Bộ đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim” (Viễn Phương); biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá. D. Hoán dụ
Câu 2: Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần gì?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi đáp. D.Thành phần phụ chú.
Câu 3: Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? "Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp"?
A. Khởi ngữ B. Biệt lập tình thái C. Biệt lập cảm thán D. Biệt lập phụ chú.
Câu 4: Về hình thức, các câu văn trong đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào dưới đây?
A. Phép lặp, phép thế B. Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa
C. Phép nhân hoá D. Phép nối
Câu 5: Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A. Cá này rán thì ngon. B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
C. Nam Bắc hai miền ta có nhau. D. Tôi thì tôi chịu.
Câu 6: Câu văn: “Tôi nói như gắt vào máy” (Lê Minh Khuê) thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đặc biệt B. Câu đơn C. Câu rút gọn D. Câu ghép
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có hướng dẫn chấm)
ho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho riêng mình. Anh trọng cái đẹp : anh trrồng hoa, một vườn hoa đầy mầu sắc. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Anh trồng rau, nuôi gà là để tự cung cấp cho mình thức ăn. -Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tẻ. Bởi anh còn có niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Sách đã trở thành người bạn thân thiết của anh. Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như cầm được vàng. Anh nói với cô gái: “ Cô thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Anh tự lo liệu xoay sở đẻ thường xuyên có sách đọc. Sách không chỉ giúp anh nâng cao hiểu biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút giây rảnh rỗi. Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng quý ở anh. - Anh thanh niên còn là một con người rất đáng mến ở sự cởi mở, chân thành với mọi người. Anh luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác. Anh mừng lắm khi gặp được bác tài và càng mừng hơn khi được đón nhà hoạ sĩ, cô kỹ sư nông nghiệp trẻ mới ra trường tại nơi làm việc của anh. Chính anh đã nói to lên đầy tiếc rẻ : “Trời ơi, chỉ còn năm phút”. Câu chuyện của anh tuôn ra như suối khi gặp mọi người. Anh “nói to những điều người ta chỉ nghĩ và cũng ít nghĩ” . Anh rất hiếu khách : mời khách uống trà, tặng hoa, tặng quà ( giỏ trứng) cho khách. Và anh rất lưu luyến với khách khi chia tay. Thái độ vui vẻ, niềm nở, hiếu khách của anh cũng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên. - Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác. Anh thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người. Khi ông muốn vẽ chân dung của anh, nhưng anh một mực từ chối, anh không muốn vì cảm thấy mình không xứng đáng được hưởng ân huệ ấy. Anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng khâm phục hơn anh (ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét). Và anh say sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức tính khiêm tốn ấy của anh đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và khâm phục. * Đánh giá: - Lặng lẽ Sa pa với cốt truyện đơn giản, chi tiết chân thực, đối thoại sinh động, tình huống truyện bất ngờ thú vị. Tác giả đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX.( Liên hệ với các tác phẩm khác) c. Kết bài : - Khẳng định về nhân vật và liên hệ bản thân. Lưu ý : Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải biết phân tích nhân vật. Diễn đạt rõ ràng, hành văn lưu loát, ngôn ngữ trong sáng, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá. Khuyến khích những bài sáng tạo, có suy nghĩ sâu sắc, văn có cảm xúc. Những bài viết chung chung hoặc sơ sài không cho quá một nửa số điểm của câu này. 4,5đ 1,0 đ 1,5 đ 1,5 đ 0,5 đ 0,25 đ Lưu ý: Học sinh có thể có những cách làm khác nhau nhưng có kĩ năng nghị luận tốt, đảm bảo đầy đủ các ý trên vẫn cho điểm tối đa. Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho điểm. - Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm. - Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm. ĐỀ 5 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Trong tám câu hỏi sau, mỗi câu có bốn phương án trả lời A, B, C, D: trong đó có một phương án đúng. Hãy chọn một phương án đúng để viết vào tờ giấy thi. Câu 1: Thuật ngữ là những từ như thế nào? A. Là những từ có tính biểu cảm. B. Là những từ biểu thị nghề nghiệp. C. Là những từ chỉ các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp. D. Là những từ biểu thị khái niệm công nghệ, khoa học thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Câu 2: Đặt trước chủ ngữ để nêu đề tài nói đến trong câu,thường có thể thêm quan hệ từ "về" hay "đối với" đứng trước.