Báo cáo Modun Giáo dục công dân THCS

*Những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng kế hoạch bài học

a/ Thuận lợi:

- SGK rõ ràng mạch lạc theo đúng tiến trình dạy học và các pha hoạt động.

- GV được tự chủ trong việc phân chia các tiết dạy trong từng chủ đề.

- Tài liệu tham khảo phong phú, thiết thực.

b/ Khó khăn:

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ.

- Thời gian GV tiếp cận với chương trình GDPT 2018 còn hạn chế (^_^).

- Kế hoạch bài dạy trong các bước tổ chức thực hiện còn rườm rà

*Đề xuất ít nhất 03 câu hỏi/vấn đề/thắc mắc cần thảo luận, giải đáp về xây dựng kế hoạch bài dạy môn GDCD

1/ Thầy cô và các đồng nghiệp làm rõ “Tại sao trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ?”.

2/ Trong các bước tổ chức các hoạt động dạy học cần giảm bớt sự rườm rà.

3/ Cần đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

Nội dung 2. Thực hành xây dựng Kế hoạch bài dạy môn GDCD

Chọn 01 bài học theo Chương trình môn GDCD 2018 để xây dựng Kế hoạch bài dạy (có thể điều chỉnh bản Kế hoạch bài dạy đã xây dựng sẵn.)

 

doc 18 trang linhnguyen 1820
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Modun Giáo dục công dân THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Modun Giáo dục công dân THCS

