Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

Câu 1: (4,0 điểm) Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mặttrờixuốngbiểnnhưhònlửa.

Sóngđãcàithen,đêmsậpcửa.

Đoànthuyềnđánhcálạirakhơi,

Câuhátcăngbuồmcùnggiókhơi.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I

)Câu 2: (6,0 điểm)

Vết nứt và con kiến

Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn

hơnconkiếngấpnhiềulần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại

giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó.

Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt

qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục

cuộchànhtrình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia,

biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi

sánghơn.

(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)

Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho bản thân.

pdf 109 trang linhnguyen 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9
ạc, không mắc lỗi diễn đạt.
 Điểm 2: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn viết có cảm
xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 Điểm 1: Đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản nhưng bình luận chưa sâu, bài học
rút ra còn sơ sài, nông cạn. Diễn đạt chưa thật lưu loát.
 Điểm 0: Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức.
* Lưu ý: Nếu bài viết dưới dạng đoạn văn nhưng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, có sáng tạo
thì giám khảo linh hoạt cho điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.
Câu 3 (12 điểm)
Yêu cầu:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
* Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và phân tích, chứng
minh, cảm nhận và biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh.
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát lời nhận định trên và văn bản để trình bày
các ý sau:
 Giải thích lời nhận định:
Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình,
bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút... gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức
tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: trở thành điểm tựa,
nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.
 Chứng minh nhận định:
Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là
những hình ảnh của quê hương... Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ.
(Dẫn chứng)
Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng,
thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là
nơi chắp cánh ước mơ cho cháu...(Dẫn chứng)
Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động
viên là nơi nâng đỡ...(Dẫn chứng)
Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê
hương, đất nước.
 Đánh giá khái quát:
Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp...
Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng
đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời
cháu.
Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình
cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
Biểu điểm chấm:
 Điểm 10: Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Thể hiện được năng lực cảm thụ văn
học. Có kỹ năng phân tích, chứng minh vấn đề, hệ thống luận điểm rõ ràng. Có được
những đoạn hay.
 Điểm 8: Đạt những yêu cầu chính. Văn viết có cảm xúc. Bố cục tương đối hợp lý.
Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt.
 Điểm 6: Bài làm chưa sáng tạo, chỉ phân tích tác phẩm, chưa biết chia luận điểm.
Cảm nhận chung chung, không sâu, chưa biết sử dụng dẫn chứng để chứng minh. Còn
mắc lỗi diễn đạt.
 Điểm 4: Diễn xuôi thơ, hoặc cảm nhận không xuất phát từ tác phẩm. Chưa có bố
cục hợp lí, chưa biết xây dựng hệ thống luận điểm bám sát vào lời nhận định, còn mắc
nhiều lỗi diễn đạt.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
 Điểm 2: Cảm nhận và phân tích chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có
bố cục, chưa biết tổ chức luận điểm.
 Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung và phương pháp.
ĐỀ SỐ 13
Câu 1 (4 điểm)
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân qua bốn câu thơ trên. Từ vẻ đẹp của Thúy Vân,
em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay so với người phụ nữ xưa?
Câu 2 (4 điểm)
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên
gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ
không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng
đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều
khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể
uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây
xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này...
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.
Nước sông Jorda chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà
không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận
nguồn nước từ sông Jorda rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong
biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
(Trích "Bài học làm người " - Nhà xuất bản giáo dục)
Qua câu chuyện Hai biển hồ trên, đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống.
Câu 3 (12 điểm)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Cảm nhận của em về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu)
và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật).
Đáp án
Câu 1
Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau
A. Về nội dung:
* Cảm nhận được vẻ đẹp của Thúy Vân: Đó là vẻ đẹp đoan trang phúc hậu ,quí phái khác
thường: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài,
miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái
tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy vân tạo sự
hòa hợp, êm đềm với xung quanh nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
- Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ xưa và nay:
 Người phụ nữ xưa: Coi trọng "Công - dung - ngôn - hạnh ".
 Người phụ nữ ngày nay:
Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ xưa.
Trong các cuộc kháng chiến thể hiện vẻ đẹp: Anh hùng - bất khuất - trung hậu đảm đang.
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: Họ năng động, sáng tạo, quyết đoán có vị thế trong xã
hội .v.v..
B. Về hình thức:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có
khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn
viết mạch lạc có cảm xúc.
Biểu điểm:
 3,5 - 4 điểm: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt.
 2,5 - 3 điểm: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.
 1,5 - 2 điểm: Cảm nhận được nhưng nhìn chung chưa sâu, mắc ít lỗi diễn đạt.
 0,5 - 1 điểm: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 0 điểm: Làm lạc đề, bỏ giấy trắng.
Câu 2
Bài làm đáp ứng được những yêu cấu sau:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
A. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ý cơ
bản sau:
- Từ một câu chuyện (rút ra bài học từ cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn
đề tư tưởng đạo lý - mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Hạnh phúc không
phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết
đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ
với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều
lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính trọng bạn không
phải những gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn
cho đi". Với đề bài này HS trước hết cần giải thích – phân tích để làm rõ bài học giáo dục
được gửi gắm trong câu này.
B. Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện:
Nghĩa đen theo nghĩa khoa học:
 Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi xung quanh không có kênh rạch hay lối
thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụ lượng muối lớn,
làm cho nồng độ muối trong nước quá cao.
 Nước quá mặn nên không sinh vật nào sống được nên dẫn đến hoang vu thiếu sự
sống.
 Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các
hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho
cây cối, muông thú và con người.
C. Bài học rút ra từ câu chuyện.
Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống:
 Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những giao tiếp,
những sinh hoạt luôn "trao" và "nhận". Xã hội sẽ không tồn tại nếu thiếu quá trình
này.
 Hãy biết chia sẻ để nó lan tỏa và biến thành niềm vui...
 Biển Chết: như một biểu tượng cho một loài người ích kỷ, thiếu đi lòng vị tha
nhân hậu chỉ biết sống cho riêng mình.
 Biển Galile: sống vì người khác, mở rộng bàn tay cho và nhận (dẫn chứng từ thực
tế cuộc sống ).
Khẳng định cách nhìn, thái độ sống, chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan
hệ xung quanh (dẫn chứng- phân tích-so sánh, đối chiếu... ).
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Cuộc sống cần có sự đồng cảm (hãy dang rộng đôi tay với những nạn nhân bị chất độc
màu da cam; đồng bao miền Trung đang bị thiên tai bão lụt......)
* Bài học cho bản thân.
 Cách ứng xử và thái độ đối với những người xung quanh.
 Cách ứng xử, cho và nhận đối với cuộc đời.
Biểu điểm:
 Điểm 3,5 - 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến
thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết
có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
 Điểm 2,5 - 3: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng
và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập
luận, diễn đạt tương đối tốt.
 Điểm 1,5 - 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ
năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
 Điểm 0,5 - 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu
về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
 Điểm 0: Để giấy trắng.
Câu 3
A. Yêu cầu về hình thức:
