Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 ngữ liệu ngoài chương trình

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

 Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc. chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

 (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc. chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?

 

doc 86 trang linhnguyen 6460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 ngữ liệu ngoài chương trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 ngữ liệu ngoài chương trình

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 ngữ liệu ngoài chương trình
=>Một lão nông thương con hết mực
      - Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ: Trong “Trong lòng mẹ”, bé Hồng:
+ Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi một lá thư, một đồng quà
+ Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình
=> Yêu thương mẹ hết mực.
      - Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết. Trong “Bức tranh của em gái tôi”, Kiều Phương là một cô bé:
+ Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh
+ Coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất, chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh của mình.
=> Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.
      -  Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn từ đó. Chị Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) là con người”
+ Rất mực thương chồng, con.
+ Không ngần ngại van xin cho chồng, cãi lý với người nhà lý trưởng để tránh đòn cho chồng, đánh nhau với cai lệ và người nhà lý trưởng để bào vệ chồng.
=> Hi sinh mình vì chồng
   b. Tình cảm xã hội
      - Bạn đến chơi nhà: tình cảm bạn bè cao khiết và niềm hạnh phúc khi có bạn thể hiện ở câu thơ cuối
      - Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, Thái y lệnh họ Phạm:
+ Trái lệnh vua để cứu giúp người bệnh nặng trước
+ Tích nhà, lương thực để giúp đỡ những người bệnh người khó
=> Một lương y hết lòng vì người dân
      - Trong “Tắt đèn”, bà lão hàng xóm cho gia đình chị Dậu một nắm gạo. Một nắm gạo tưởng chừng rất ít nhưng đối với gia đình chị Dậu một nắm gạo ấy là rất quý vì cả gia đình nhịn ăn từ sáng và anh Dậu thì đang ốm nặng.
      - Trong “Chiếu dời đô”: Lí Công Uẩn muốn đất nước giàu mạnh, muôn dân dược no ấm, an hưởng thái bình, 
      - Trong ca dao, tục ngữ có nhiều câu nói lên tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau của những con người không cúng huyết thống, là một truyền thống lâu đời của dân tộc.
2. Văn học dân tộc phê phán những con người vô tình, độc ác.
       a.  Sự thờ ơ với người ngoài:
- Quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”:
+ Hộ đê bằng một ván bài tổ tôm.
+ Khi đê vỡ: mặc cho " kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn", hắn ta hạnh phúc, sung sướng vì thắng ván bài to.
- Vợ ông giáo trong “Lão Hạc” lạnh lùng thờ ơ với hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc. Thể hiện ở câu: " Lão ấy ngu thì cho lão ấy chết......"
- Bọn thực dân trong “Thuế máu”:
+ Độc ác tàn nhẫn của các tên quan đối với những người dân thuộc địa.
+ Ép đi lính
+ Coi người lính bản xứ như lũ lợn (sau chiến tranh) 
      b.  Trong gia đình
- Mụ dì nghẻ trong “Tấm cám” đối xử tàn nhẫn, nhiều lần lập mưu hãm hại Cám, kết cục của mụ vô cùng bi thảm.
- Người anh trong “Cây khế” đối xử tàn nhẫn với người em, tham lam nên phải gánh chịu hậu quả, 
III. Kết bài: Khẳng định vấn đề
ĐỀ 14:
PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN 
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện.Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 cây số.Khi bước ra khỏi xe,anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
 - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở-nhưng cháu chỉ có 75 xu, trong khi giá một bông đến 2 đôla.
 Anh mỉm cười và nói với nó:
 - Đến đây ,chú sẽ mua cho cháu.
 	Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi tặng mẹ anh. Xong xuôi,anh hỏi cô bé có cần đi xe về nhờ không.Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
 - Dạ chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang,nơi có một phần mộ mới vừa đắp.Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong,nó ân cần đặt bông hồng lên mộ.
Tức thì,anh quay lại tiệm bán hoa,hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp.Suốt đêm đó,anh đã lái mạch 300 cây số về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.
(trích “Quà tặng cuộc sống”)
Câu 1: Nhan đề nào cho phù hợp với câu chuyện trên? 
Câu 2: Điều gì đã làm anh thanh niên hủy dịch vụ điện hoa để tự mình mang hoa về tặng mẹ? 
Câu 3: Ai gặp cô bé cũng sẽ hành động như thanh niên (mua hoa và chở cô bé đến mộ). Em có đồng ý như vậy không? Giải thích câu trả lời. 
Câu 4: Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng một trang giấy thi về bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản trên. 
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN 
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em.
---------------------------HẾT---------------------------
I. Đọc – hiểu
1
Nhan đề nào cho phù hợp với câu chuyện trên?
Bông hồng tặng mẹTình mẫu tửTình mẹ 
2
Điều gì đã làm anh thanh niên hủy dịch vụ điện hoa để tự mình mang hoa về tặng mẹ?
Từ hành động của cô bé , chàng trai đã huỷ dịch vụ điện hoa để muốn tận tay tặng mẹ đoá hoa à trân trọng tình mẹ khi mẹ còn sống
3
Ai gặp cô bé cũng sẽ hành động như thanh niên (mua hoa và chở cô bé đến mộ). Em có đồng ý như vậy không? Giải thích câu trả lời.
Hành động như chàng trai: đó là cách ứng xử của tình thương
4
Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng một trang giấy thi về bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản trên.
Giới thiệu vấn đề: tình mẫu tử, tình thương, lòng nhân ái của con người 
Giải quyết vấn đề: 
-Nhận thức: 	nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống 
trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng 
- Hành động: Hãy yêu mẹ và về với mẹ khi đang có thể 
 Biết hạnh phúc với những gì mình đang có 
Kết thúc vấn đề: tóm lại, liên hệ bản thân
II. Làm văn
1
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em.
à Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ.
a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con:
- Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.
- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.
- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua
 Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương.
	b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:
- Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.
- Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.
- Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.
 Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.
Vai trò của tình mẫu tử:
- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con.
- Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.
- Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.
- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con.
c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình.
ĐỀ SỐ 15
Câu 1 : (3,0 điểm)
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe đổ cơn mưa giữa trời
 (Trần Đăng Khoa)
Xác định thể thơ của đoạn văn bản trên? Cho biết phương thức biểu đạt ở đây là gì?
