Bộ đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9

Câu 1:Bài thơ”Viếng lăng Bác”được viết vào năm nào?

A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977

Câu 2:Trong văn bản”Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”(Ngữ văn 9, tập 2), Vũ Khoan cho rằng việc chuẩn bị gì là quan trọng nhất?

A. Tiền của. B. Bằng cấp.

C. Chuẩn bị bản thân con người D. Địa vị xã hội.

Câu 3:Bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 đã xây dựng được một hình tượng thiên nhiên trong sáng, giản dị, giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất

nước?

A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Viếng lăng Bác.

C. Ánh trăng. D. Sang thu.

Câu 4:Hình ảnh nào sau đây không phải là ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương khi chia tay Bác để trở về miền Nam?

A. Con chim. B. Đóa hoa. C. Nốt trầm. D. Cây tre.

Câu 5:Trong câu văn:”Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.”(Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ?

A. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, B. chúng ta

C. có thể tin ở tiếng ta, D. không sợ nó thiếu giàu và đẹp.

 

doc 18 trang linhnguyen 4820
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9

Bộ đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9
i.
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích đoạn thơ sau trong bài”Mùa xuân nho nhỏ”(Thanh Hải)
”Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
(Ngữ Văn 9, tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)
--------HẾT---------
3
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 4	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?
Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh”mặt trời trong lăng”.
Chép hai câu thơ có hình ảnh”mặt trời”trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).file word đề-đáp án Zalo 0986686826
Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ”Lá lành đùm lá rách".
Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
--------HẾT---------
4
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 5
MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM:(3,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng (từ câu 1 - 11)
Câu 1:Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng về hai câu thơ:”Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
a. Ca ngợi tình yêu mẹ của người con b. Tình cảm của người con không bao giờ thay đổi c. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người d. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của mẹ.
Câu 2:Ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ”Con cò”? (Chế Lan Viên)
a. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá	b. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao
c. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt	d. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí.
Câu 3:Trong bài”Mùa xuân nho nhỏ”dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh”con chim hót”;”nhành hoa”;”nốt trầm xao xuyến”?
a. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ
b. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân
c. Là những gì bé nhỏ trong cuộc sống	d. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
Câu 4:Bài thơ”Sang Thu”(Hữu Thỉnh) được viết theo thể thơ nào?
a. Lục bát	b. Song thất lục bát	c. Ngũ ngôn	d. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 5:Bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày cuối đời, điều đó
giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm bài thơ.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 6:Sự biến đổi của đất trời”Sang thu”được Hữu Thỉnh bắt đầu cảm nhận từ:
a. Hương ổi
b. Làn sương
c. Cánh chim
d. Tiếng sấm.
Câu 7. Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ”Nói với con”là:
a. Giọng điệu trầm lắng suy tư
b. Đối thoại lồng độc thoại nội tâm
c. Hình ảnh phong phú
d. Hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm.
Câu 8:Bài thơ”Nói với con”(Y Phương) có giọng điệu như thế nào?
a. Ca ngợi, hùng hồn
b. Tâm tình, tha thiết
c. Trầm tĩnh, răn dạy
d. Sôi nổi, mạnh mẽ
Câu 9:Từ”nhỏ bé”trong câu thơ”Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”Được
dùng theo nghĩa nào?
a. Nghĩa thực
b. Nghĩa ẩn dụ
c. Nghĩa so sánh
d. Nghĩa cụ thể.
Câu 10:Bài thơ”Viếng lăng Bác”của Viễn Phương được viết năm nào:
a. Năm 1975
b. Năm 1976
c. Năm 1977
d. Năm 1978
Câu 11:Nhận xét nào sau đây nói đúng về nhà thơ Hữu Thỉnh?
a. Nhà thơ viết hay về mùa thu
b. Nhà thơ viết nhiều về nông thôn
c. Nhà thơ viết về đề tài chiến tranh
d. Nhà thơ viết hay về mùa xuân.
Câu 12:Đánh dấu × vào đứng sau những dòng thơ là hình ảnh thực:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
TỰ LUẬN:(7,0 điểm) Câu 1:(3,0 điểm)
Chép lại khổ cuối bài thơ”Viếng lăng Bác”của Viễn Phương và cho biết nội dung khổ thơ đó. Câu 2:(2,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 3:(2,0 điểm) Cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
5
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 6	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (5,0 điểm)
Bài thơ”Viếng lăng Bác”củ a Viễn Phương được coi là”mộ t thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”.
(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.
Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.
Cho câu văn:Trong bài thơ”Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)
Phần II (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bước vào thế kỉ mới, muốn”sánh vai cùng các cường quốc năm châu”thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc
