Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 12

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi

chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre

làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng

theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy

quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía

vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái

giờ khắc của ngày tàn."

Câu hỏi:

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nêu nội dung của đoạn văn?

c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

pdf 177 trang linhnguyen 19/10/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 12

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 12
ông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ 
sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng 
còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ 
ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng 
cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng 
còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập 
nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao 
nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng 
này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. 
 (Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân) 
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 
1/ Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm) 
2/ Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ 
tích tuổi xưa” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó. (0,5 
điểm) 
3/ Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà 
qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên? (1,0 điểm) 
ĐÁP ÁN 
 Đọc vă bản và thực hiện các yêu cầu: 
 Yêu cầu chung: 
 - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy 
động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học để làm bài. 
- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số 
khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần nắm bắt được 
tâm tình của tác giả, hiểu được giá trị biểu đạt của tiếng Việt, thấy được tác 
dụng của biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn trích. 
 Yêu cầu cụ thể: 
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích: 
Đây là đoạn văn tiêu biểu cho phong cách tùy bút Nguyễn Tuân 
Nhà văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình thơ thơ mộng của sông Đà 
ở đoạn hạ lưu. 
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: 
- So sánh: "bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử ", "bờ sông hồn nhiên như một nỗi 
niềm cổ tích tuổi xưa" 
Tác dụng: 
Những hình ảnh so sánh, liên tưởng mới lạ, độc đáo, bất ngờ giúp nhà văn khắc họa 
những vẻ đẹp hết sức đa dạng, thơ mộng, trữ tình của cảnh vật ven sông Đà nơi hạ 
lưu. 
Câu 3. Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Về hình thức: viết đúng 1 đoạn văn - tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm 
qua hàng; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi sai về từ, câu,... 
- Về nội dung, cần nêu được các ý: 
+ Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, trữ tình của sông Đà - một vẻ đẹp vừa tĩnh lặng, yên ả, 
thanh bình, hoang sơ, cổ kính vừa tươi mới, tràn trề nhựa sống của cảnh vật ven sông 
Đà. 
+ Cách cảm nhận, miêu tả và liên tưởng tài hoa, phóng túng kết hợp miêu tả và bộc lộ 
cảm nhận chủ quan: “Thuyền tôi trôi trên Sông ĐàChao ôi, thấy thèm được giật 
mình”. Ngôn từ chọn lọc, tinh tế: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng 
cỏ sương..." 
ĐỀ SỐ 58. THPT VĨNH BẢO HẢI PHÒNG 
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
 "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có 
hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng 
là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó 
trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả . Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã 
thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! 
Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn 
cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ 
ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. 
Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng 
không ai biết” 
 (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao) 
a. Nêu vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích? 
b. Những kiểu câu nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên? 
c. Đoạn văn bản trên kể theo giọng của ai? 
d. Tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến đối tượng nào? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? 
e. Theo em ai đã biến Chí Phèo thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại? 
ĐÁP ÁN 
 Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 
Câu a. - Vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích: Đoạn trích trên nằm ở đầu tác phẩm. 
- Đoạn trích viết về tiếng chửi của Chí Phèo, gây ấn tượng mạnh với người đọc về 
một Chí Phèo say khướt. 
Câu b. Những kiểu câu được tác giả sử dụng trong đoạn trích: câu kể, câu hỏi, câu cảm 
thán. 
Câu c. Đoạn văn bản trên kể theo giọng của tác giả - ngôi kể thứ ba. 
Câu d. - Tiếng chừi của "Chí Phèo" hướng đến đối tượng: trời, đời, tất cả làng Vũ Đại, đứa 
nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn. 
-> đối tượng không cụ thể và ngày càng thu hẹp. 
- Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa: 
+ Bộc lộ bản chất lưu manh, côn đồ, tha hóa của Chí Phèo từ khi đi tù về. 
+ Thể hiện nỗi đau khổ, tuyệt vọng và khao khát giao tiếp của một con người cô 
độc, khốn khổ, bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi, khát khao được hòa nhập với cuộc đời, 
được đối thoại, được coi như một người bình thường trong cộng đồng ấy. 
e. Chính giai cấp thống trị, xã hội thực dân phong kiến đã biến Chí Phèo thành con quỷ 
dữ của làng Vũ Đại. 
ĐỀ 59. THPT LƯƠNG TÀI 2 BẮC NINH 
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng 
Trái tim em anh đã từng biết đấy 
Anh là người coi thường của cải 
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay. 
Em cũng không mong nó giống mặt trời 
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống 
Lại mình em với đêm dài câm lặng 
Mà lòng anh xa cách với lòng em. 
Em chở về đúng nghĩa trái tim 
Biết làm sống những hồng cầu đã chết, 
Biết lấy lại những gì đã mất. 
Biết rút gần khoảng cách của yêu, tin. 
Em chở về đúng nghĩa trái tim em 
Biết khao khát những điều anh mơ ước 
Biết súc động qua nhiều nhận thức 
Biết yêu anh và biết được anh yêu 
(Tự hát – Xuân Quỳnh) 
1. Phát hiện và chữa các lỗi chính tả trong bài? 
2. Những thông tin sau đây đúng hay sai? (Đánh chữ S hoặc Đ vào ô đáp án) 
- Bài thơ thuộc đề tài tình yêu 
- Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp. 
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú.. 
- Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự. 
3. Trong bài thơ, hình ảnh “Trái tim” được dùng với ý nghĩa gì? 
4. “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” hay “Tấm lòng vàng” là những thành ngữ thường 
dùng để chỉ điều gì? Từ “vàng” trong câu thơ đầu có cùng nghĩa với từ “vàng” trong các 
câu thành ngữ trên hay không? 
ĐÁP ÁN 
Câu 1. Các lỗi chính tả trong bài: 
- Chở về -> trở về 
- Súc động -> xúc động 
Câu 2. - Bài thơ thuộc đề tài tình yêu -> Đúng 
- Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp -> Sai 
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú -> Sai 
- Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự. -> Đúng 
Câu 3. Trong bài thơ, hình ảnh “Trái tim” được dùng với ý nghĩa là tình yêu, tấm lòng 
của người phụ nữ dành cho “anh”. 
Câu 4. “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” hay “Tấm lòng vàng” là những thành ngữ 
thường dùng để chỉ tình yêu đích thực, chân thành, xuất phát từ hai phía mà không 
màng vật chất hay lòng tốt của con người. 
Từ “vàng” trong câu thơ đầu không cùng nghĩa với từ “vàng” trong các câu thành 
ngữ trên, bởi nó chỉ một loại chất liệu. 
ĐÊ SÔ 60. THPT ĐỒNG ĐẬU VĨNH PHÚC 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp 
đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. 
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.Chúng thi hành 