 Xây dựng bài văn bố cục ba phần rõ ràng.
 Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, bình giảng, so sánh đánh giá, tổng hợp
vấn đề. Hệ thống luận điểm phải rõ ràng, chặt chẽ, lô gic.
 Dùng từ đặt câu chính xác, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
B. Yêu cầu về nội dung:
a. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ hồ trong hai tác phẩm:
* Cảm nhận nét giống nhau về hình tượng người lính của hai tác phẩm:
 Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam
yêu nước. Sinh ra lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược nên họ có nhiệm vụ
bảo vệ nền độc lập dân tộc, được giác ngộ sâu sắc lí tưởng cách mạng.
 Trong chiến đấu họ phải đối mặt với những khó khăn gian khổ, thiếu thốn nhưng
họ vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất của người chiến sĩ được tôi luyện
trong kháng chiến. Giữa họ có những tình cảm tốt đẹp, bền chặt của tình đồng chí,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
đồng đội. Đó là những nét bản chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh.
* Nét đặc sắc riêng:
- Tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu:
 Nội dung: Người lính trong buổi đầu chống thực dân Pháp, xuất thân từ nông dân
nghèo ở những miền quê khác nhau. Tác phẩm lí giải tình đồng chí, đồng đội nảy sinh
trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ gian khó, thiếu thốn.
Các anh thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau, có những nỗi nhớ quê hương sâu nặng
tha thiết.
 Nghệ thuật: Bài thơ mang vẻ đẹp giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu thủ thỉ
tâm tình, cảm xúc dồn nén, sử dụng cấu trúc song hành. Tác phẩm có nhiều chi tiết
phản ánh hiện thực mà vẫn đậm chất lãng mạn.
- Tác phẩm: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
 Nội dung: Những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm
chống Mỹ ác liệt. Bài thơ làm nổi bật tư thế hiện ngang, tinh thần dũng cảm chấp
nhận những khó khăn với ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái
xe. Họ có nét tinh nghịch, trẻ trung, vô tư lạc quan, hồn nhiên sôi nổi. Cả tập thể
chiến sĩ lái xe coi nhau như một gia đình.
 Nghệ thuật:
Bài thơ đậm chất văn xuôi mà vẫn rất thơ, tạo nên một lối thơ mới giàu hiện thực, trẻ
trung. Nhà thơ xây dựng hình tượng những chiếc xe không kính là một nét đặc sắc để
khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn, ý chí người chiến sĩ lái xe.
Nguyên nhân có sự khác nhau: Do hoàn cảnh lịch sử chi phối cách phản ánh cuộc sống
chiến tranh, đồng thời do cách cảm nhận và tài năng thể hiện ở mỗi nhà thơ cũng như sự
đòi hỏi sáng tạo của văn học. Tuy nhiên giữa hai thế hệ người chiến sĩ vẫn có tính nối tiếp
và kế thừa.
b. Từ cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ, học sinh có thể liên hệ tới
Đại tướng Võ Nguyên Gíap đã lành đạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ và hình tượng người lính ngày nay: Những chiến sĩ ngày đêm bảo vệ vùng biển đảo
thân yêu của tổ quốc.....
Thang điểm:
 Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong
sáng; bài viết thể hiện được sự sáng tạo, cảm thụ riêng biệt.
 Điểm 10: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc
nhưng phải đủ ý; diễn đạt trong sáng.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
 Điểm 8,0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, chọn và phân tích được một số dẫn chứng
để làm sáng tỏ vấn đề. Diễn đạt rõ ý.
 Điểm 6,0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, phân tích dẫn chứng chưa sâu sắc; còn
mắc một vài sai sót nhỏ.
 Điểm 4,0: Chưa hiểu rõ đề, nội dung sơ sài, ít dẫn chứng, còn nhiều lỗi diễn đạt.
 Điểm 1,0: Chưa hiểu đề, nội dung sơ sài hoặc không nêu được ý; diễn đạt yếu;
mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ.
 Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không làm tròn.
ĐỀ SỐ 14
Câu 1 (4,0 điểm)
Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật ông Hai qua các đoạn trích sau:
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt
gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
... Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má."
(Trích "Làng", Kim Lân)
Câu 2 (4,0 điểm):
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật
đẹp.
Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết không quá 02 trang giấy thi).
Câu 3. (12,0 điểm):
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu
sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học.
Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: "Cháu sống thật hạnh phúc".
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát.
Họ đã"Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng".
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm
thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền đánh cá
của Huy Cận, hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
