Bộ 28 đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1 (Có đáp án)
ĐỀ 1:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".”
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 7)
Câu 1: Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Tìm 2 từ ghép đẳng lập và 1 từ ghép chính phụ có trong ngữ liệu.
Câu 3:
a. Xác định các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên?
b. Những từ nào được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích trên? Hãy cho thêm năm từ tương tự như thế.
Câu 4: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được?
Câu 5: Em hiểu như thế nào về câu nói của người mẹ trong đoạn trích? Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của đoạn văn trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 28 đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1 (Có đáp án)
ô cùng thiêng liêng. + Yêu quê hương chính là chúng ta có tình cảm mật thiết, gắn bó với những gì thuộc về quê mình: tình yêu đối với gia đình, yêu những người thân quen, yêu mảnh đất mình đang sống, đó là tình cảm gắn bó với khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp. + Chúng ta yêu quê hương vì đó là nơi đầu tiên chào đón chúng ta trong cuộc đời này, yêu quê hương vì đó là nơi cho ông bà, bố mẹ ta cuộc sống yên bình êm ấm, là nơi có người thân, bạn bè, là nơi che chở chúng ta trước những sóng gió. + Không khó để kể ra những biểu hiện của tình yêu quê hương. Ta còn nhớ người E-ti-o-pi-a mỗi khi có người khách rời quê hương của họ, sẽ được cạo sạch đất dưới đế giày, đó là bởi họ muốn giữ lại cho dù đó chỉ là nắm đất quê hương. + Ta thấy Lí Bạch luôn đau đáu nhớ về cố hương của mình, thấy Hồ Chí Minh trong “đêm xa nước đầu tiên” không nỡ ngủ, vì sóng dưới thân tàu không phải sóng quê hương. + Tình yêu quê hương là thứ tình yêu giản dị, bởi thế, ai cũng có thể bồi đắp cho mình tình cảm trân quý ấy: chúng ta yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu ông bà, cha mẹ, anh em ta, vun trồng mảnh đất quê mình làm cho nó trở nên màu mỡ, xây dựng sự nghiệp trên chính quê cha đất tổ, với những em nhỏ, hãy học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Kết đoạn: Quê hương là chiếc nôi lớn của mỗi người, là ngôi nhà mà bất cứ người con nào đi xa cũng nhớ. Bởi thế, hãy yêu quê hương mình, vì yêu quê hương, con người mới có thể thực sự “lớn nổi thành người” (Đỗ Trung Quân) PHÒ GIÁ VỀ KINH ĐỀ 14: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm hồ Hàm Tử quan Thái Bình tu chí lực Vạn cổ thử gian san. (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Hãy chép lại hoàn chỉnh bản dịch thơ của bài thơ trên. Câu 2: Xác định tên bài thơ, thể thơ và hoàn cảnh ra đời. Câu 3: Chỉ ra hai từ Hán Việt được sử dụng trong bài và giải thích ý nghĩa. Câu 4: Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Nhận xét cách thể hiện nội dung của tác giả. Câu 5: Cách biểu ý, biểu cảm ở hai bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau? Câu 6 GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Bản dịch thơ hoàn chỉnh: Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu 2 Tên bài thơ: Phò giá về kinh Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Hoàn cảnh sáng tác: + Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử giải phóng kinh đó năm 1285 + Phò giá 2 vua Trần về Thăng Long là cảm hứng sáng tác bài thơ này 3 Hai từ Hán Việt được dùng: + Đoạt sáo: Cướp giáo giặc + giang san: sông núi, đất nước 4 Nội dung thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau khác nhau: + Hai câu đầu kể lại những chiến công lẫy lừng trong cuộc chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược: Đây là chiến thắng hào hùng của dân tộc đối với giặc Mông Nguyên xâm lược . Điều này buộc ta phải suy nghĩ về nội dung và cách đưa tin chiến thắng ở 2 câu này . Tác giả đã đảo trật tự trước sau khi nói về 2 cuộc chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước là do ta đang sống trong không khí chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra , kế đó mới sống lại không khí chiến thắng Hàm Tử trước đó 2 tháng . + Hai câu sau là lời