Bình giảng Ngữ văn Lớp 8

Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn nước ta vào những năm trước

Cách mạng tháng Tám 1945, nhà văn Nguyên Hổng đã được bạn đọc yêu quý. Bởi

vì, ngay từ nhữQg tác phẩm đầu tay, nhà văn đã hướng ngòi bút về những người

cùng khổ, gần gũi mà ổng yêu thương với trái tim thắm thiết của mình. Đọc

văn Nguyên Hồng, chúng ta bắt gặp bao nhiêu người cùng khổ đáng cảm

thông, đáng yêu thương và trân trọng. Trong đó, nổi bật là những người bà,

người mẹ, người chị, những cô bé, câu bé,. Có nhà nghiên cứu đã nhận định :

Nguyên Hổng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Đọc đoạn trích Trong lòng mẹ ~

chương IV - hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, chúng ta bắt gặp hai

người phụ nữ và một thiếu niên, cả ba nhân vật đều được nhà vãn khắc hoạ

bằng một ngòi bút chân thực, với một trái tim nhạy cảm. Tình cảm bao trùm

toàn bộ đoạn văn là lòng mẹ dịu êm, tình con cháy bỏng, đầy ấn tượng.

Tuy chỉ là một chương thuộc phần giữa của thiên hồi kí chín chương,

nhưng đoạn trích -được bố cục khá chặt chẽ, rành mạch, tương đương một

truyện ngắn. Phần mở bài (từ đầu đến ". sống bằng cách đó"), nêu cảnh ngộ

éo le của chú bé Hổng : cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Phần

thân bài (từ "Một hôm." đến ". thơm tho lạ thường") kể câu chuyện : mặc dù

bị người cồ châm chọc, khích bác, Hổng vẫn tin yêu mẹ, nên cuối cùng đã được

gặp lại mẹ, được sống trong lòng mẹ dịu êm, chứa chan hạnh phúc. Đoạn kết

bài ("Phải bé lại. không mảy may nghĩ ngợi gì nữa") nhấn mạnh niềm hạnh

phúc của tình mẫu tử. Lần theo câu chuyện về một chặng đời thơ ấu của

Nguyên Hổng - cũng là cuộc đời của biết bao em bé khổ đau trong xã hội bấy

giờ - chúng ta thấy nổi bật lên hai tình huống truyện, gắn với tâm trạng tính

cách ba nhân vật : nhân vật bà cô, nhân vật bé Hổng và nhân vật người mẹ.

 

docx 154 trang linhnguyen 19/10/2022 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bình giảng Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bình giảng Ngữ văn Lớp 8