Hãy đặt nhan để cho đoạn thơ. Vì sao em đặt nhan đề đó?
Xác định một phép tu từ và một từ tượng thanh có trong đoạn thơ .
Câu 2 : 
	Viết một đoạn văn bản nghị luận ngắn khoảng 10-15 câu nói về lòng biết ơn .
Câu 3: 
	Gia đình là nơi em được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của cha mẹ. Hãy viết một bài văn kể chuyện về một việc làm mà em đã khiến cha mẹ vui lòng.
GỢI Ý:
Câu 1
1
Xác định thể thơ của đoạn văn bản trên? Cho biết phương thức biểu đạt ở đây là gì?
- Thể thơ: lục bát 
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm trữ tình 
2
Hãy đặt nhan để cho đoạn thơ. Vì sao em đặt nhan đề đó?
Nhan đề: Nghe thầy đọc thơ – Tiếng thơ của thầy 
Vì đây là chủ đề, nội dung chính của cả đoạn thơ
3
Xác định một phép tu từ và một từ tượng thanh có trong đoạn thơ.
- Phép tu từ: nhân hoá “trăng thở động tàu dừa”; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “tiếng thơ đỏ nắng xanh cây” 
- Từ tượng thanh: rào rào. 
Câu 2
Viết một đoạn văn bản nghị luận ngắn khoảng 10-15 câu nói về lòng biết ơn.
I. Mở bài
– Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam.
– Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
II. Thân bài
1. Giải thích:
– Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.
2. Đưa ra các biểu hiện:
Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn?
+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
+ Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon.
+ Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác.
+ Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
+ Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam.
- Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.
- Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– Uống nước nhớ nguồn.
– Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. 
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Phê phán những con người có hành động vô ơn, bạc nghĩa.
– Dẫn chứng:
+ Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.
+ Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, ...
III. Kết bài
– Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
– Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.
– Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể
Câu 3
Gia đình là nơi em được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của cha mẹ. Hãy viết một bài văn kể chuyện về một việc làm mà em đã khiến cha mẹ vui lòng.
I. MỞ BÀI
-     Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.
-      Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.
II. THÂN BÀI
* Hoàn cảnh
-     Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.
-     Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.
-           Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.
-           Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.
-           Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.
Giúp bà qua đưòng
-     Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?
-           Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.
-     Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.
-           Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.
-     Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
-           Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.
-      Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.
-     về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.
-           Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.
III. KẾT BÀI
-     Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
-     Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.
ĐỀ 16: 
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]
 (Vũ Quần Phương)
Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em đã học. 
Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? 
Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: 
“Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay.”
Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. 
PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. Từ nội dung văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập.
Câu 2. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
Phần II. Đọc – hiểu văn bản
1
Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em đã học. 
- Tác giả của bài thơ “Ông đồ” là Vũ Đình Liên 
- Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới: “Nhớ rừng” +“Quê hương” 
2
Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? 
- HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn tỏ ra hiểu đúng “một thời tàn” là khi Hán học suy tàn, các nhà nho (những ông đồ) từ chỗ là nhân vật trung tâm bỗng bị cuộc đời bỏ quên. 
- Số phận ông đồ trong thời buổi ấy thật đáng thương, tội nghiệp. 
3
Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: 
“Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay.”
Tên biện pháp tu từ: so sánh 
Tác dụng: ca ngợi tài năng viết chữ của ông đồ 
4
Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. 
HS có thể trình bày theo cảm nhận của mình theo nhiều cách nhưng cần nêu được các ý sau:
- Bài học về lòng yêu thương con người, sự quan tâm đối với những người xung quanh ta. 
- Sự trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc 
Phần II. Tạo lập văn bản
1
Từ nội dung văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập.
Từ nội dung văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập.
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề học tập.
Thân bài: (Lần lượt trình bày ý kiến về các khía cạnh của vấn đề)
Thế nào là học tập?
Mục đích của việc học?
Nội dung học tập?
Ý nghĩa/ Tác dụng của việc học đối với bản thân, gia đình, xã hội..
Phương pháp (Học ai? Học ở đâu? Học như thế nào? Phê phán những phương pháp học sai, những người có quan niệm sai lầm về việc học)
Kết bài:
Khẳng định nội dung vấn đề nghị luận.
Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân.
2
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
1. Mở bài :
- Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài.
- Cảm xúc, ấn tượng chung.
2. Thân bài : 
* Nguồn gốc, xuất xứ
- Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
- Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
- Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
+ Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân.
+ Sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> là áo tứ thân và ngũ thân => áo dài đã có từ rất lâu.
* Hình dáng
- Cấu tạo
+ Áo dài từ cổ xuống đến chân
+ Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
+ Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
+ Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
+ Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
+ Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
+ Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
+ Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
+ Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
+ Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
- Chất liệu vải: Phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm
- Màu sắc: sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm
* Ý nghĩa: 
- Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt. 
- Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, trở thành quốc phục, là biểu tượng của

File đính kèm:

  • docbo_de_doc_hieu_ngu_van_lop_8_ngu_lieu_ngoai_chuong_trinh.doc