quyết tâm xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình: Đây là lời động viên xây dựng phát triển đất nước trong thời bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước Nhận xét cách thể hiện nội dung bài thơ: + Được thể hiện qua thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng cảm xúc. + Giọng điệu : hào hùng , tự hào , vui sướng, hân hoa + Hình thức: cô đúc , dồn nén cảm xúc bên trong ý tưởng 5 * Hình thức biểu ý : 2 bài thơ đều thể hiện bản lĩnh , khí phách của dân tộc ta . + Một bài nêu cao chân lí lớn lao nhất , thiêng liêng nhất , vĩnh viễn nhất : Nước Việt Nam là của người Việt Nam , không ai được xâm phạm , nếu xâm phạm là sẽ thất bại . + Một bài thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc đối với ngoại xâm và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước bền vững lâu đời . * Hình thức biểu cảm : + Một bài thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt . + Một bài thuộc thể ngũ ngôn tứ tuyệt . -> Nhưng đều có ý tưởng giống nhau ở chỗ : Có cách nói chắc nịch , cô đúc , trong đó ý tưởng và cảm xúc hòa làm một , cảm xúc nằm trong ý tưởng 9. BÁNH TRÔI NƯỚC ĐỀ 15: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Ngữ văn 7- tập 1, trang 94) Câu 1: Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ? Câu 2: Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào? Câu 3: Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên. Câu 4: Bài thơ đã mượn hình ảnh cái bánh trôi để nói về thân phận con người. Cách nói này có gì giống và khác với truyện ngụ ngôn? Câu 5: Viết đoạn văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay Câu 6: Hãy ghi lại hai câu hát than thân bắt đầu bằng hai từ “Thân em”? Chỉ ra mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Tác giả: Hồ Xuân Hương 2 Cặp từ trái nghĩa: Rắn - nát; nổi - chìm 3 Quan hệ từ: Với, mà 4 - Giống nhau: Biện pháp ẩn dụ, mượn sự vật để nói về con người. - Khác nhau: + Truyện ngụ ngôn: nêu lên bài học đạo đức, luân lí. + Bài thơ: bày tỏ tình cảm, cảm xúc 5 HS trình bày theo hình thức đoạn văn Mở đoạn: Bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã gợi lên trong long em niềm cảm thương cho số phận hẩm hiu nhưng cũng trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân đoạn: Triền khai làm rõ: + Thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ trong thơ HXH: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH cuộc đời của họ long đong vất vả “bẩy nổi ba chìm” như chiếc bánh trôi. Số phận của họ cũng đắng cay bất hạnh, rắn hay nát, hạnh phúc hay bất hạnh bị phụ thuộc vào “tay kẻ nặn, là người chồng, người cha, là XH phong kiến đầy rẫy những bất công tàn bạo + Tự hào và yêu quý về phẩm chất người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ về hình thể qua tính từ “trắng”, “tròn”. Đó còn là vẻ đẹp của người con gái trẻ trung đầy sức sống . Đặc biệt cuộc đời họ gặp nhiều đau khổ bất hạnh, nhưng người phụ nữ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của mình” mà em vẫn giữ tấm lòng son - Liên hệ với người phụ nữ trong những bài ca dao khác và trong văn thơ trung đại (Kiều, Vũ Nương) để thấy được họ đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận đau khổ bất hạnh mà nguyên nhân sâu xa đó không phải ai khác chính là XHPK đầy rẫy bất công và tàn bạo. - Liên hệ với CS hôm nay để có những cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn chân thành: Từ cảm xúc yêu quý tự hào về XH đổi thay, người phụ nữ được đổi đời, được thể hiện tài năng và sắc đẹp trong mọi lĩnh vực XH nhưng CS vẫn còn có những mảnh đời số phận đau khổ để phấn đấu XD cho một XH tốt đẹp hơn.. Kết đoạn: Khẳng định niềm tin tưởng vào vẻ đẹp và giá trị của người phụ nữ xưa và nay. 6 Hai câu hát than thân bắt đầu bằng “thân em” + Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân + Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày Mối liên quan: Về mạch cảm xúc, cả bài thơ Bánh trôi nước của HXH và những câu ca dao than thân đều đề cập đến thân phận hẩm hiu, số phận bất hạnh, không tự quyết định được của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đều