những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc 
thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. 
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước 
thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. 
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm 
cho nòi giống ta suy nhược. 
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ 
xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.Chúng giữ độc quyền in giấy 
bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân 
cày và dân buôn trở nên bần cùng.Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột 
công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” 
 (Trích “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh) 
1. Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Em hãy đặt tiêu đề phù hợp cho đoạn 
văn. (1,0 điểm) 
2. Nội dung cơ bản của đoạn trích trên? Biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng, tác dụng? 
(1,0 điểm) 
ĐÁP ÁN 
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
Câu 1. - Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. 
- Tiêu đề : Tội ác của thực dân Pháp 
Câu 2. - Nội dung cơ bản của đoạn trích: nói về những biện pháp, chính sách cai trị, bóc 
lột, đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt gần một trăm 
năm đô hộ. 
- Biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng, tác dụng: 
+ Điệp từ “chúng”và phép lặp cấu trúc câu “Chúng + cụm động từ” xuất hiện dày 
đặc, lồng trong những câu văn song hành -> vạch trần lớp vỏ bọc hoa mĩ bọn thực 
dân vẫn tuôn ra bấy lâu, nhấn mạnh và khắc sâu ghi nhớ, chỉ rõ kẻ thù của ta cũng 
như sự đối lập giữa chúng và dân tộc ta. 
+ Nghệ thuật liệt kê, hình ảnh ẩn dụ cách thức “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa 
của ta trong những bể máu” có tác dụng định tội rắn rỏi, tố cáo toàn diện tội ác 
của bọn cướp nước, khơi dậy trong lòng mỗi người dân Việt Nam niềm căm giận 
sâu sắc trước những tội ác man rợ ấy. 
ĐỀ SỐ 61. TRẦN QUỐC TUẤN QUẢNG NGÃI 
 “ Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi 
lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, 
giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa 
rừng vẩu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy 
bùng” 
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau: 
a, Đoạn văn trên được trích từ trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
b, Xác định phương thức biểu đạt chính và thể loại của đoạn văn? 
c, Nhà văn đã tập trung sử dụng những từ loại, biện phá tu từ gì để miêu tả thác nước? Phân tích 
hiệu quả nghệ thuật của chúng. 
d, Thái độ, tình cảm của tác giả qua việc miêu tả thác nước sông Đà? 
ĐÁP ÁN 
Ý Nội dung 
 Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu: 
 Yêu cầu chung: 
 - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy 
động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài. 
- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của cả văn bản, chỉ kiếm tra một số 
khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần có những nét hiểu 
cơ bản về tác giả, tác phẩm, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng 
trong đoạn trích. 
 Yêu cầu cụ thể 
Câu a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: “ Người lái đò sông Đà”. 
Tác giả: Nguyễn Tuân 
Câu b. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả. 
Thể loại: tùy bút. 
Câu c. * Đoạn văn tập trung sử dụng từ loại là: các động từ mạnh ( réo, van xin, gằn 
giọng, rống, ) 
* Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: 
- Nhân hóa: Âm thanh tiếng thác nước- rống lên, van xin, gằn giọng 
- So sánh: Âm thanh tiếng thác nước- như tiếng một ngàn con trâu mộng. 
* Ý nghĩa: góp phần diễn tả âm thanh của thác nước sông Đà, thể hiện tính cách dữ 
dội và hung bạo của dòng sông. 
d. Thái độ và tình cảm của tác giả: sự say mê, hứng khởi, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ, 
dữ dội của con sông. 
ĐỀ SỐ 62. THPT LÊ QUÍ ĐÔN ĐỐNG ĐA 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
“Hạnh phúc cho dân”, đó là điều Người đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “dân 
