Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 ngoài ngữ liệu chương trình

 Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

 Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc. chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc. chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?

 

docx 203 trang linhnguyen 18/10/2022 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 ngoài ngữ liệu chương trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 ngoài ngữ liệu chương trình

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 ngoài ngữ liệu chương trình
rường chỉ hành động của tay: vuốt ve, gãi
- Trường chỉ bộ phận cơ thể người: long, bầu sữa, bàn tay, trán, cằm, lung
3
- Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, sẵn sàng hi sinh bảo vệ nhau, đó là một tình cảm thiêng liêng, cao quý
- Biểu hiện của tình mẫu tử
- Ý nghĩa tình mẫu tử:
+ Là nơi nương tựa, giúp ta vượt qua mọi sóng gió
+ Là nơi tiếp cho ta them động lực, sức mạnh.
+
- Trách nhiệm bản thân với gia đình, cha mẹ
ĐỀ 8: 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:
    - Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.
    Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...”
 (Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Câu 3: Tìm trong đoạn văn trên một trường từ vựng và gọi rõ tên trường từ vựng ấy.
Câu 4: Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với mẹ
GỢI Ý
Câu
Nội dung
1
 Thể loại: hồi ký (được viết năm 1938)
PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
2
Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
Người kể: chú bé Hồng
Tác dụng của ngôi kể: 
+ Giúp nhân vật chú bé Hồng có thể trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình
+ Làm câu chuyện trở nên chân thực hơn
3
- Trường chỉ hành động của tay: vuốt ve, gãi
- Trường chỉ bộ phận cơ thể người: long, bầu sữa, bàn tay, trán, cằm, lung
4
Mở bài
Giới thiệu kỉ niệm sấu sắc của em với mẹ và cảm xúc, ấn tượng của em về kỉ niệm đó
2. Thân bài: Kể kỉ niệm theo trình tự, đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm
Hoàn cảnh
 Ngày tôi còn là một cô bé học lớp 4, vì ham chơi nên kết quả học tập của tôi sa sút. Đã nhiều lần tôi nhận từ cô giáo những điểm dưới trung bình mà không hề nói cho bố mẹ. Hôm ấy cô giáo đã trao đổi với mẹ về tình hình học tập của tôi (sau này nghe mẹ kể với tôi như vậy). 
Diễn biến
 Trưa hôm ấy sau khi đi chơi về tôi thấy mẹ đã đợi sẵn ở cửa nhà mẹ tôi hỏi: 
- Con đi đâu mà giờ mới về nhà?
  Tôi trả lời ấp úng:
- Con con sang nhà Dương chơi tiện thể hỏi bài bạn ấy.
 - Con đi vào nhà mẹ có chuyện muốn nói với con.
 Bước vào nhà, ngồi đối diện với mẹ, mẹ hỏi tôi rất nhiều chuyện trên trường lớp:
- Dạo này con học hành thế nào, ở lớp có gì mới không? Những bài kiểm tra gần đây của con sao không đưa cho mẹ xem?
 Tôi bắt đầu thấy lo lắng, tôi nghĩ rằng mẹ đã biết chuyện gì đó nhưng có vẻ mẹ không giận nên tôi đánh liều nói dối:
Con học vẫn thế  mẹ ạ, ở lớp con vẫn là học sinh giỏi vẫn luôn được điểm cao.
 Mẹ nhìn tôi hồi lâu rồi lặng lẽ vào phòng. Tôi vẫn nghĩ mẹ chưa biết chuyện gì nên vẫn rất thản nhiên. 
         Từ hôm đấy mẹ khác hẳn, khuôn mặt mẹ buồn rầu ủ rũ, không còn vui vẻ như thường ngày. Mẹ bắt đầu không tập trung khi làm việc, tôi có cảm giác mẹ luôn nghĩ ngợi. Mẹ không cần tôi giúp đỡ việc nhà, mẹ bắt đầu ít nói chuyện và tâm sự với tôi. Tối hôm ấy, tôi tình cờ thấy mẹ khóc, hình như mẹ đang gọi điện cho bố. Bố tôi đi làm xa nên ở nhà chỉ có hai mẹ con, vào những lúc rảnh rỗi bố tôi hay gọi điện về nhà hỏi về tình hình sức khỏe hai mẹ con và việc học tập của tôi ở trường. Hôm nay mẹ tôi gọi cho bố vừa nói vừa khóc:
 - Anh ơi con mình nó nói dối em, cô giáo bảo dạo này nó học kém lắm mà em hỏi nó nói dối em anh ạ, em buồn lắm! Hay là do em không biết dạy con hả anh?
 c. Kết quả
 Nghe đến đây, lòng tôi trùng lại, xót xa ân hận vô cùng. Tôi chạy vào ôm chầm lấy mẹ, tôi đã xin lỗi mẹ và thú nhận tất cả mọi việc là do tôi ham chơi, không chú ý học hành. Mẹ thấy vậy ôm tôi vào lòng, hai mẹ con khóc. Mẹ tôi âu yếm:
- Không sao con ạ, biết nhận lỗi như vậy là tốt. Con có thể học không giỏi nhưng đừng bao giờ nói dối mẹ, con nhé!
 d. Sự thay đổi bản thân
 Kể từ lần ấy, tôi luôn luôn cố gắng học tập thật tốt và kết quả của tôi đã tiến bộ rõ rệt, cô giáo gọi điện cho mẹ và đã khen tôi, mẹ tôi rất vui. Cũng kể từ ấy, tôi không bao giờ nói dối mẹ nữa, vì tôi muốn lúc nào mẹ tôi cũng luôn nở một nụ cười thật tươi.
3. Kết bài: Nêu cảm xúc và lời hứa sau sự việc
        Mọi chuyện đã qua rất lâu rồi nhưng tôi luôn nhớ mãi. Lần mắc lỗi đó cũng có thể để coi là một bài học học mà tôi rút ra được từ sai lầm của mình. Nó giúp tôi trưởng thành và nỗ lực hơn. Tôi hứa sẽ không bao giờ tái phạm thêm một lần nào nữa.          
ĐỀ 9: Cho đoạn trích:
Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không!Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Câu 1: Xác định tên văn bản, tác giả, phương thức biểu đạt.
Câu 2: So sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong đoạn trích.
Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn(5- 6câu) bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ.
GỢI Ý
Câu