Bình giảng Ngữ văn Lớp 8
n Lôn thiên về miêu tả
ngoại hình nhân vật trữ tình - cũng là hình ảnh Phan Châu Trinh khi phải làm
khổ sai ở Côn Đảo. Nhưng nhà thơ không dùng bút pháp tả thực mà phóng bút,
dùng tưởng tượng và nghĩ suy để tự hoạ chân dung mình. Do đó, từ một việcbình thường, thậm chí tầm thường, khổ cực, tác giả đã nâng lên miêu tả hình
ảnh một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại dang thực hiện sứ mệnh
thiêng liêng : khai sông, phá núi, vạt đồi, chuyển đá để tạo dựng càn khôn đổi
thay vũ trụ... công việc ấy lẫy lừng, vang động cả đất Côn Lôn.
2. Sang đến bốn câu sau - hai câu luận và hai câu kết, nhà thơ chuyển
giọng từ miêu tả tung phá sang suy nghĩ lắng sâu :
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con !
Đây là những lời tự nhủ, tự động viên mình hãy vững vàng trước những khó
khăn, thử thách. Hai câu luận cũng có hai cặp đối xứng khá chặt chẽ : "tháng
ngày" - "mưa nắng" ; "thân sành sỏi" - "dạ sắt son". Ý thơ mở rộng, không chỉ
nói việc đập đá mà khái quát thời gian, không gian, những "nắng mưa", bão tố
của cuộc đời đang đợi mình phía trước. Đấy là nhà tù, là gông xiềng, tra tấn, là
nối tiếp những lao dịch khổ sai, những cơ cực gấp bội phần việc đập đá. Nhưng,
tất cả, mình đều chấp nhận, thậm chí đều coi là điều kiện, là trường học để tôi
luyện cho thân thêm "sành sỏi", cứng rắn hơn, cho dạ "sắt son", lòng trung
thành với dân với nước càng bền vững hơn. Nghe được những tiếng tự tình như
thế của nhà thơ, ta phát hiện thêm một vẻ đẹp nữa của thơ. Đó là hai cặp tiểu
đối khá tinh tế : Tháng ngày - biểu tượng cho sự thử thách kéo dài đối chọi với
"thân sành sỏi" ; Mưa nắng - biểu tượng cho những gian khổ ở đời đối chọi với
"dạ sắt son". Đồng thời, ta còn nhận ra nghệ thuật ẩn dụ cũng khá thú vị của
hai câu thơ. Dùng hai hình ảnh "sành sỏi" và "sắt son", vốn rất gần gũi cuộc
sống đời thường ngầm ví với bản lĩnh tinh thần và sức lực của con người khiến
cho thơ mang âm điệu dân dã mà vẫn trang trọng, dễ hiểu. Đến hai câu kết lại
xuất hiện một ẩn dụ nữa cũng đậm tính dân gian và cũng rất ấn tượng :
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con.
Hình ảnh "kẻ vá trời" nhắc người đọc nhớ tới huyền thoại về bà "Nữ Oa đội
đá vá trời". Tự ví mình là kẻ vá trời, tương tự một vị thần kì diệu như thế là
cách nói khoa trương, cường điệu. Song ngẫm ra, cũng không phải là quá lời.
Bởi vì, sự nghiệp cứu dân cứu nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp
hơn nửa thế kỉ mà các cụ Phan Châu Trĩnh, Phan Bội Châu theo đuổi lúc bấy
giờ quả là một việc to lớn, táo bạo, nặng nề và đầy ý nghĩa, chẳng kém gì bà
Nữ Oa xưa đội đá vá trời, nhằm đem lại cho nhân dân áo ấm, cơm no. Với hình
ảnh vá trời ấy, nhà thơ nhấn mạnh thêm bức chân dung người đập đá ở những
câu thơ trên. Đồng thời, cũng muốn ngầm ví công việc khổ sai mà người tù
đang phải làm chỉ là việc con con. Như thế, cả về niêm, luật của Đường thi lẫn
nội dung, ý nghĩa, hai câu kết đã tô đậm .thêm tư thế, 'bản lĩnh và ý chí của
người anh hùng, đấng tài trai đứng giữa đất Côn Lôn.
Tóm lại, bằng bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, nhiều từ ngữ, khoa
trương, nhiều ẩn dụ đặc sắc, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận một
hình tượng đẹp - một vị anh hùng đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa núi đồi
trời biển, oai phong lẫm liệt, ngang tàng, luôn hướng tới lí tưởng cứu nước, dù
