Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 6 ngoài chương trình

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (.) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2. (1 điểm): Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản?

Câu 3 (1 điểm): Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì?

Câu 4. (0,5 điểm): Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường .

 

docx 10 trang linhnguyen 3840
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 6 ngoài chương trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 6 ngoài chương trình

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 6 ngoài chương trình
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN KỲ 2
ĐỀ 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2. (1 điểm): Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? 
Câu 3 (1 điểm): Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? 
Câu 4. (0,5 điểm): Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường .
ĐỀ 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
... Trời vừa sẩm tối, màn đêm như một tấm lụa khổng lồ đang dần dần phủ xuống, bao trùm lên vạn vật, gió nhè nhẹ thổi, cây lá đu đưa thầm thì trò chuyện. Bầu không khí trở nên mát mẻ. Một lúc sau trăng mới từ từ nhô lên. Mặt trăng tròn vành vạnh như cái đĩa trắng tuôn ánh sáng xuống mặt đất. Cảnh vật được khoác lên mình một tấm áo dát vàng...
 (Bảo Ngọc, Đêm trăng)
Câu 1: (1điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: (1điểm): Chỉ ra hình ảnh so sánh có trong đoạn trích.
Câu 3: (2 điểm): Nội dung chính của đoạn trích ?
PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Do không biết bảo vệ môi trường sống nên dẫn đến hạn hán, lũ lụt . Em đã từng chứmg kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
4,0
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Miêu tả
1,0
Câu 2.
- Hình ảnh so sánh: Màn đêm như một tấm lụa khổng lồ.
- Mặt trăng tròn vành vạnh như cái đĩa trắng tuôn ánh sáng xuống mặt đất.
1,0
Câu 3.
- Nội dung: Đoạn văn tả một đêm trăng đẹp thông qua đó tác giả bộc lộ tình yêu đối với thiên nhiên.
2,0
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
6,0
 a.Đảm bảo cấu trúc bài văn : Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 
0,5
 b. Xác định đúng đối tượng miêu tả, thời điểm miêu tả
0,5
c. Triển khai trình tự miêu tả đối tượng, vận dụng kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm.
Giới thiệu trận lụt khủng khiếp đó
- Cảnh trời mưa ngày đêm
- Cảnh nước đổ từ trên đồi núi xuống
- Cảnh nước ở sông, hồ, khe, suối dâng lên.
- Ngập lụt nhà cửa, trâu, bò, gà, lợn,...
- Cảnh lúc mọi người chạy lụt...
Suy nghĩ của em về cảnh tượng đó.
4,0
0,75
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
 0,75
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, cách miêu tả có điểm nhấn về một hình ảnh...
0,5
Đề 3
I. ĐỌC – HIỂU ( 4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng xanh biếcCó quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.
 	 (Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? ( 1 điểm)
Câu 2: Chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong đọan trích ? ( 1điểm)	
Câu 3: Nêu tác dụng của các phép so sánh trong đoạn trích? (2 điểm) 
Phần II. LÀM VĂN (6 điểm)
Tả cảnh cánh đồng lúa chín quê em vào buổi sáng đẹp trời./
 HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giáo viên nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
	PHẦN ĐỌC HIỂU	4.0
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính : miêu tả
 1.0
Câu 2.
Học sinh trình bày được một trong các hình ảnh so sánh sau:
+ Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
+ Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. 
+ Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt”
1.0
Câu 3
Tác dụng : Làm nổi bật cách biển khơi ở các thời điểm khác nhau. Tạo nên một bức tranh sinh động hấp dẫn. 
2.0
PHẦN LÀM VĂN
Viết bài văn tả cảnh
 6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 
 0.5
b. Xác định đúng đối tượng miêu tả, thời điểm miêu tả
0.5
c. Triển khai trình tự miêu tả đối tượng, vận dụng kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm.
4.0