Báo cáo Modun Giáo dục công dân THCS
ây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn của công văn 5512 (Phụ lục 4):
Nêu những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng kế hoạch bài học
Đề xuất ít nhất 03 câu hỏi/vấn đề/thắc mắc cần thảo luận, giải đáp về xây dựng kế hoạch bài dạy môn GDCD. 
Bài làm
*Những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng kế hoạch bài học
a/ Thuận lợi:
- SGK rõ ràng mạch lạc theo đúng tiến trình dạy học và các pha hoạt động.
- GV được tự chủ trong việc phân chia các tiết dạy trong từng chủ đề.
- Tài liệu tham khảo phong phú, thiết thực.
b/ Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ.
- Thời gian GV tiếp cận với chương trình GDPT 2018 còn hạn chế (^_^).
- Kế hoạch bài dạy trong các bước tổ chức thực hiện còn rườm rà
*Đề xuất ít nhất 03 câu hỏi/vấn đề/thắc mắc cần thảo luận, giải đáp về xây dựng kế hoạch bài dạy môn GDCD 
1/ Thầy cô và các đồng nghiệp làm rõ “Tại sao trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ?”.
2/ Trong các bước tổ chức các hoạt động dạy học cần giảm bớt sự rườm rà.
3/ Cần đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
Nội dung 2. Thực hành xây dựng Kế hoạch bài dạy môn GDCD
Chọn 01 bài học theo Chương trình môn GDCD 2018 để xây dựng Kế hoạch bài dạy (có thể điều chỉnh bản Kế hoạch bài dạy đã xây dựng sẵn.)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
(Tiết 1, 2)
Môn học: GDCD 6
Ngày soạn: 15/8/2021
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- N êu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch về giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động mù hợp
- Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Lựa chọn, đề xuất được cách giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập và lao động.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của gia đình, dòng họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ, phiếu học tập.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
    - Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ?
 b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe ca khúc: Ba ngọn nến lung linh, nhạc và lời Ngọc Lễ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh xem video bài hát Ba ngọn nến lung linh, nhạc và lời Ngọc Lễ và trả lời câu hỏi.
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Ghi lại ca từ thể hiện nội dung đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
      Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
- ghhh
- Nội dung bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình.
- Ca từ thể hiện điều đó: ôm ấp ta ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến, ấm áp trái tim quay về, bên nhau mỗi khi đơn độc, cùng một mái nhà, cùng buồn cùng vui.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
                   Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Truyền thống gia đình, dòng họ 
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: 
- HS đọc thông tin, tình huống.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
c. Sản phẩm: HS kể được 1 số truyền thống gia đình, dòng học ; Sản phẩm dự án của các nhóm: Phiếu bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ tìm hiểu: Khái niệm truyền thống gia đình dòng họ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin
Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập trong 3 phút.
Câu 1: Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
Câu 2: Em còn biết truyền thống nào khác của các gia đình dòng họ?
Câu 3: Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt  trình bày các câu trả lời.
 Câu 1: Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện: Ba người con của Giáo sư đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y. Là gia đình nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới
 Câu 2: Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ là: nghề giáo viên, nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề làm quạt giấy, nghề đi biển, nghề làm mộc.
 Câu 3: Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình và phát triển, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người trong một gia đình, dòng họ thực hiện.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
I. Khám phá
1. Truyền thống gia đình, dòng họ
* Khái niệm 
-Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhiệm vụ 2: Các truyền thống tốt đẹp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS:  nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh chơi trò chơi “Thử tài hiểu biết”.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Giáo viên  giới thiệu: Chú ý phân biệt truyền thống tốt đẹp với các hủ tục.
 Truyền thống: Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử  được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ( Trọng nam khinh nữ, ma chay cưới xin linh đình)
* Các truyền thống tốt đẹp
- Một số truyền thống gia đình, dòng họ: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống 
                 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: 
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ 
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận : “Nếu tôi là nhà hùng biện”
* Câu hỏi thảo luận cặp đôi: 
1. Vì sao chị Nga thành công trong nghề làm cốm?
2. Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cặp đôi, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
Câu 1: Theo em, chị Nga thành công trong nghề làm cốm vì đây là nghề truyền thống của gia đình chị, từ xa xưa chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định về nghề cốm. Do đó, khi theo nghề làm cốm, chị dễ dàng thành công hơn so với các nghề khác.
Câu 2: Truyền thống gia đình, dòng họ mang lại cho mỗi chúng ta thêm những kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là thời đại ngày nay.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức.
Giáo viên: - Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này. Nhưng chúng ta cần rèn luyện như thế nào?
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.
    Nhiệm vụ 3: Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. 
a. Mục tiêu: 
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS -GV:  Chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: Tiến đã biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ mình như thế nào?
Nhóm 2: Yến đã làm gì để giữ gìn nghề truyền thống của gia đình?
+ Bước 1: Suy nghĩ độc lập: (3’).
+ Bước 2: Chia sẻ với nhóm: (3’).
+ Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, làm việc cá nhân, nhóm suy nghĩ, trả lời.
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Nhóm 1: Tình huống 1 Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ: Được sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học nên Tiến luôn quyết tâm phấn đấu học giỏi. Từ lớp 1 -> 6 Tiến luôn chăm chỉ học và đạt học sinh xuất sắc.
Nhóm 2: Tình huống 2: Để giữ gìn nghề truyền thống gia đình, Yến đã hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình mình, phụ giúp bố mẹ và làm quen về cách dệt chiếu cói => quyết định đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng hành vi và thái độ phù hợp.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung: 
- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy, bài giải các bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
 ? Bài tập 1: Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học: 
? Bài tập 2: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề, yêu thương. Chọn một câu ca dao, tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ ấy? Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đối mặt”
LUẬT CHƠI: 
- Số người tham gia: 5 bạn
- Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại. 
? Bài tập 3: Em hãy bày tỏ quan điểm của mình với các ý kiến dưới đây:
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ.
B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ.
C. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống cần phát huy.
D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.
? Bài tập 4: Giải quyết tình huống
 Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đổi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao?
Em có thể học tập được điều gì ở Bình
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
- Với hoạt động nhóm:  HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hoạt động trò chơi:  HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
Bài 1.Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học. 
Bài 2. Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về truyền thống tốt đẹp: 
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
.......................
Bài tập 3: 
- Em đồng ý với các ý kiến: A, C
- Em không đồng ý với các ý kiến: B, D
 Bài tập 4: 
a. Theo em, suy nghĩ của các bạn là không đúng. Vì nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình nhà bạn Bình. Vì vậy, việc bạn Bình yêu và tự hào về nghề làm lồng đèn là đúng đắn. Các bạn khác không được phép chế giễu, coi thường nghề truyền thống của gia đình bạn.
b. Điều em học tập được ở bạn Bình: Luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua trò chơi, hoạt động dự án..
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi trò chơi, hoạt động dự án ...
+Trò chơi “Đoán ô chữ”: 
- Ô chữ  thứ nhất:  gồm 7 chữ cái nói về đơn vị xã hội gồm cha mẹ, con cái đôi khi có cả ông bà.
 => GIA ĐÌNH
- Ô thứ hai:  gồm 6 chữ cái có nội dung: Chỉ toàn thể những người cùng huyết thống làm thành các thế hệ nối tiếp
=> DÒNG HỌ
+ Hoạt động dự án: 4 nhóm
N1:Em hãy phỏng vấn 3 người lớn tuổi trong dòng họ của em về truyền thống của dòng họ mình.
N2: Viết thư gửi ông bà, bố mẹ thể hiện tình yêu thương gia đình.
N3: Vẽ tranh về nghề nghiệp trong tương lai tiếp nối truyền thống gia đình, dòng họ.
N4: Kể chuyện truyền thống về gia đình, dòng họ.
Gợi ý: Lấy tin, lấy ảnh, tư liệu, viết báo cáo, viết thư, vẽ tranh, kể chuyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Với hoạt động dự án:  HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị, báo cáo kết quả vào tuần sau.
Gv chốt kiến thức.
Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghệ thuật, văn hóa, đạo đức Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo nên bản sắc riêng, tạo động lực và góp phần định hướng cho sự phát triển nhân cách tốt đẹp của mỗi cá nhân. Mỗi người cần trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ; biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Cô tin là qua bài học ngày hôm nay, sẽ có rất nhiều tấm gương là con ngoan, trò giỏi, kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để trở thành bông hoa ngát hương trong vườn hoa của thành công và hạnh phúc.
IV. Điều chỉnh + bổ sung.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
................................

File đính kèm:

  • docbao_cao_modun_giao_duc_cong_dan_thcs.doc