nhỏ nhất.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)
Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?
Trong đoạn văn, tác giả viết:”Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những
điểm yếu".
Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?
Phần III (2,0 điểm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Với Người, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn như sau:”Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về nguyên lý và phương thức học tập của Bác.
--------HẾT---------
6
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 7	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I:Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1:Những từ ngữ được gạch chân trong các câu văn sau (Trích từ truyện ngắn”Làng”– Kim Lân, Ngữ văn 9) thuộc thành phần gì?
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. b, Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? c, Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
d, Ông cứ vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm
hết sức.
Câu 2:
a, Nêu khái niệm hàm ý.
b, Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó.
Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi”Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
Phần II:Đọc – Hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận bi ết mà cả thế giới đều thừ a nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học”thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo còn bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.
a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? của ai?
b, Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?
c, Từ nhận định trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 – 20 câu trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay. (Bài làm có đánh số thứ tự câu)
Phần III:Tập làm văn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện”Chiếc lược ngà”(SGK Ngữ văn 9 - Tập 1) của Nguyễn Quang Sáng.
--------HẾT---------
7
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 8	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I:(3,0 điểm)
Mở đầu bài thơ Thanh Hải viết:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.”
Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy trong văn cảnh?
Chép 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”?
Trong chương trình Ngữ văn 9, có bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa. Chép nguyên văn những câu thơ mang hình ảnh đó? Cho biết đó là bài thơ nào, của ai?
Phần II:(7,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Viết 1 đoạn văn diễn dịch (từ 10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về những phẩm chất cao đẹp của”người đồng mình”. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối. (Gạch chân từ ngữ thực hiện phép nối).
Từ những phẩm chất cao đẹp của”người đồng mình”trong văn bản trên, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay?
--------HẾT---------
8
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 9	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Đọc kĩ câu văn sau và trả lời các câu hỏi:
Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng:Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
(Ngữ văn 7 - Tập 2)
Câu 1:(1,0 điểm)
Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2:(1,5 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
Câu 3:(1,0 điểm)
Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
Câu 4:(1,0 điểm)
Văn bản thể hiện ý nghĩa gì?
Câu 5:(1,5 điểm)
Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên?
Câu 6:(1,0 điểm)
Tìm thành phần trạng ngữ có trong câu văn trên và nêu tác dụng của trạng ngữ?
Câu 7:(1,0 điểm)
Hãy chỉ ra câu chủ động có trong thành phần câu văn trên và chuyển thành câu bị động?
Câu 8:(2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nói về đức tính giản dị trong đó có sử dụng câu đặc biệt và thành phần trạng ngữ. Gạch chân dưới câu đặc biệt và trạng ngữ đó.
--------HẾT---------
9
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 10	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (6,0 điểm)
Một bạ n học sinh đã giới thiệu nhà thơ Thanh Hải và bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”bằng đoạn văn sau. Hãy nhận xét và sửa lại các lỗi về kiến thức, từ và câu mà bạn mắc phải (chú ý giữ nguyên ý và hạn chế thêm bớt từ).
Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Thanh Hải. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉ nh Thừa Thiên - Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Mĩ. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở nước ta từ những ngày đầu. Bài thơ”Mùa xuân nhỏ nhỏ”được viết tháng 11 năm 1978 trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà văn.
Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là”Mùa xuân nho nhỏ”. Nhan đề đó có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì?
Hãy chép lại đoạn thơ có 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ cùng tên của Thanh Hải.
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong các câu thơ đã chép ở mục b, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân dưới câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp).
Phần II (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. (2) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (3) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời
sống chung quanh.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Chỉ ra 02 phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên.