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. 
Hạnh phúc mà Người muốn đem lại cho dân là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc đó 
không chỉ ở những thành quả mà hôm nay cách mạng vừa đem lại cho toàn dân. Hạnh phúc đó còn 
đang tiếp tục đến với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để tiêu diệt tận cùng nguồn gốc mọi 
khổ đau của con người, xây dựng nên một xã hội mà mọi hiện tượng người bóc lột người đều hoàn 
toàn bị xóa bỏ. Trong cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, Đảng và Hồ Chủ tịc đã chọn cho nhân dân ta một 
con đường ngắn nhất. 
“Hạnh phúc cho dân”, đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững, bảo về 
chính quyền ấy. Đó là lí tưởng của Người. Đó cũng là tấm lòng của Người. 
(Trích “Những năm tháng không thể nào quên” – Võ Nguyên Giáp, Ngữ văn 12, 
tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.209) 
1. Những từ ngữ được gạch chân thuộc loại ngôn ngữ nào trong các ngôn ngữ sau: 
A: Ngôn ngữ sinh hoạt B. Ngôn ngữ chính luận 
C. Ngôn ngữ khoa học D. Ngôn ngữ báo chí 
2. Việc sử dụng từ “hạnh phúc” trở đi trở lại nhiều lần có ý nghĩa gif? 
3. Văn bản gợi nhắc đến văn kiện lịch sử trọng đại nào của dân tộc? Nêu ý nghĩa lịch sử của văn 
kiện đó. 
4. Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là ai? Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị 
về con người ấy sau khi đọc văn bản? 
5. Văn bản thể hiện tình cảm gì của tác giả Võ Nguyên Giáp? 
ĐÁP ÁN 
 Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: 
Câu 1. Đáp án B 
Câu 2. Việc sử dụng từ “hạnh phúc” trở đi trở lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật lí 
tưởng cao đẹp của Người là đem lại “hạnh phúc cho dân”. 
Câu 3. - Văn bản nhắc đến văn kiện lịch sử trọng đại của dân tộc: “Tuyên ngôn Độc lập”. 
- Ý nghĩa của văn kiện: 
+Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế 
bình đẳng của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. 
+ Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - hoàn toàn độc lập, tự chủ. 
+ Khẳng định khát vọng độc lập, tự do và quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của 
dân tộc Việt Nam. 
Câu 4. Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Ấn tượng về Người sau khi đọc văn bản: một con người có lí tưởng và tấm lòng cao 
cả, đẹp đẽ, luôn hết lòng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói riêng và giải 
phóng con người cần lao trên thế giới nói chung. 
Câu 5. Văn bản thể hiện sự kính trọng, ngợi ca, ngưỡng mộ, biết ơn của đại tướng Võ 
Nguyên Giáp đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
ĐỀ SÔ 63. HỒNG LĨNH HÀ TĨNH 
Đọc văn bản: 
 “Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu bạn giàu có hơn? Nhiều người tin rằng “có”. Nhưng các 
nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua chỉ ra rằng người có nhiều tiền bạc dồi dào hơn chỉ hạnh 
phúc hơn rất ít so với những người có thu nhập thấp. Thậm chí chưa chắc đã hạnh phúc hơn. 
 Tính trung bình, dân Mỹ giàu hơn dân Niu Di-lân nhưng họ không hạnh phúc hơn. Người 
dân ở những nước giàu có như Áo, Pháp và Đức dường như cũng chẳng hạnh phúc hơn là bao so 
với những người dân ở các người nghèo hơn như Bra-xin, Cô-lôm-bi-a và Phi-líp-pin. 
 Tuy nhiên, so sánh giữa các nước có nền văn hóa khác nhau thì rất khó. Song nếu so sánh 
các mức thu nhập ở cùng một nước trong các thời điểm khác nhau thì cũng cho thấy tăng thu nhập 
không làm thay đổi đáng kể hạnh phúc của con người (trừ mức thu nhập quá thấp). Ngày nay, dân 
Mĩ giàu có hơn so với năm mươi năm trước nhưng họ không hạnh phúc hơn. Một gia đình Mĩ thu 
nhập trung bình vào khoảng 50000 – 90000 USD/năm có mức hạnh phúc gần giống với những gia 
đình Mĩ khá giả, thu nhập hơn 90000 USD/năm. Theo khảo sát mới đây của tờ Nam Phương cuối 
tuần (Quảng Châu, Trung Quốc), những triệu phú ở Trung Quốc (có mức tài sản trung bình là 2,2 
tỉ nhân dân tệ, tương đương 275 triệu USD) vẫn cảm thấy bất an và lo lắng mặc dù họ có vị thế xã 
hội và được hưởng cảm giác thỏa mãn mà tài sản của họ mang lại. 
