhìn bác Ba hồi lâu.
=> Cây lược ngà trở thành kỷ vật minh chứng cho tình yêu con thắm thiết, sâu nặng của anh Sáu, của người chiến sỹ Cách mạng với đứa con gái bé nhỏ trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, đau thương, mất mát. Anh Sáu bị hy sinh, nhưng tình cha con trong anh không bao giờ mất (1.0 điểm)
ĐỀ SỐ 6
PHÒNG GD&ĐT SƠN DƯƠNG
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
(Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
Câu 1: (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. 
Câu 2: (1,0 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Phần II: Làm văn (6,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
“....Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...”
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (4,0 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
1
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác"
- Tác giả: Viễn Phương
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
2
- Phép tu từ: Ẩn dụ (cây tre)
- Tác dụng: Biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
0,5 điểm
0,5 điểm
3
* Về hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 10 đến 12 diễn dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn.
* Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:
- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách xưng hô “con- Bác” -> gần gũi, thân thiết, ấm áp.
- Dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.
- Hình ảnh hàng tre: (ẩn dụ) -> biểu tượng sức sống bền bỉ..... của dân tộc
- Cảm xúc: tự hào
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)	
1. Yêu cầu chung:
- Biết cách làm bài về nghị luận văn học
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:
	 Nội dung cần đạt
Biểu điểm
Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ, vị trí đoạn trích. 
0,5 điểm
Thân bài
* Khái quát nội dung đoạn thơ.
* Ước nguyện sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời.
- Điệp ngữ "Ta làm...", "Ta nhập...." diễn tả khát vọng tha thiết được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung - cho đất nước
- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong hình ảnh thơ đẹp.
+ "Con chim hót", "một cành hoa" đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên -> Thể hiện ước nguyện của mình: đem cuộc đời mình hòa nhập và cống hiến cho đất nước.
* Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường.
- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích.
- Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả chỉ xin làm một "con chim hót", làm "một cành hoa". Giữa bản hòa ca tươi vui, nhà thơ chỉ xin làm "một nốt trầm" Điệp từ "một" -> Thể hiện sự nhỏ bé, khiêm nhường. Đó còn là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ
- Điệp từ "Dù là..." -> Khát vọng được hòa nhập, được cống hiến công sức nhỏ bé của mình cho nhân dân, cho đất nước không kể thời gian tuổi tác.
- Sự thay đổi trong cách xưng hộ "tôi" sang "ta" mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.
- Đặt khổ thơ trong hoàn cảnh của Thanh Hải trong những ngày cuối cùng của cuộc đời -> Ước nguyện, khát vọng đáng trân trọng -> Đó là lẽ sống đẹp 
0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
- Liên hệ của bản thân.
0.5 điểm
ĐỀ SỐ 7
PHÒNG GD&ĐT LÂM BÌNH
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
 (Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)
Câu 1. (1,0 điểm). Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu. 
Câu 3. (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên. 
Phần II. Làm văn (6,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác.
- Tác giả: Viễn Phương. 
- Nội dung chính: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người: 
- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác
- Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
- Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ trên là: mặt trời trong lăng 
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ: Tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông, đất nước ta. 
0,5
0,5
Câu 3
a. Mở đoạn: Giới thiệu ví trí và nội dung chính của khổ thơ: Khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Đoạn thơ thể hiện sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người. 
b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ 
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực, trong câu thơ thứ hai "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng, thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. 
- Hình ảnh ẩn dụ: “Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân” 
- Kết tràng hoa: Tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác; dâng bảy mươi chín mùa xuân đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. 
- Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. 
c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. 
0, 25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
Làm văn
1. Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu với tài năng miêu tả tâm lý nhân vật.
- Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu.
2. Thân bài:
- Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc.
- Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu, đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má.
- Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha:
+ Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái độ xúc động, nôn nóng của chaThu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy.những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.
+ Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơmTừ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ.nó căm ghét cao độ người đàn ông măt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần. đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương, bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba,sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba. 
- Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba: 
+ Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.
+ Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết 

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_lan_1_nam_hoc_2017_2018.doc