gặp bước gian nguy nhưng chí khí không bao giờ dời đổi. Cách cảm, cách nghĩ
như thế của cụ Phan Châu Trinh, chúng ta bất gặp ở khá nhiều bài thơ trong
kho tàng thơ ca trung đại Việt Nam. Và sau này, nhà thơ Sóng Hồng Bút danh của đồng chí Trường Chinh - Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
 - một
chiến sĩ cộng sản - cũng đã sáng tác một bài thơ có đề tài, giọng điệu và cách
biểu hiện tương tự. Đó là bài Lấy củi, có hai câu thơ được truyền tụng :
Đốt chot tiêu kiếp tù đầy
Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng.
Giống cảnh ngộ cụ Phan Châu Trinh, nhà thơ Sóng Hồng khi bị giam ở nhà
tù Sơn La phải lên rừng kiếm củi về cho bọn lính ngục đun bếp, đốt lửa,... Từ
một việc lao dịch khổ sai như thế, người tù - thi sĩ ấy đã viết nên những vần
thơ ngời sáng hào khí anh hùng, thật đáng kính phục. Đọc những vần thơ khẩu
khí kiểu Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác hay Lấy củi,
chúng ta không chỉ nhìn thấy nét đẹp hình tượng nhân vật trong thơ mà còn
ngẫm được nhiều bài học bổ ích từ cách sống, each nghĩ của tác giả. Hãy sống
hết mình, hãy nghĩ phóng khoáng, biến những gian khổ, vất vả trong công việc
đời thường thành những hành động hào hứng, những khát khao bay bổng để
làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn...
MỘT GIẤC Mơ KÌ THÚ, NGÔNG NGHÊNH, LÃNG MẠN
(Về bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà)
Sau hơn mười năm đầu thế kỉ XX bước vào thời kì hiện đại hoá với những
áng văn chương yêu nước nổi tiếng của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu,... nền
văn học nước ta bước vào giai đoạn chuyển biến cực kì sôi động. Từ những năm
20 trở đi, trên văn đàn xuất hiện các nhà văn mạnh dạn đổi mới cả nội dung lẫn
hình thức văn chương. Họ kết hợp những vẻ đẹp của truyền thống với yêu cầu
cách tân của thời đại, sáng tác ra những tác phẩm thơ văn đặc sắc mang hơi thở
của một lớp người giàu khát vọng, yêu nước, yêu đời, nhưng bế tắc,... Một
trong những người mở đầu cho dòng văn chương này là thi sĩ Tản Đà. Tản Đà
đã sáng tác nhiều tác phẩm mà chỉ đọc tên, chúng ta cũng thấy rõ tính độc đáo,
đầy mộng mơ, lãng mạn : Khối tình con I, II, III, Giấc mộng lớn, Giấc mộng
con,... Trong tập thơ Khối tình con có bài thơ Muốn làm thằng Cuội được nhiều
người coi là độc đáo nhất. Quả đúng như vậy. Qua nhan đề tác phẩm và ít phút
đọc - hiểu ban đầu, chúng ta đã cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.
Đây là một ước muốn khác đời, kì quặc, hay đây là một giấc mơ kì thú, ngông
nghênh, lãng mạn ? Muốn làm thằng Cuội tức là muốn bay lên cung trăng,
muốn thoát li cuộc đời trần giới để sống với trăng sao, tiên cảnh ư ? Tại sào
nhà thơ lại có ước muốn ấy ? Ước muốn ấy có ý nghĩa gì ?... Biết bao câu hỏi
thú vị hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta.
Cũng là thơ thất ngôn bát cú theo luật thơ Đường, cũng viết bằng chữ Nôm,
nhưng so với nhiều bài thơ Nôm thời kì văn học trung đại và hai bài thơ ra đời
trước đó ít năm của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, nhưng hồn thơ, giọng
điệu và ngôn từ của Muốn làm thằng Cuội có nhiều nét khác hẳn. Bài thơ mang
giọng điệu nhẹ nhàng, thanh thoát pha chút tình tứ hóm hỉnh, có nét phóng
túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn, thoát li.
Hai câu thơ đầu (vào đề) là lời thở than buồn và chán của một thi sĩ, một