nhìn họ với cái nhìn của sự cảm thông, sẻ chia và tố cáo xã hội bất công chà đạp lên thân phận người phụ nữ ĐỀ 16: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thân em vừa trắng lại vừa tròn (Ngữ văn 7- tập 1, trang 94) Câu 1: Hãy chép tiếp những câu còn lại để hoàn thành bài thơ. Câu 2: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là gì? Xác định PTBĐ chính của bài thơ ấy. Câu 3: Từ “rắn nát” trong bài thơ trên thuộc từ ghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ đó. Câu 4: Giải thích nghĩa câu thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”? Câu 5: Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ gì đối với phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 6: Điểm độc đáo, mới lạ của bài thơ so với các bài ca dao than thân là gì? Qua đó em hiểu gì về bản lĩnh của tác giả? Câu 7: Viết một đoạn văn trình bày ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật bài thơ trên GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son 2 - Nhan đề: bánh trôi nước - PTBĐ chính: Biểu cảm 3 - Từ “Rắn nát" là từ ghép đẳng lập. - Vì từ này có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) - Nghĩa của từ "Rắn nát": rắn là cứng, nát là nhão. 4 - Giải thích: Dùng để ví cảnh ngộ của một người phiêu dạt, long đong, vất vả nhiều lúc lên lúc xuống. 5 Bài thơ đã thể hiện thái độ của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: + Trân trọng đối với vẻ xinh đẹp; phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung của người phụ nữ... + Cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của họ... 6 - Ca dao than thân: thấm đẫm nước mắt, than thân trách phận. - Thơ Hồ Xuân ương: + Cũng nói về nỗi khổ của người phụ nữ. + Trân trọng vẻ đẹp của họ + Tố cáo sự bất công + Cá tính sáng tạo qua việc lựa chọn hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu. - Bản lĩnh của nhà thơ: kiên cường, mạnh mẽ, dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống. 7 - HS trình bày hình thức đoạn văn: Mở đoạn: Bánh trôi nước là bài thơ mang giá trị nội dung, nghệ thuật sâu sắc: Thân đoạn: Triển khai những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: - Về nội dung:Bài thơ có 2 lớp nghĩa : + Lớp nghĩa đen : tả bánh trôi nước cụ thể hình dáng “ tròn” màu sắc “trắng”, kĩ thuật luộc” bảy nổi ba chìm”, có nhân bên trong ( bằng đường phên màu nâu đỏ). + Lớp nghĩa bóng : Trên cơ sở chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ: - Hình thức : xinh đẹp. - Phẩm chất : trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ đựơc sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa. - Thân phận : chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời. Qua đó, Hồ Xuân Hương trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ - Cảm thương sau sắc cho thân phận chìm nổi của họ - Về nghệ thuật : - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - Ngôn ngữ bình dị - Biện pháp ẩn dụ - Thành ngữ, từ trái nghĩa Kết đoạn: Khẳng định giá trị bài thơ và trình bày suy nghĩ cá nhân về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ (có thể liên hệ tới người phụ nữ hôm nay) 10. QUA ĐÈO NGANG ĐỀ 17: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà (Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả bài thơ đó là ai? Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? Câu 3: Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại từ gì? Câu 4: Nội dung của đoạn thơ trên. Khung cảnh ấy được gợi lên thông qua những chi tiết nào? Câu 5: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Câu 6: Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn từ 4-6 câu trình bày suy nghĩ của mình về vẻ đẹp thiên nhiên. Trong đoạn văn đó có sử dụng một cặp quan hệ từ. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Đoạn thơ trích từ bài: Qua đèo Ngang Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan 2 Thể thơ: Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đặc điểm: + Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ + Hiệp vần ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. + Đối: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. 