Nội dung
1
 - Tên văn bản, tác giả: Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng
 - Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
2
So sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong đoạn trích:
- Giống nhau: đều là từ đồng nghĩa chỉ người sinh ra tôi
- Khác nhau:
+mẹ : Từ toàn dân,lời kể của tác giả, đối tượng là độc giả
+mợ : Biệt ngữ xã hội, lời thoại của chú bé Hồng, người nghe là người cô
3
Nêu nội dung đoạn trích và viết đoạn văn:
      - Nội dung: Tấm lòng yêu thương mẹ kiên định của chú bé Hồng trước những rắp tâm chia rẽ tình mẫu tử của người cô.
Viết đoạn văn ngắn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.
ĐỀ 9B:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
 Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
a. Xác định trong đoạn trích câu văn có sử dụng tình thái từ cầu khiến.
b. Tìm trong đoạn trích các từ láy tượng hình và tượng thanh.
c. Xét về mặt cấu tạo, câu “Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.” thuộc kiểu câu gì?
d. Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có tác dụng gì?
GỢI Ý:
a. Câu văn có sử dụng tình thái từ cầu khiến: Con nín đi! 
b. Các từ láy tượng hình và tượng thanh: chầm chậm, hồng hộc, nức nở, sụt sùi.
c. Câu ghép
d. Dấu hai chấm có tác dụng: đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.
ĐOẠN TRÍCH «TỨC NƯỚC VỠ BỜ»
ĐỀ 10:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
“ - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông Lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên :
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận;
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...
Người nhà lý trưởng hết cơn lặng cá, lóp ngóp bò dậy hắn chỉ vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa.” 
(Theo Ngô Tất Tố)
Câu 1:
a. Nêu xuất xứ, nội dung đoạn trích?
b. Nêu tóm tắt đoạn trích?
Câu 2: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích?
Câu 3: Gọi tên các từ in đậm trong mỗi câu sau và nêu tác dụng của chúng.
a. - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
b. - U nó không được thế!
Câu 4: Xác định cấu tạo của câu văn sau và cho biết đó là kiểu câu nào? Ý nghĩa nội dung câu có quan hệ như thế nào?
 “Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.”
Câu 5:
Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn.”
a. Trong câu có dùng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
b. Hãy tìm thêm 5 thành ngữ có cách nói như “Nhanh như cắt”?
Câu 6:
Từ sự việc trong đoạn trích, hãy vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm viết bài văn kể lại sự việc bằng ngôi kể khác.
GỢI Ý:
1
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
- Nội dung: Sự phản kháng tiềm tàng của chị Dậu.
- Tóm tắt: 
Chị Dậu túm lấy cai lệ ấn dúi ra cửa. Người nhà lí trưởng định xông vào nhưng rồi cũng bị chị túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm. Anh Dậu hết lời khuyên lơn vợ nhưng chị Dậu nhất quyết vùng dậy, quyết: “Thà ngồi tù”.
2
- Tên cai lệ " Rút dây thừng trong tay anh hậu cần lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu anh ra đình". Tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng cũng như nhân phẩm chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ chỗ nhún mình chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Con giun xéo mãi cũng quằn, bị dồn tới bước đường cùng người nông dân phải tự giải thoát cho mình.
3
- Ngay: Trợ từ
- Thế: đại từ
4
- Kiểu câu ghép.
- Ý nghĩa nội dung: Các vế trong câu ghép có quan hệ nối tiếp thể hiện qua từ “rồi”
5
- BPTT: Nói quá
+ Tác dụng : Nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Nhấn mạnh hành động nhanh nhẹn, dứt khoát của nhân vật
- Thành ngữ tương tự: Chậm như rùa; Dữ như cọp; Đen như gỗ mun; Đỏ như son; nhanh như chớp.
6
Đóng vai nhân vật chị Dậu kể lại.
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, đoạn trích Tức nước vỡ bờ và nhân vật chị Dậu.
2. Thân bài
a. Bối cảnh
Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế.
Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất.
Hành động: bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế và chăm sóc người chồng bị đánh.
b. Cuộc vùng dậy của người đàn bà
Bối cảnh: chăm sóc chồng bị thương nặng, người nhà lí trưởng ùa tới đòi bắt chồng đi đánh dù anh mới bị chúng đánh bị thương nặng từ hôm qua vì thiếu sưu.
Hành động: ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, van xin chúng đừng đánh, đừng bắt chồng mình đi. Lúc sau không thể chịu được sự hống hách, hách dịch của bọn cai lệ nên đã đánh trả chúng.
→ Những hành động bộc phát vì quá sức chịu đựng vừa thể hiện tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng, vừa tố cáo tội ác của xã hội phong kiến.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
ĐỀ 11: Đọc và trả lời câu hỏi: 
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng :
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trường sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...
Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào của ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì? Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào?