con người trần thế :
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Nét độc đáo dễ thấy là hai đại từ nhân xưng "chị" và "em" nghe thật duyên
dáng. Nhân hoá vầng trăng, rồi nữ hoá trăng, gọi bằng cái tên Hằng (theo cách
nói của nhiều thi sĩ xưa - Hằng Nga - ả Hằng), kèm theo đại từ "chị", xưng
mình là "em", nhà thơ tạo ra một quan hệ bất ngờ, thân mật mà dân dã, đúng
quan hệ để tâm sự sẻ chia nỗi niềm. Nỗi niềm của nhà thơ bộc bạch trực tiếp
bằng hai từ biểu cảm buồn và chán. Buồn trong đêm thu là tâm trạng quen
thuộc của các vãn nhân nghệ sĩ xưa nay. Bởi vì, mùa thu về, dẫn theo hơi thu se
lạnh, gió thu nhè nhẹ hiu hiu, cây cỏ mùa thu héo úa, đợi ngày tàn lụi,... Biết
bao thi sĩ dân tộc từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, từ Hồ Xuân Hương đến Bà
Huyện Thanh Quan, rồi Nguyễn Khuyến, Tú-Xương,... đã từng thấm nỗi buồn
của mùa thu để rồi làm đẫm ướt những dòng thơ. Là một thi sĩ tài danh, nhạy
cảm, trước mùa thu, hẳn Tản Đà đã thấm cái hồn thu đất trời, cỏ cây tàn tạ và
lây những dòng buồn của vã'n chương, của các thi sĩ. Đấy là nỗi buồn lãng mạn,
nhè nhẹ, bâng khuâng, nhự vô cớ mà có duyên. Còn tâm trạng "chán nửa rồi"
thì không còn là lãng mạn vô cớ kiểu nghê sĩ nữa. Đó là nỗi buồn chán đẫm
chất thế sự của một tâm hồn từng âu lo cho nước cho dân trong cảnh lầm than
nô lệ. Đêm thu... buồn, cộng Trần thế... chán, cảnh đất trời thiên nhiên cộng
với cảnh đời tối tăm đau khổ đã xui giục nhà thơ cất tiếng thở than, để tìm
người chia sẻ. Có lẽ chưa tìm được ai xứng với mình, nên đành ngẩng mặt than
với mây trời, với trăng sao. Trong vòm trời đêm mênh mông kia, có lẽ chỉ mặt
trăng đáng làm tri kỉ. Bởi vì trăng sáng ngời, tròn trịa, phúc hậu, vô tư, vô ngôn
mà đầy gợi cảm. Dưới đôi mắt, đúng ra là qua trái tim nhạy cảm đa tình của
mình, thi sĩ Tản Đà đã thấy ở vầng trăng hình ảnh một mĩ nhân có thể kết bạn
tâm giao. Nhà thơ gọi trăng là "chị" - "chị Hằng", tôn xưng người đối thoại là
"chị", nhận mình là "em" thật khéo, khéo trong ứng xử (nếu "chị Hằng" là có
thật) và khéo trong dẫn dắt ý thơ. Hiện lên sau hai câu thơ cấu trúc kiểu lời gọi,
tiếng than là một ước nguyện chân thành, tha thiết khiến người nghe, người
được cây nhờ không thể chối từ và người đọc thơ cũng không thể dừng lại.
Đến bốn câu thực và luận, lời ước nguyện, cầu xin trở thành một giấc mơ
độc đáo :
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Nếu xét về luật bố cục và đối xứng Đường thi thì bốn câu trên đã phạm
luật, không đúng nội dung của hai câu thực (tả thực) và hai câu luận (suy luận,
mở rộng), từng cặp câu cũng chưa thật đối nhau trong ngôn từ và ý nghĩa. Song
đọc lên, ta vẫn thấy ngôn ngữ trôi chảy, ý tứ khoáng đạt, hồn thơ phát triển tự
nhiên, gắn bó hài hoà với hai câu mở đề. Đó là những dòng cách tân Đường
luật để ý tình được tung phá, "cái tôi" thi sĩ được bay bổng, tự nhiên. Bốn câu
thơ cất lên những tiếng nói ước nguyện, những dự cảm thật độc đáo. Câu thứ
nhất thăm dò "Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?". Câu thứ hai, không đợi trả lời,
liền đề đạt, cầu xin mạnh dạn "Cành đa xin chị nhắc lên chơi". Những hình ảnh
"cung quế", "cành đa", "ai ngồi đó" gợi biết bao chuyện huyền thoại về "cung
Quảng Hàn" (mặt trăng), về "cây đa, chú Cuội" mà nhiều người Việt Nam đều
biết. Đó đâu phải một nơi chốn của cọn người mà là những địa chỉ siêu nhiên,