Đó là thành phần nào? A.Chủ ngữ. B.Vị ngữ. C.Trạng ngữ. D.Khởi ngữ. Câu 3: Thành phần nào không phải là thành phần biệt lập của câu ? A.Thành phần gọi - đáp. B. Thành phần phụ chú. C. Thành phần chủ ngữ. C. Thành phần cảm thán. Câu 4: Trong câu văn: Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó. (Trích "Những ngôi sao xa xôi"- Lương Minh Khuê) có mấy cụm động từ? A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm. Câu 5: Trong câu "Gần xa nô nức yến anh ( Truyện Kiều) có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào? A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Chơi chữ. Câu 6: Tìm rồi nêu ra câu tục ngữ hoặc thành ngữ có ý nghĩa khuyên nhủ mọi người tuân thủ phương châm về chất khi nói năng. A. Nói có sách, mách có chứng. B. Nói một tấc lên trời. C. Ăn ốc nói mò. D. Nói nhăng, nói cuội. Câu 7: Đoạn văn: "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu." (Thép Mới) đã dùng phép liên kết chủ yếu nào để liên kết các câu với nhau? A. Phép đồng nghĩa. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Phép lặp. Câu 8: Câu văn: Lời gửi của văn nghệ là sự sống." (Trích "Tiếng nói văn nghệ" - Nguyễn Đình Thi), xét về kết cấu ngữ pháp, thuộc loại câu gì? A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn. Phần II: TỰ LUẬN. (8 điểm) Câu 1: (3.0 điểm): Đoạn thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí- Chính Hữu) a, Đoạn thơ trên nằm ở phần nào trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu? Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác vào năm nào? b, Hãy viết về cái hay của đoạn thơ trên? Câu 2: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tai nạn giao thông của nước ta hiện nay? - Hết- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 D D C B B A D A (Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm; đáp án sai, hoặc chọn 2 đáp án, không cho điểm) PHẦN II: TỰ LUẬN: (8.0 điểm) Câu Nội dung Mức điểm Câu 1: a, + Đây là đoạn kết của bài thơ Đồng chí. + Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. b, - Trong cảnh rừng hoang, sương muối, các anh bộ đội đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc. Trăng như đang treo trên đầu ngọn súng của các anh. Hình ảnh thơ "Đầu súng trăng treo" lung linh trong cảm hứng kết hòa hiện thực với lãng mạn, gợi lên bao liên tưởng và cảm nhận lý thú cho người đọc về: súng và trăng, gần và xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và thi sĩ... - Câu thơ cuối, bốn tiếng có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì đó lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát. - Chỉ có Chính Hữu, nhà thơ chiến sĩ mới có được phát hiện về một hình ảnh thực, kết vào thơ để trở thành một biểu tượng đẹp và đầy ý nghĩa về anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn dân tộc. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2: * Yêu cầu về kỹ năng: - HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; Luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp lý; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những yêu cầu sau theo bố cục của bài văn: a, Mở bài: - Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra. - Nhận thức của tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. b, Thân bài: * Thực trạng giao thông ở nước ta hiện nay: + Đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên cả nước, 33-34 người chết và bị thương trên 1 ngày. + Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. * Hậu quả của vấn đề tai nạn giao thông: + Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu qủa nặng nề cho cả cộng đồng. + Gây đau đớn, mất mát đau thương cho người thân và xã hội. * Nguyên nhân của vấn đề: + Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...) + Thiếu hiểu biết về các quy định ATGT (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng lòng đường...) + Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...) + Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn cáo nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. * Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu TNGT: + Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp. ngoài ra bản thân mỗi người phải tìm hiểu nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo ATGT. + Chấp hành nghiêm chỉnh về ATGT: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng, đõ đứng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng, phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư... + Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. + Tuyên truyền luật giao thông: Trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT. c, Kết bài: - ATGT là hạnh phú của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. - Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức...cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu, thực hiện những giả pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT. 5.0 điểm 0,5 điểm 4,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 0,5 điểm Lưu ý: - Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lý, thì vẫn được chấp nhận. - Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ bản thì giám khảo linh hoạt cho điểm hợp lý. ĐỀ 6. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm) Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Trong số những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ? Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng Chó treo mèo đậy Tấc đất tấc vàng Gan vàng dạ sắt Câu 2: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau: Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ. Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng. Câu 3: Trong những câu sau đây câu nào không chứa khởi ngữ? Điều này ông khổ tâm hết sức. Giàu, tôi cũng giàu rồi. C. Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp. D. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn hai mét kia mới một mình hơn cháu. Câu 4: Trong những cụm từ sau đây cụm từ nào điền vào ô trống thích hợp? “ là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của những người lính trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.” Tình cha con B. Tình đồng đội C. Tình đồng chí D. Tình bạn bè Câu 5: Trong đoạn trích sau, câu in đậm dùng để làm gì? “ Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo: - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” (Nam Cao) A. Dùng để hỏi B. Dùng để phủ định C. Dùng để bộc lộ cảm xúc D. Dùng để yêu cầu, đề nghị. Câu 6: Câu văn: “Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao.” (Lê Minh Khuê) có mấy động từ? A. Một động từ B. Hai động từ C. Ba động từ D. Bốn động từ Câu 7: Hãy chọn những nhóm từ có thể đứng trước danh từ để tạo thành cụm danh từ? một, những, các, đã một, hai, những, vài, mấy, các. những, vài, sẽ, lại, mấy. vài, mấy, quá, lắm. Câu 8: Những dòng thơ sau đây, dòng thơ nào là ẩn dụ phẩm chất? Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm. ( Minh Huệ) Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng. ( Thanh Hải) Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. ( Huy Cận ) PHẦN II: TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu: “ Chàng theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát. Bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả của tác phẩm đó là ai? Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm (không cần phân tích). 2. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”. Hãy trình bày ý kiến của em trong một đoạn văn ngắn. Câu 2 (5,0 điểm): Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn. - Hết – ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Tổng điểm cho toàn bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau Phần I: Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D D C C D B A Trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm. Trả lời sai, thừa thì không cho điểm. Phần II: Tự luận: (8.0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 (3.0 điểm) 1. Cần nêu được các ý sau: - Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương; Tác giả Nguyễn Dữ - Tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến suy yếu, các tập đoàn Lê- Trịnh-mạc tranh giành quyền biến gây ra chiến tranh loạn lạc.. - Xuất xứ: Chuyện người con gái Nam Xương thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Giá trị nội dung: Truyện có hai giá trị nội dung: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. + Giá trị hiện thực: phản ánh xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền độc đoán chà đạp lên số phận người phụ nữ; phản ánh số phận oan khuất, bế tắc của con người qua số phận người phụ nữ; những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. + Giá trị nhân đạo: Ca ngợi, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ; thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ; lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công. 2. Về nội dung cần đảm bảo các chi tiết sau: + Thái độ đánh giá của người viết về ý kiến: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo” là nhận xét đúng. + Kết thúc dù có