 Tất nhiên, ý tưởng tiền bạc không mua được hạnh phúc thì “xưa như trái đất” rồi. Nhiều tôn 
giáo cũng khuyên con người rằng sự gắn bó với những sở hữu vật chất khiến chúng ta không hạnh 
phúc. Ban nhạc Bít-tơn cũng nhắc nhở chúng ta là tiền không thể mua được tình yêu (“money can’t 
buy me love) và những điều tốt đẹp nhất trên đời lại không mất tiền mua (“The best things in life 
are free”) 
 Tuy nhiên, dường như có gì đó rất mâu thuẫn về điều này. Nếu tiền bạc không mang lại hạnh 
phúc thì tại sao tất cả chính phủ các nước lại tập trung vào việc tăng thu nhập quốc dân theo đầu 
người? Tại sao rất nhiều người trong chúng ta lại phải cố gắng sức để kiếm nhiều tiền hơn nếu tiền 
bạc không làm chúng ta hạnh phúc hơn? 
 Có lẽ câu trả lời nằm ở bản chất của chúng ta là con người luôn sống có mục đích. Chúng ta 
phải làm việc để kiếm ăn, tìm bạn đời và nuôi dạy con. Tích lũy tiền đến một mức nào đó để mang 
lại một sự bảo đảm cho những thời kí khó khăn. Tiền cũng là một cách thức đo độ thành công của 
chúng ta. Và tiền là một mục tiêt cần cầu viện đến khi chúng ta chán làm bất cứ việc gì và không 
thể nghĩ ra lí do nào khác để làm việc. Kiếm tiền khiến chúng ra phải làm việc gì đó để cảm thấy 
mình có ích, khi chúng ta không biết rõ tại sao chúng ta đang làm việc”. 
 (Theo Thương Vũ, “Hạnh phúc và tiền bạc”, tuoitreonline, 13 – 5- 2007) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
1. Văn bản bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào? (1,0 điểm) 
2. Tìm các ý chính của văn bản. Nhận xét về cách sắp xếp các ý đó. (1,0 điểm) 
3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Vì sao? (1,0 điểm) 
ĐÁP ÁN 
 Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 
Câu 1. - Văn bản bàn về vấn đề hạnh phúc và tiền bạc. 
- Quan điểm của tác giả về vấn đề đó: Không phải nhiều tiền bạc sẽ làm chúng ta 
hạnh phúc hơn, nhưng chúng ta vẫn ra sức kiếm tiền bởi điều đó khiến ta thấy 
mình có ích hơn. 
Câu 2. - Các ý chính của văn bản: 
+ Người có tiền bạc dồi dào hơn chỉ hạnh phúc hơn rất ít so với người có mức thu 
nhập thấp, thậm chí chưa chắc đã hạnh phúc hơn ( đoạn văn 1,2,3 ) 
+ Tiền bạc không mua được hạnh phúc là quan điểm đã có từ lâu. (đoạn văn 4 ) 
+ Lí giải mục đích con người muốn kiếm nhiều tiền ngay cả khi tiền bạc không 
mang lại hạnh phúc. ( đoạn văn 5,6 ) 
- Nhận xét cách sắp xếp các ý: 
+ Cách sắp xếp các ý chính theo lối diễn dịch [đoạn 1,2,3] rất khoa học, logic, 
khiến tác giả đưa ra lí lẽ, quan điểm một cách thuyết phục. 
+ Câu hỏi phản đề ở đoạn 5 vừa tạo sự liên kết vừa gây ấn tượng mạnh, thu hút, 
lôi cuốn người đọc. 
Câu 3. Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng phù hợp để bảo 
vệ quan điểm ấy. 
ĐỀ SỐ 64. THPT LÊ HỒNG PHONG HỒ CHÍ MINH 
 Người đứng trên đài, lặng phút giây, 
 Trông đàn con đó, vẫy hai tay, 
 Cao cao vầng trán Ngời đôi mắt, 
 Độc lập bây giờ mới thấy đây! 
 (Trích “Theo chân Bác” – Tố Hữu) 
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 
a/ Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ. 
b/ Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 
c/ Khi đọc “Tuyên ngôn Độc Lập”, Hồ Chí Minh đã “lặng phút giây”. Anh/chị hãy viết một đoạn 
văn ngắn lý giải vì sao Bác có cảm xúc đó. 
ĐÁP ÁN 
 Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: tự sự, miêu tả và biểu cảm. 
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: khắc họa giây phút Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản 
Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. 
Câu 3. - Hình thức: 
+ Viết đúng hình thức của một đoạn văn, có câu chủ đề, các câu còn lại hướng vào 
chủ đề của các đoạn. 
+ Không mắc lỗi diễn đạt, đảm bảo liên kết câu. 
- Nội dung: Lý giải nguyên nhân Bác đã "lặng phút giây": Đất nước Việt Nam đã 
phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách mới giành được độc lập. Hai chữ “độc 
lập” ấy là lí tưởng cao cả mà Người đã dành cả cuộc đời để theo đuổi. Hai chữ "độc 
lập" ấy được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và biết bao máu của người dân Vi

File đính kèm:

  • pdfbo_de_doc_hieu_ngu_van_lop_12.pdf