những con người siêu nhân chỉ có trong tưởng tượng, trong những giấc mơ.
Phải chăng, khi cất lên những tiếng thơ đó, thi sĩ Tản Đà đang ru hồn mình vào
trong một giấc mơ ! Ta có cảm giác ông đang bé lại, nhỏ nhắn, tí hon như nhân
vật chú Cuội ngày xưa bám vào "cành đa" bay lên, bay lên, lên đến tận cung
trăng, rồi từ từ hạ xuống, ngồi dưới gốc đa, bên cạnh chú Cuội. Sau đó là một
cảnh tượng, một bức tranh kì thú :
Có bầu, có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Nhà thơ đã đến đích, được gặp chị Hằng, chú Cuội, được kết bạn với gió,
mây. Hai cụm từ "can chi tủi" và "thế mới vui" thể hiện rõ tâm trạng thoả thuê,
quên hết nỗi buồn khổ ở trần gian để tìm nguồn vui nơi tiên giới. Âm điệu của
ngôn từ như ngân lên pha chút hóm hỉnh, cười đùa, ngông nghênh mà rất tình
tứ. Có thể nói, tâm hồn lãng mạn của thi nhân đã tìm được một địa chỉ lí tưởng
để thoầt li. Lên tới mặt trăng, ẩn mình trong mây bay, gió cuốn tức là Tản Đà
đã hoàn toàn xa lánh được cuộc đời "buồn chấn", xa lánh "cõi trần nhem
nhuốc"(1). Nhưng ước nguyện của Tản Đà không chỉ hoàn toàn là trốn chạy, xa
lánh. Đó chính là những giấc mơ, những khát vọng chân chính của một con
người luôn gắn bó với cuộc đời, luôn mong muốn cuộc đời nói chung, đời mìnhnói riêng có niềm vui, có hạnh phúc, được gặp những bạn bè nhân hậu, chân
tình. Nhà thơ từng than thở :
Chung quanh những đá cùng cây,
Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm (1\
và đã từng ước mơ :
Kiếp sau xỉn chớ làm người,
Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay(2\
Với ước nguyện Muốn làm thằng Cuội, cái khát vọng chính đáng kia bắt
gặp một giấc mộng của hồn thơ đa tình, trở thành một cách nói có phần ngông
nghênh, ngạo đời,' lãng mạn. Chán đời, buồn thu, giờ đây được sánh vai bầu
bạn với người đẹp Hằng Nga, được vui chơi thoả thích với mây gió, còn gì thú
hơn và làm sao còn cô đơn, sầu tủi được ! Cảm hứng lãng mạn của Tản Đà
mang đậm dấu ấn thời đại và đi xa hơn người xưa là ở chỗ đó.
Dấu ấn thời đại và tầm xa trong hồn thơ Tản Đà được đẩy thêm một bậc,
bất ngờ là ở hai câu kết bài thơ :
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Đêm trung thu, trăng sáng, người người ngẩng đầu chiêm ngưỡng trăng
sao, bầu trời, thì nhà thơ lại đang ngồi tít mãi trên cung trăng tựa vai người đẹp
Hằng Nga nhìn xuống, ngắm nghía trần gian, rồi... cười. Vì sao nhà thơ cười ?
Có thể vì đã đạt được ước mơ, khát vọng thoát li, xa lánh cõi đời trần tục, nên
thoả mãn, cười vui. Cũng có thể vì được đứng ở vị trí tầm cao, đứng trên mọi
thói đời nhỏ bé, thấp hèn, nên nhà thơ nhìn rõ những điều xấu xa, bẩn thỉu,
đáng cười, đáng khinh của cõi trần chạt hẹp nhỏ nhoi. Cũng có thể đây là cái
cười tự trào, tự giễu mình... chơi ngông, hơn đời, khác đời. Một chữ cười mà
mở ra hai ba nghĩa, thật thú vị. Phải chăng hai câu thơ kết, nhất là từ cuối cùng
của bài thơ ("cười") là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn, phong thái phóng
khoáng, ngông nghênh mà rất duyên dáng, đa tình của Tản Đà.
Tóm lại, bài Muốn làm thằng Cuội là tâm sự của một con người bất hoà sâu
sắc với xã hội tầm thường, xấu xa, muốn thoầt li bằng mộng tưởng lên cung
trăng để bầu bạn với chị Hằng, vui cùng mây gió. Đó là. một giấc mơ kì thú,
ngông nghênh, lãng mạn. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở vẻ đẹp của giấc
mơ ấy được thể hiện ở những từ ngữ, những hình ảnh đậm chất dân tộc, ở
những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Tản Đà. Nhờ
những đổi mới trong hồn thơ, tìm tòi trong nghệ thuật, thi sĩ Tản Đà đã góp
phần mở ra một giai đoạn cách tân sôi động, hào hứng cho lịch sử thơ ca hiện
đại Việt Nam, đúng như nhà nghiên cứu Hoài Thanh nhận xét : "Tiên sinh đã
cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thiết tha, nỗi khát vọng thoát li ra
ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo... Tiên sinh đã dạo
những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa..." Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh và Hoài Chân viết năm 1942, NXB Văn học, H., tái
bản, 1988.
.
LỜI CHA DẶN, TIẾNG HỊCH TRUYEN cứu nước
(Về bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải)
Tuy sinh sau Tản Đà sáu năm, nhưng Trần Tuấn Khải vẫn được coi là nhà
thơ lãng mạn cùng thời với Tản Đà. Nếu Tản Đà có những ước mơ thoát tục
vươn lên chốn bồng lai, thì thi sĩ họ Trần có bút danh Á Nam lại thường trốn
tránh thực tại, thả hồn về với quá khứ, nhất là những trang lịch sử quá khứ hào
hùng của dân tộc. Qua những câu chuyện, những nhân vật lịch sử, Trần Tuấn
Khải gửi gắm lòng yêu nước, thương dân một cách thiết tha mà kín đáo. Nhà
thơ Xuân Diệu nhận xét: "Các đề tài của lịch sử nước nhà giúp cho Á Nam cái
cớ và cái chất để phóng túng ngòi bút, mở rộng tâm tình và cũng kích động
đồng bào, bởi người Việt Nam ta rất yêu nước, động đến lịch sử là rung động
dây đàn yêu nước, thương nòi của mọi lòng người"(1\ Tác phẩm Hai chữ nước
nhà là tiếng nói yêu nước của nhà thơ, cũng là những lời "kích đông" tấm lòng
yêu nước thương nòi của nhân dân ta lúc bấy giờ. Mượn đề tài lịch sử thời quân
Minh xâm lược nước ta, hoá thân vào nhân vật Phi Khanh ("Nghĩ lời ông Phi
Khanh dặn Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu"), nhà thơ yêu
nước Trần Tuấn Khải muốn thức tỉnh nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ Việt
Nam những hăm đầu thế kỉ XX hãy đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, cứu Tổ
quốc. Nghĩa trực tiếp của bài thơ - nhất là của đoạn đầu 36 dòng thơ song thất
lục bát - là lời cha dặn con, nhưng ý nghĩa chính,, cảm hứng bao trùm là tiếng
hịch của non sông đất nước truyền ra, thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí quật
cường, cứu nước của tuổi trẻ Việt Nam. Tiếng hịch ấy vang lên từ hơn tám
mươi năm trước mà ngày nay đọc lại, chúng ta vẫn xúc động.
Tám câu thơ mở đầu vẽ lại khung cảnh hai cha con Phi Khanh - Nguyễn
Trãi trò chuyện và nỗi lòng sầu tủi của mỗi người:
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu.
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
Cuộc chia li diễn ra nơi biên cương thật heo hút, ảm đạm. Trông lên Bắc,
phía Trung Quốc, chỉ thấy mây sầụ. Nhìn về Nam, quê hương đất Việt chỉ nghe
tiếng gió đìu hiu. Xung quanh bốn bề rừng núi là tiếng hổ thét, chim kêu,... Đây
là điểm giáp ranh hai nước Việt - Trung. Đối với cuộc ra đi không có ngày trở
lại của Phi Khanh, thì đây là điểm cuối cùng để rồi vĩnh biệt Tổ quốc, quê
hương. Tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc thê lương và cảnh
vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ
thấm một nỗi buồn và rất gợi cảm. Nhà thơ đã hoá thân vào tâm trạng Phi Khanh,
miêu tả ngoại cảnh thời kì Phi Khanh - Nguyên Trãi sống, nhưng vẫn gợi cho
người đọc không khí thời đại những năm haị mươi đầu thế kỉ XX u ám, sầu