* Giới thiệu cảnh cánh đồng lúa chín quê em vào buổi sáng đẹp trời.
 Không gian: nắng vàng rực rỡ, không khí trong lành, mùi thơm lúa chín
* (Tả từ xa đến gần cảnh cánh đồng lúa chín vào buổi sáng)
- Nhìn từ xa: Làn sương mờ ảo bao phủ, chập chờn. Những con đường nhỏ dọc bờ ruộng uốn cong như dải lụa. Đồng lúa như tấm thảm nhung vàng óng
- Đến gần: Bông lúa trĩu hạt, cong oằn, ngả đầu vào nhau. Lá lúa lấp lánh sương đêm. Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua. Mùi hương lúa mới phảng phất. Hơi nước ruộng bốc lên man mát. Tiếng chim chiền chiện lảnh lót trên cánh đồng. Những chú cò trắng đứng ngẩn ngơ trên bờ ruộng. Thấp thoáng bóng người tháo nước, be bờ. Nước róc rách chảy vào ruộng lúa. Từng tốp người kéo ra đồng, chuẩn bị cho một ngày lao động.
- Vai trò của cánh đồng lúa chín đối với quê hương em
- Cảm nhận chung về cảnh cánh đồng lúa chín quê hương em. 
* Nói lên suy nghĩ của em về hình ảnh cánh đồng lúa chín quê em 
0.5
1.0
1.0
0.5
0.5
0.5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, cách miêu tả có điểm nhấn về một hình ảnh...
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0.5
ĐỀ 4
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”.
(“Phong cảnh Hòn Đất” - Anh Đức, SGK tiếng Việt lớp 5, tập I)
Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn?
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn?
Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên?
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Xuân đến thay áo mới cho đất trời, mang niềm vui đi khắp nhân gian. Em hãy tả cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
Phần/Câu
Đáp án
Điểm
Phần I
Câu 1
(1,0 điểm)
Nội dung của đoạn văn: vẻ đẹp của cảnh vật ở Hòn Đất.
Hoặc: vẻ đẹp của tre đằng ngà và biển cả ở Hòn Đất. 
1,0
Câu 2
(0,5 điểm)
- Biện pháp tu từ: nhân hóa. 
- Đó là các hình ảnh “những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản”; (biển cả) “vẫn đang giỡn sóng”.
Lưu ý: nếu học sinh chỉ nêu BPTT nhân hóa mà không chỉ ra được các hình ảnh có biện pháp tu từ này, giám khảo cho 0,25 điểm.
0,5
Câu 3
(1,5 điểm)
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:
- Làm cho câu văn sinh động.
0,25
- Giúp chúng ta hình dung rõ nét về vẻ đẹp của tre, của biển cả: sự bền bỉ, kiên cường, dẻo dai, anh dũng trước mọi thử thách của thời gian. Đây cũng chính là vẻ đẹp của con người nơi đây.
0,75
- Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng, tự hào của nhà văn đối với cảnh vật và con người nơi đây. 
0,5
Câu 4
(1,0 điểm)
Những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên:
Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:
- Tham gia “Tết trồng cây”.
0,25
- Bảo vệ, chăm sóc cây xanh ở trường lớp, nơi cư trú,...
0,25
- Lên án, phê phán việc chặt, đốt, phá rừng, vứt rác bừa bãi; việc xả nước thải không đúng quy định.
0,25
- Tuyên truyền, chia sẻ về vai trò, tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống.
0,25
Phần II
(6,0 điểm)
Lưu ý phần II: Tạo lập văn bản
- Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo phải linh hoạt đánh giá đúng bài làm của học sinh.
- Học sinh miêu tả sinh động, giàu cảm xúc, lời văn trôi chảy, mạch lạc; toát lên vẻ đẹp và nét đặc trưng của mùa xuân: cho điểm tối đa mỗi ý.
- Học sinh miêu tả về cảnh ngày xuân nhưng chung chung, khô khan; mắc lỗi về diễn đạt, trình bày ý: giám khảo căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.
- Bài viết lạc sang kiểu văn bản khác (tự sự,) cho 1,0 điểm.
* Yêu cầu chung:
- Về kiến thức: 
 Miêu tả khung cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở. Đảm bảo trình tự miêu tả hợp lý; khi miêu tả đan xen yếu tố tự sự và biểu cảm; bộc lộ chân thành, sinh động cảm xúc của người tả.
 - Về kĩ năng: 
 + Bài viết thể hiện đúng đặc trưng của kiểu văn bản miêu tả: sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm để bài văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, gợi cảm.
 + Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần.
 + Văn viết trôi chảy, mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu về đối tượng miêu tả.
0,5 điểm
2. Thân bài: 
Tả theo trình tự hợp lí. Học sinh có thể lựa chọn trình tự miêu tả khác nhau, miễn là hợp lí. Có thể theo trình tự sau:
5,0 điểm
- Bầu trời:
0,5
- Thời tiết, khí hậu: ấm áp, những tia nắng xuân,..
1,0 
- Thiên nhiên: cỏ cây, hoa lá, dòng sông, cánh đồng, các loài chim, làn gió xuân,
2,5
- Lễ hội mùa xuân: 
0,5
- Con người: hân hoan, rạng rỡ, phấn chấn,
0,5
3. Kết bài.
Nêu cảm xúc về mùa xuân, những mong muốn, liên tưởng.
0,5
--------Hết--------
ĐỀ 5
Đọc đoạn văn sau: 
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".
(Vũ Tú Nam)
1. Đoạn văn trên viết về đối tượng nào?
2. Phương thức biểu đạt chính đoạn văn trên là gì?
Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.
II. Tạo lập văn bản:
 Câu 1: Nếu phải miêu tả cảnh mùa xuân em sẽ chọn những đặc điểm nào tiêu biểu?
Câu 2: Hãy miêu tả cây đào, cây mai hoặc cây quất ngày tết.
Đáp án biểu điểm:
Phần
Câu
Yêu cầu
Điểm
Đọc hiểu
1
cây gạo mùa xuân
0,5đ
2
Miêu tả
0,5đ
3
So sánh cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh,
Phép so sánh 1: Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh. 0,5 điểm
Phép so sánh 2: hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió. 0,5 điểm
Phép so sánh 3: Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ. 0,5 điểm
Cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp. 
0,5đ
1,5đ
Tập làm văn
1
Biết chọn đặc điểm miêu tả.
2đ
a
Kĩ năng:
Biết trình bày các ý.
0,5đ
b
 Nội dung:
 -Bầu trời, không khí, gió, mưa xuân,cây cối, hoa lá ,chim chóc âm thanh con vật
1,5đ
2
Tả cây cối.
5đ
a
Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả có bố cục 3 phần:
 MB: Giới thiệu chung đối tượng tả
TB: tả chi tiết .
KB: Tình cảm của em- ấn tượng sâu đậm với đối tượng tả
0,25đ
b.
c
d
e
Xác định đúng vấn đề Tả cây cối.
0,25đ
Triển khai vấn đề thành các câu văn, đoạn văn:
Kể hình dáng, màu sắc hoa lá cành quả..
-ý nghĩa trong mùa xuân
-Tình cảm yêu quý của em 
4đ
Sáng tạo: có suy nghĩ mới mẻ , độc đáo ,lời văn hay, có cảm xúc, trân trong bài làm có năng khiếu. 
0,25đ
 Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt
0,25đ
 Tổng 
10đ
ĐỀ SỐ 6:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
 “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.”
 (Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi)
Câu 1: Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên? 
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4: Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả?
ĐỀ SỐ 7:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
TRE VIỆT NAM
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
Có gì đâu, có gì đâu,
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
( Nguyễn Duy)
Câu 1. Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào, của tác giả nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?
Câu 2: Câu thơ: 
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ trên? Chỉ rõ và Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4: Từ nội dung của văn bản được nói đến ở câu 1,em hãy viết đoạn văn nói lên sự gắn bó của cây tre đối với nhân dân Việt Nam. Trong đoạn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa,gạch chân và chú thích dưới câu văn đó.
Câu 5: Từ hình ảnh cây tre, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
	 ĐỀ 8
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
	Chiều nắng tàn, dịu mát. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. 
	 Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ chỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu vào các nàng tiên trên biển múa vui.
	Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ....Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
	( Vũ Tú Nam)
Câu 1: Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên? 
Câu 2: Trong câu văn: “Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu vào các nàng tiên trên biển múa vui.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Câu 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh vật được khắc họa trong đoạn văn trên, trong đó có sử dụng 1 biện pháp tu từ em đã học.( gạch chân dưới câu văn đó.)
Câu 5. (1,0 điểm) Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ biển đảo, thiên nhiên?

File đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_ngu_van_lop_6_ngoai_chuong_trinh.docx