3 Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại từ láy 4 Nội dung đoạn thơ: Cảnh Đèo Ngang lúc về chiều tiêu điều, hoang vắng Khung cảnh ấy được gợi lên thông qua những chi tiết:: + Không gian: Rộng lớn, hoang sơ, rậm rạp, vắng vẻ + Thời gian: Chiều tối + Cảnh vật:cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, + Âm thanh: có tiếng chim cuốc và chim đa đa + Cuộc sống con người: có vài chú tiều phu dưới núi, lác đác mấy ngôi nhà, cái chợ + Các từ láy lác đác, lom khom: Gợi lên sự thưa thớt, ít ỏi. + Từ tượng thanh nhà nhà, gia gia: Tiếng kêu quốc quốc, gia gia khắc khoải càng gợi lên cảm giác buồn giữa không gian hoang vắng 5 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Điệp từ chen được lặp lại 2 lần cùng với phép liệt kê có sức gợi tả: Chen: len vào để chiếm chỗ -> nhấn mạnh sự rậm rạp, chật chội, hoang dã, sức sống mãnh liệt ở nơi đây 6 - HS trình bày theo hình thức đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên gợi ra từ đoạn thơ - Mở đoạn: 4 câu thơ đầu bài thơ Qua đèo ngang của Bà huyện thanh quan đã gợi cho chúng ta những cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên - Thân đoạn: Triển khai cảm nhận + Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên lúc chiều tà với cảnh vật đơn sơ, bình dị + Thiên nhiên trong bài thơ là không gian thiên nhiên quen thuộc với mỗi người + Trước thiên nhiên hoang sơ giản dị ấy, chúng ta thấy: Rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên Sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên + Từ những rung cảm ấy, để mỗi chúng ta biết: Yêu quý, giữ gìn bảo vệ thiên nhiên Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp của thiên nhiên và bày tỏ suy nghĩ cá nhân ĐỀ 18: Câu 1: Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ : “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và xác định PTBĐ chính. Câu 3: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người? Câu 4: Tìm 2 từ láy, 1 từ Hán Việt và 1 quan hệ từ trong bài thơ. Câu 5: Suy nghĩ của em về cụm từ “ta với ta”câu thơ cuối của bài Câu 6: Trình bày cảm nhận về bốn câu thơ cuối bài thơ. Câu 7: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Câu 8: Qua bài Qua Đèo Ngang, em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan? GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.” 2 Hoàn cảnh sáng tác: Bà huyện.Thanh Quan quê ở Thăng Long, bà là người Đàng ngoài thuộc chúa Trịnh..Nhưng mệnh trời đã chuyển về họ Nguyễn. Lúc đó bà được chúa Nguyễn mời vào cung Phú Xuân - Huế làm chức cung chung giáo tập để dạy công chúa và cung phi.Trên đường vào kinh đô phò vua mới, khi qua Đèo Ngang bà đã dừng chân ngắm cảnh và sáng tác bài thơ Qua đèo Ngang. 3 - Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả khi trời đã xế chiều hoặc buổi chiều, hoặc hoàng hôn hoặc gần tối - Tâm trạng nhà thơ là tâm trạng của kẻ lữ thứ buồn, cô đơn, hoặc lẻ loi trước không gian dài rộng mà heo hút, hoang sơ. 4 2 từ láy: lác đác, lom khom 1 từ Hán Việt: tiều (ở đây được hiểu là người đốn củi) 1 quan hệ từ: với 5 - Ba chữ “ta với ta” chỉ 1 người – một mình nhà thơ - Câu thơ cuối mang tính biểu cảm trực tiếp càng cho thấy nỗi buồn cô đơn, lẻ loi thầm kín, hướng nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang rộng lớn, mênh mông hoặc giữa trời cao thăm thẳm, non nước bao la. 6 * HS trình bày theo hình thức đoạn văn Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ Qua Đèo Ngang và vị trí của đoạn thơ. Thân đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về đoạn thơ. -Ở hai câu thơ đầu đoạn tác giả miêu tả âm thanh, nỗi niềm của con chim cuốc, chim da da trong bóng chiều. - Bằng nghệ thuật đối, đảo, nhân hóa, chơi chữ nhà thơ đó gợi lên nỗi nhớ nước, thương nhà tha thiết, khắc khoải của người lữ khách đang xa nhà, xa quê, đó chính là tâm trạng xót xa của nhà thơ trước thực trạng của xã hội phong kiến đương thời - Hai câu thơ cuối nhà thơ đang đối mặt với một thiên nhiên rộng lớn: trời, non, nước còn mình thì thật nhỏ bé. Sự đối lập ấy đó tô đậm thêm nỗi cô đơn của nhà thơ khi mà chỉ một mảnh tình riêngvà ta với ta, mình đối diện với chính mình giữa không gian rộng lớn càng nổi bật sự cô đơn tuyệt đối của nhà thơ trong lúc này. - Bốn câu thơ nhà thơ vừa gián tiếp, vừa trực tiếp nói lên tâm trạng của mình trước cảnh tình quê hương. - Qua đoạn thơ tác giả đó cho ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu lắng của mình. Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm, thái độ của mình với đoạn thơ, với tác giả 7 * Nội dung - Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang vào thời khắc chiều tà. Chỉ bằng một vài nét chấm phá đơn sơ nhưng ngưòi nữ sĩ tài danh đã gợi tả được khung cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ, heo hút, thưa thớt... vào lúc tròi chiều xế bóng. Khung cảnh thiên nhiên vắng lặng cùng với không gian bao la, mênh mông, rợn ngợp và thời gian gợi nhiều ý nghĩa đã càng làm nổi bật nỗi cô đơn, trống vắng và nỗi niềm hoài cổ sâu sắc của nhà thơ. * Nghệ thuật - Giọng thơ nhẹ nhàng, du dương đã diễn tả được nỗi niểm hoài cổ buồn man mác, bâng khuâng. - Sử dụng phép đối đặc sắc ở các câu thực, luận và kết đã làm nổi bật được khung cảnh vắng vẻ ; hoang vu, thưa thớt của Đèo Ngang và bộc lộ được tâm tạng thầm kin của nhà thơ. - Phép đảo ngữ được vận dụng tài tình ở các câu thực, luận đã nhấn mạnh sự heo hút, thưa thớt của cảnh vật và nỗi « nhớ nước”, « thương nhà” tha thiết của nhà thơ. - Phép chơi chữ đặc sắc độc đáo ở hai câu ỉuận đã bộc lộ tâm trạng buồn, hoài cổ của nhà thơ một cách kín đáo. - Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cứ Đường luật hàm sức, cô đọng nhưng đã diễn tả được nội dung phong phú. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. - Lựa chọn điểm nhìn đặc sắc có tác dụng lớn trong việc quan sát và miêu tả cảnh vật 7 - Ngôn ngữ thơ: + Bà Huyện Thanh Quan: giàu tính ước lệ, nhiều điển tích, điển cố. - Phong cách: + Bà Huyện Thanh Quan: trang nhã, đậm chất hoài cổ. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ ĐỀ 19: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.” (Ngữ văn 7- tập 1, trang 104) Câu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ? Xác định thể thơ của bài thơ? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2: Nêu nội dung chính của bài thơ Câu 3: Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” trong câu thơ “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,” có tác dụng gì? Hãy cho biết ngôn ngữ trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có gì đặc biệt so với các bài thơ khác? Câu 4: Theo em có điểm gì giống và khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ này so với cụm từ ”ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang’’- Bà huyện Thanh Quan: “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta” Câu 5: Có người cho rằng, đọc bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, ta vẫn cảm nhận được rất nhiều phong vị làng quê Bắc Bộ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Trình bày ý kiến của mình thành một đoạn văn. Câu 6: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ. Câu 7: Từ nội dung bài thơ em vừa chép, hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Viết đúng những câu thơ còn lại Tác giả: Nguyễn Khuyến Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật Hoàn cảnh sáng tác: Khi ông cáo quan về ở ẩn 2 Nội dung chính bài thơ: Thể hiện vẻ đẹp tâm hon của nhà thơ qua việc khắc họa tình bạn đậm đà, thắm thiết, chân thành. 3 Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” có tác dụng: tỏ thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng. Ngôn ngữ của bài thơ: dân dã, đòi thưòng, hình ảnh quen thuộc với cảnh sắc nông thôn và đời sống người nông dân: ao vườn, cải, 4 - Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, nhưng khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt. - Giải thích được nội dung ý nghĩa của hai cụ từ trong từng bài: + ở bài “Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn; ở bài “Qua đèo ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ. + Nếu “B
File đính kèm:
- bo_28_de_doc_hieu_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_1_co_dap.doc