thương. Ngôn ngữ thơ tuy có chút cũ kĩ, ước lệ vẫn tạo được không khí cho
toàn bài, nhất là nó có ý nghĩa tạo nền cho tâm trạng hai cha con trong cuộc
biệt li. Bốn câu tiếp ngay sau đó rớm máu và đẫm lệ. Cha thì uất nghẹn, hòn
máu nóng thấm quanh hồn nước ; con thì sụt sùỉ, tầm tã châu rơi. Hoàn cảnh
ấy thật éo le. Cha bị bắt sang Tàu, không ngày trở lại. Con muốn đi theo, phụng
dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu. Cha rất hiểu lòng con. Nhưng chữ truríg lớn
hơn chữ hiếu nên cha dằn lòng khuyên con trở lại để lo việc nước. Câu chuyện
lịch sử kì diệu, thiêng liêng đó, người dân Việt Nam ai cũng biết và cũng đã
từng được nhiều văn nghệ‘SĨ kể lại, nay được Trần Tuấn Khải nhấn mạnh
thêm. Cho nên dù trong ngôn từ có "máu" hoà với "châu rơi", lời cha dặn vẫn
rất chân thành và thiêng liêng, không chút sáo mòn, ước lệ. Nói khác đi, đây là
lời trăng trối, lời huyết lệ của tình cha con, cũng là lời non sông đất nước. Câu
cuối của đoạn thơ : "Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên" rất mộc mạc mà nghe
nhói tận trong tim. Nó truyền cảm, lay mạnh trái tim người đọc chúng ta.
Những éo le của cuộc đời và lòng người như thế được thể hiện bằng thể thơ song
thất lục bát - một thể thơ vừa gân guốc, trang trọng, vừa mềm dịu, thiết tha -
thường dùng làm những khúc ngâm, những trường ca trữ tình. Trong vãn học trung
đại Việt Nam, chúng ta đã được đọc Chinh phụ ngâm khúc nổi tiếng theo bản
dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm. Giờ đây, đọc khúc ngâm mở đầu Hai chữ
nước nhà này của Trần Tuấn Khải, ta như gặp lại những âm điệu của Chinh phụ
ngâm khúc vừa, tự sự, vừa miêu tả trữ tình, biểu ý và biểu cảm khá hài hoà.
Xuống đoạn hai - 20 dòng thơ tiếp theo - Nguyên Phi Khanh nhắc nhở con
trai (cũng là lời Á Nam), nhắn gửi người đời về tình cảnh đất nước dưới gót
giày quân xâm lược. Sau mấy lời tóm tắt truyền thống anh hùng của dân tộc
"Giời Nam riêng một cõi nậy - Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì", là bức
tranh thê thảm của non sông đất nước :
Bôh phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông !
Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con,
Làm cho xiêu tán hao mòn,
- Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu Ị...
Về nghĩa gốc, đoạn thơ miêu tả "vận nước" ta khi bị "quân Minh thừa hội
xâm lăng". Nhưng người đọc cảm nhân rõ đây chính là hình ảnh quê hương,
Tổ quốc Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và sự suy đồi bạc
nhược của triều Nguyễn lúc bấy giờ. Những hình ảnh đặc tả khói lửa bừng
bừng, thành tung quách vỡ kết họp vói những hình ảnh ẩn dụ xương rừng, máu
sông và những chi tiết khái quát bỏ vợ lìa con, xiêu tán hao mòn,... nối tiếp nhau
hiện lên. Tác giả đã nhập vai nhân vật Phi Khanh - một nạn nhân vong quốc đang đi
vào cõi chết - vừa miêu tả hiện tình đất nước vừa lên án tội ác kẻ thù. Cho nên,
lời thơ vừa tả thực vừa trĩu nặng những cảm xúc chân thành, xót thương và căm
giận. Chắc rằng, người đọc những năm hai mươi của thế kỉ XX cũng là những
nạn nhân vong quốc đã dễ dàng đồng cảm với nhà thơ khi đối chiếu ngôn ngữ
hình ảnh thơ với thực tế cuộc sống, đất nước ta lúc bấy giờ. Hơn nữa, sau
những dòng thơ cực tả như thế, tác giả trực tiếp bày tỏ cảm xúc bằng những lời
cảm thán, những tiếng nói từ gan

File đính kèm:

  • docxbinh_giang_ngu_van_lop_8.docx