Chọn một tác phẩm mà em yêu thích (trong chương trình Ngữ văn THCS) để nêu ngắn gọn, khái quát nội dung hiện thực (ghi lại cái đã có) và điều gửi gắm (gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ) của tác giả.
2. Có câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Đại bàng mẹ sinh được hai đại bàng con. Thấy con đã lớn, đại bàng mẹ dạy con tập bay ở đỉnh núi. Hai đại bàng con nghe lời mẹ dạy, say sưa luyện tập, lúc bổ nhào xuống, lúc bay vút lên cao. Một con quạ thấy vậy hỏi đại bàng mẹ:
- Sao chị huấn luyện cho bọn trẻ ở nơi cao nguy hiểm thế này? Đại bàng mẹ trả lời:
- Nếu ta chỉ dạy chúng ở dưới thấp thì khi lớn, chúng làm sao đủ dũng khí bay lên cao được.
Hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về cách dạy con của đại bàng mẹ trong câu chuyện trên và việc rèn luyện của mỗi con người.
--------HẾT---------
10
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 11	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I:5,0 điểm
Cho câu thơ:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cu ối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được tác giả gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để viết 1 đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 - 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng phép thế. (Gạch chân)
Phần II:5,0 điểm
Lời tâm tình tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương nói với con được thể hiện trong những câu thơ sau:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
(Nói với con – Y Phương)
1. Trong câu thơ:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?
Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?
Từ những phẩm chất cao đẹp của”người đồng mình”trong văn bản:”Nói với con”, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay?
--------HẾT---------
11
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 12	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1:(2 điểm)
Tác phẩm”Những ngôi sao Xa xôi”(Lê Minh Khuê) và ''Chiếc lược ngà'' (Nguyễn
Quang Sáng) đã sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể truyện trong văn bản trên là ai?
Câu 2:(2 điểm)
Nêu ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh trong truyện ngắn”Bến Quê”của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Câu 3:(6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn trình bày theo lối T - P – H nêu cảm nhận của em về nhân vật Phượng Định trong truyện”Những ngôi sao Xa xôi”của nhà văn Lê Minh Khuê trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ, phụ chú.
--------HẾT---------
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 13	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I:Đọc - hiểu (4,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc:Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5) Câu 1 (0,5 điểm):Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2 (1,0 điểm):Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3 (1,5 điểm) :Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?
“Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
Câu 4 (1,0 điểm):Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
Phần II:Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Phần cuối câu chuyện”Lỗi lầm và sự biết ơn”(SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết:”Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên.
--------HẾT---------
13
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 14	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (4.5 điểm):
Cho đoạn văn:
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả.
Hãy diễn đạt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
Chép lại và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn văn.
Một số sự kiện văn hóa, thể thao gần đây cũng đã tác động tích cực đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và với mỗi người. Hãy chọn và trình bày suy nghĩ của em về một trong những sự kiện đó bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi).
Phần II (5.5 điểm):
Trong tác phẩm “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu có viết:“con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình ”, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng có một câu thơ có từ “chùng chình”.
Chép thuộc khổ thơ có từ “chùng chình” trong bài thơ của Hữu Thỉnh.
So sánh sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “chùng chình” trong hai trường hợp trên.
Trong khổ thơ em chép, tác giả có sử dụng câu có thành phần biệt lập. Hãy chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập đó trong việc biểu đạt nội dung.
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có dùng thành phần khởi ngữ và phép thế (xác định rõ) để làm sáng tỏ chủ đề:khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép.
Chúc các em làm bài tốt!
14
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
ĐỀ 15	MÔN: VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề 01
Câu 1:(1đ) Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là:Mùa xuân nho nhỏ. Nhan đề đó gợi cho em suy nghỉ gì?
Câu 2:(1đ) Tìm và chỉ ra phép liên kết trong đoạn trích sau ?
“ Hay là quay về làng? Vừa chớm nghỉ như vậy, lập tức ông đó phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa.”
(Làng - Kim Lân)
Câu 3:(1đ) Nêu yêu cầu nội dung và hình thức của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Câu 4:(7 đ) Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài “Sang thu” (Hữu Thỉnh).
Đề 02
Câu 1:(1

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9.doc