hậu thể hiện khát vọng cuộc sống vĩnh hằng. vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác đẹp đẽ, giàu sangphần nào xoa dịu nỗi đau trong lòng người đọc + Tuy nhiên đây vẫn là kết thúc có tinh bi kịch. Bởi lẽ sự trở về của Vũ Nương chỉ là giây lát, ảo ảnh nhanh chóng tan biến đi. Hạnh phúc gia đình Vũ Nương không thể hàn gắn. Đó là bi kịch - Về hình thức: Trình bày ý kiến trong một đoạn văn vừa phải. Diễn đạt phải mạch lạc, chặt chẽ. 1.5đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.75 đ 1.5đ 0.25 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.25 đ Câu 2 (5.0 điểm) 1/ Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ và tư tưởng chung của câu tục ngữ. 2/ Thân bài: - Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ: +Uống nước hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần. + Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Bao gồm cả con người, lịch sử và truyền thống. + Nhớ nguồn là lòng biết ơn, tri ân người làm ra thành quả đó. - Nhận định đánh giá câu tục ngữ: + Khẳng định lời khuyên mà câu tục ngữ đã nêu lên là hoàn toàn đúng (học sinh phải lấy được dẫn chứng trong thực tế để chứng minh tính chất đúng đắn của câu tục ngữ.) Câu tục ngữ là lời khuyên, lời nhắc nhở con người phải sống nghĩa tình: + Ngày nay câu tục ngữ còn có nhiều lớp nghĩa: Không quên tổ tiên nòi giống, không quên những người đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ tổ quốc, không quên những người đã dạy dỗ mình. + Một đất nước, xã hội, gia đình giữ được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp. Người biết đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là người có phẩm chất tốt đẹp. + Phê phán những kể sống vô ơn bội nghĩa, không biết đến công ơn của những người đi trước. Bài học nhận thức đến hành động: + Nhớ nguồn không chỉ biết ơn, giữ gìn bảo về thành quả đã có mà bản thân mỗi người phải có trách nhiệm phát huy thành quả, làm cho thành quả ngày một sinh sôi, nảy nở để cho thế hệ sau tiếp tục thừa hưởng. + Tuổi trẻ hôm nay không ngừng rèn luyện tu dưỡng tài, đức để xứng đáng với truyền thống cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 3/ Kết bài: - Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua câu tục ngữ. - Liên hệ bản thân 0.25đ 1.0 đ 3.0 đ 0.5 đ 0.25 đ Lưu ý: - Điểm toàn bài :10/10. Người chấm căn cứ năng lực trình bày, sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt và mức độ am hiểu kiến thức của học sinh ở từng ý, từng câu để đặt điểm cho phù hợp. Có thể cho điểm lẻ ở mức 0.25 điểm, cộng điểm toàn bài giữ nguyên phần thập phân ở mức 0.25 điểm. - Trừ từ 0.25 điểm đến 0.5 điểm những bài mắc từ 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt... trở lên. ĐỀ 7 Câu 1: Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu: “ Chàng theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát. Bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả của tác phẩm đó là ai? Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm (không cần phân tích). b. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”. Hãy trình bày ý kiến của em trong một đoạn văn ngắn. Câu 2: Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.” a. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? b. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? c.Từ sự hiểu biết của em về văn bản, sự hiểu biết về xã hội, hãy nêu suy nghĩ của mình về phong cách sống của lớp trẻ hiện nay? (Viết trong khoảng một trang tờ giấy thi) b. Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc c.Nội dung cần đảm bảo các ý sau : 1.Giải thích khái niệm phong cách: Có thể hiểu đó là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng ở mỗi người hay ở một tầng lớp người nào đó. + Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh 2.Đánh giá, bàn luận : + Phong cách sống dù ở thời đại nào cũng có một nền tảng chung: Sống có lí tưởng, phù hợp với bản sắc dân tộc, thời đại + Khẳng định đa số lớp trẻ hiện nay có một phong cách , có lối sống cao đẹp: sống có lí tưởng, ứng xử có văn hóa, năng động , sáng tạo ,biểu hiện trong học tập lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong cuộc sống đời thường (dẫn chứng) +Tuy vậy còn một bộ phận không nhỏ có lối sống thục dụng, hưởng thụ 3. Bài học nhận thức và hành động: Thường xuyên rèn đức, luyện tài luôn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. ĐỀ 8 PHẦN I:Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Trong 8 câu hỏi sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ Hán -Việt? A. Thanh minh B. Giai nhâ
File đính kèm:
- bo_de_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_co_huon.doc