Câu 3: Nhà văn đã xây dựng mấy tuyến nhân vật? CHỉ ra những nhân vật đại diện cho từng tuyến nhân vật đó.
Câu 4: Nết đẹp nổi bật của chị Dậu trong đoạn trích
Cậu 5: Từ thái độ và hành động của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích trên, em hiểu thế nào về nhan đề "Tức nước vỡ bờ".
GỢI Ý:
1
Trích từ văn bản “Tức Nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
2
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Thể loại : Tiểu Thuyết
3
Đoạn trích có hai tuyến nhân vật:
Loại nhân vật thấp cổ bé họng: gia đình chị Dậu
Loại nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị : Cai lệ và đám người nhà lí trưởng.
4
- Yêu thương chồng
- Có tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân hiền lành, chất phác
5
Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.
Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.
ĐỀ 12: Đọc và trả lời câu hỏi:
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu?
Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất...
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Câu 1: Xác định các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Đoạn trích trên được viết vào thời gian nào? Thuộc trào lưu văn học giai đoạn nào của văn học Việt Nam?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ nói quá trong đoạn trích?
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng (8 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố? Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và dấu hai chấm. (Gạch chân câu ghép, dấu hai chấm)
Câu 5: Tìm tác phẩm có cùng chủ đề về người nông dân có trong đoạn trích trên, nêu rõ tên tác giả.
GỢI Ý:
1
- Tình thái từ là: à, không,.
2
- Trước năm 1945, thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán.
3
- Nói quá: - Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
4
* Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:
- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.
- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.
- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.
* Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai
- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:
+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục
+  Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.
-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.
5
- Văn bản cùng chủ đề:
+ Lão Hac – Nam Cao
ĐỀ 13:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
	- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
	- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
	- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
	- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
 (Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? 
Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? 
Câu 3: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.
Câu 4: Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào?  
GỢI Ý
Câu
Nội dung
1
 Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng: đánh dấu lời đối thoại 
2
Đoạn trích kể theo ngôi thứ ba
Dấu hiệu chính: Người kể giấu mình, gọi tên nhân vật bằng tên của họ
Đoạn văn chuyển sang ngôi kể thứ nhất theo lời của chị Dậu:
 Tên cai lệ không thương tình hoàn cảnh éo le của gia đình tôi mà cứ sấn sổ tới đòi đánh trói chồng tôi. Lúc này, thương chồng, tôi vội vã đặt đứa con xuống phản rồi chạy tới van xin mong cai lệ thương tình nhưng vừa van xin thì hắn ra bộ hách dịch, vừa nói vừa quát rồi thẳng tay bịch luôn vào ngực tôi mấy cái thật đau. Tôi vẫn cam chịu nhưng hắn tiến lại đòi bắt chồng tôi. Lúc này nỗi uất hận dâng lên, không chịu được sự nhẫn tâm của tên lòng lang dạ thú đó tôi chẳng nghĩ đến phận mình, tôi kháng cự lại: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Ngay lúc đó tên cai lệ nhảy lên tát vào mặt tôi rồi lại xăm xăm tới chỗ chồng tôi. Không còn kìm nén được cơn thịnh nộ, tôi nghiến hai hàm răng lại “ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa. 
3
Ở phần dầu của đoạn trích do có sự cách biệt về địa vị, hoàn cảnh, thái độ, tính cách giữa các nhân vật cho nên cách xưng hô cũng rất cách biệt.
 + Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng lại đang thiếu sưu nên phải hạ minh, nhịn nhục, xưng hô là cháu, nhà cháu - ông.
 + Còn cai lệ, người nhà lí trưởng cậy quyền, cậy thế nên rất hống hách, xưng hô là ông - thằng kia, mày.
Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông, dấu hiệu của sự phản kháng. 
Sau đó, không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù và chuyển sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị
4
- Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em.
- Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.
- Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi.
ĐỀ 14:
Câu 1. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố). 
Câu 2. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau (trích từ tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố):
a) Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
b) Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
c) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
d) Rồi chị túm 

File đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_ngu_van_lop_8_ngoai_ngu_lieu_chuong_trinh.docx