Đáp án
Câu 1 (4,0 điểm)
* Chỉ ra được:
 Những giọt nước mắt của ông Hai là chi tiết nghệ thuật độc đáo, được miêu tả tinh
tế, bộc lộ chiều sâu nội tâm của nhân vật
 Những giọt nước mắt ấy đều xuất hiện trong hoàn cảnh ông Hai nghe tin làng Chợ
Dầu theo giặc. Nó có vai trò quan trọng giúp nhà văn diễn tả những cung bậc cảm xúc
khác nhau của nhân vật:
Câu văn "nước mắt ông lão cứ giàn ra" thể hiện tâm trạng đau đớn, tủi nhục vì nghe tin
làng ông làm Việt gian theo Tây, vì nghĩ các con còn nhỏ rồi đây phải chịu cảnh rẻ rúng
hắt hủi của mọi người. Đó là giọt nước mắt của lòng tự trọng, của tình thương con và tình
yêu làng tha thiết.
"nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng": vì xúc động, vì hạnh phúc khi nghe con trả lời
ủng hộ Cụ Hồ. Đứa con nhỏ đã nói hộ tiếng lòng của ông, một người thủy chung với
kháng chiến, luôn biết ơn Cụ Hồ. Đó là giọt nước mắt của niềm vui và tự hào.
* Khái quát được:
 Giọt nước mắt của ông là giọt nước mắt của con người luôn nặng lòng với quê
hương, Cụ Hồ, kháng chiến và là biểu hiện đẹp đẽ của phẩm cách làm người ở người
nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
 Qua đó, Kim Lân thể hiện thái độ trân trọng phẩm giá của con người.
Câu 2 (4,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
 Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề. Bố cục bài
viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại
lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Giải thích
 vùng sỏi đá khô cằn: nơi khó có sự sống của cây cối, chỉ sự khắc nghiệt của môi
trường sống.
 có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức
chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp.
=> Là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên có ý nghĩa chỉ sức chịu đựng, sức sống
kỳ diệu, ý chí nghị lực, bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống của con người.
* Bàn luận
 Thực tế cuộc sống vùng đất khô cằn có thể là hoàn cảnh khó khăn, những gian
nan vất vả, khắc nghiệt của cuộc sống...
Hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sống, phát triển nhân cách, tài năng.
Môi trường để tôi luyện, giúp con người vững vàng trong cuộc sống.
 Trước hoàn cảnh ấy, có những con người:
Với những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi đã tạo được thành công; dâng
hiến cho đời những gì cao đẹp, ý nghĩa.
Chán nản, bi quan, buông xuôi bất lực dẫn đến thất bại trong cuộc sống.
* Bài học nhận thức, hành động
 Con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn vươn lên chiến thắng hoàn cảnh là
niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa
biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ đó học sinh liên hệ
với bản thân
Câu 3. (12,0 điểm):
* Yêu cầu về kĩ năng trình bày: Đúng kiểu bài nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng, hợp
lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ
ràng, không quá ba lỗi chính tả và không mắc lỗi dùng từ cơ bản
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo
những ý sau:
1. Mở bài:
Nêu đúng vấn đề và giới hạn - vẻ đẹp của người lao động mới trong hai tác phẩm: "Đoàn
thuyền đánh cá" của Huy Cận và "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long.
2. Thân bài:
* Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác.
 Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào công
cuộc xây dựng CNXH. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất
nước dấy lên khắp mọi nơi.
 "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận (1958), "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long
(1970) đều là kết quả của những chuyến đi thực tế mà các tác giả sống trực tiếp cùng
với những con người lao động. Hình tượng người lao động đã được khắc họa rõ nét
trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi lứa tuổi, với những nghề nghiệp
khác nhau, làm việc ở những vùng khác nhau nhưng đều có chung những phẩm chất
cao đẹp.
Luận điểm 1: Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách.
 Người ngư dân trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" ra khơi khi thiên nhiên, vũ
trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy
hiểm.
 Những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh
sáng đẹp.
 Trong "Lặng lẽ SaPa": Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo
và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc. Công việc của
anh là "đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết".
 Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về
trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ "ốp" dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì vẫn phải trở
dậy làm việc.
Luận điểm 2: Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn
nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến ch

File đính kèm:

  • pdfbo_25_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9.pdf