Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS

Khái quát về giai đoạn phát triển của học sinh THCS.

 Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi tù 11 - 15 tuổi. Đó là những em đang theo học tù lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu nìên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em.

 Đây là thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trường thành, thời kì trẻ ở ba đường của sụ phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thòi kì này, nếu sự phát triển đuợc định huớng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bời các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.

 Thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng.

 Trong suổt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất về sinh lí.

 Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phúc tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển.

 

doc 30 trang linhnguyen 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS
n, vận dụng phưong pháp tự học bộ môn. 
Để đáp úng nhu cầu cho HS, GV cần lưu ý:
- Thái độ hành vi của GV để HS thấy được an toàn
- Thái độ hành vi của GV để HS thấy được yêu thương
- Thái độ, hành vi của GV để HS thấy được hiểu, thông cảm
- Thái độ hành vi của GV để HS thấy được tôn trọng
-Thái độ hành vi của GV để HS thấy có giá trị
4. Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh
- Trong từng giờ học người GV cần chú ý khai thác những trải nghiệm của HS trong quá trình kiến tạo tri thức mới, tạo nên sự hấp dẫn của nội dung tri thúc, quá trình học lập và những phương pháp tìm ra tri thúc, quan tâm truyền cảm hứng, sự đam mê kích thích hứng thú học hành cho HS.
- Cần làm cho HS hiểu rõ bổn phận và trách nhiệm của mình trước gia đình và xã hội để tự giác học tập
- Giáo dục mục đích học tập đứng đắn, học để nâng cao hiểu biết, có phuơng pháp làm việc khoa học, có chất lượng cuộc sống sau này
- Cần tôn trọng các em làm cho các em thấy rằng mình có nhiều điểm mạnh, có giá trị cần phải nổ lực khai thác, phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu và thói quen chua tốt 
- Giúp HS nhận thấy mình có giá trị, có khả năng, mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi. 
- Việc cổ vũ hay thưởng cho HS khi có những hành động tốt, có sự thay đổi theo chiều hướng tốt được xem là củng cố tích cực.
5. Tránh sử dụng củng cố tiêu cực
GV cảm thấy căng thẳng và bất lực khi có những HS hư, gây rối trong lớp. Nếu người lớn trừng phạt thì không những không mang lại hiệu quả mà còn hại cho HS, làm HS lo âu và hạn chế tiến trình học tập và phát triển của bản thân.. Muốn thay đổi hành vi của HS một cách hiệu quả, người lớn cần có sự hợp tác của HS. HS cần cảm thấy được khích lệ để có tự tin và động cơ hoạt động.
6. Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic
Mục đích chủ yếu của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic dạy cho HS có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính minh, khích lệ HS đưa ra những quyết định có trách nhiệm, do đó cách làm này có thể thay thế cho trừng phạt
7. Lập kế hoạch phát triển cá nhân, khơi dậy hoài bão và ý thức tự giáo dục của học sinh
	Kế hoạch giáo dục cá nhân sẽ đưa đến tiếp cận đúng đắn, phù hợp trong việc đánh giá kết quả giáo dục, dạy học HS nói chung và những HS đặc biệt nói riêng.Tuy nhiên, xây dựng bản kế hoạch giáo dục cá nhân là việc làm mới và không ít khó khăn. Để tiến hành giáo dục HS có hiệu quả cần phải xây dựng và thực hiện một cách nghiêm túc, theo các mục tiêu và kế hoạch đã định. 
 8. Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và học sinh cá biệt
- Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi
- Tạm dừng việc học tập để HS tự kiểm điểm bản thân với mục đích để giúp Hs thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng không thể kiềm chế bản thân và tạo điều kiện cho HS bình tĩnh trở lại.
- Yêu cầu viết báo cáo hàng ngày với mục đích là để HS nhận biết được những lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh.
9. Thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi, chặt chẽ giữa GV với cha mẹ HS thường xuyên 
	Làm tốt công tác tư vấn kịp thời về PPGD HS cho cha mẹ HS, vận động cha mẹ HS cùng tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường để cha mẹ HS hiểu thêm về các hoạt động học tập của con em khi ở trường từ đó phối hợp quản lí giáo dục HS hiệu quả. 
Hoạt động 6: Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt
a) Đánh giá hành vi không đồng nhất với đánh giá nhân cách
-Nếu HS cá biệt thực hiện hành vi không mong đợi nào đó thì GV chỉ đánh giá hành vi đó, mà không quy kết hành vi đó thành nét nhân cách của HS. 
-Đánh giá đứng không chỉ giúp các em nhìn nhận đứng bản thân với những điểm mạnh cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục, mà còn tạo động lực cho HS nổ lực rèn luyện tu dưỡng
b) Đánh giá sự tiến bộ của chính học sinh cá biệt theo quá trình
-Đánh giá sự tiến bộ của HS so với chính bản thân trong mối quan hệ với khả năng, sự nổ lực của các em. Đồng thời, cần xác nhận mức độ cụ thể đạt được kết quả giáo dục của từng em và điều chỉnh quá trình giáo dục để nâng cao hiệu quả.
c) Đánh giá cuối cùng: Khi các em thực sự đã tiến bộ 
B. PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Những nguyên nhân dẫn đến HS cá biệt có những hành vi lệch lạc ở trường THCS
Từ thực tiễn của nhà trường, hiện nay HS cá biệt, chưa ngoan không phải là phổ biến nhưng ở trường nào cũng chịu ảnh hưởng bởi đối tượng học sinh này đối với phong trào chung của lớp, chúng gây ảnh hưởng thường xuyên đến kết quả thi đua của bạn bè toàn lớp. Nhìn chung những biểu hiện của các em là chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Bên cạnh còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra:
*Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt:
- Các em đi học do gia đình ép buộc.
- Do tác động của xã hội, bị bè bạn không tốt lôi kéo. Sự kích động của phim ảnh, các trò trơi bạo lực từ game.
- Chưa có sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái. Do gia đình khá giả, chỉ biết cung cấp tiền cho con mà không quan tâm đến kết quả học tập của con mình, dẫn đến tính ỷ lại.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải làm thêm giúp gia đình nên thường xuyên bỏ học, học lực sa sút.
- Do cho mẹ ly hôn, dẫn đến buồn chán.
- Do lớp học có quá nhiều học sinh yếu, kém
Bên cạnh cũng có thể một số nguyên nhân xuất phát từ giáo viên như:
*Đối với giáo viên bộ môn:
- Do học yếu kém nên giáo viên bộ môn phân biệt trong cư xử.
- Thường xuyên gọi trả bài.
- Cho nhiều điểm kém. So sánh giữa học sinh này với học sinh khác.
- Hăm dọa sẽ ở lại lớp  làm cho học sinh mất đi niềm tin dẫn đến bi oan, chán chường, không muốn học những môn đó
*Đối với giáo viên chủ nhiệm:
-Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt còn sử dụng tùy tiện các phương pháp không phù hợp và chưa khoa học.
- Xử lý học sinh trong lớp không công bằng, không đến nơi, đến chốn.
- Không xây dựng được quy định riêng cho lớp.
- Chỉ nhắc nhỡ mà không có biện pháp cưỡng chế.
- Học sinh vi phạm lỗi nhẹ cũng mời phụ huynh. Chưa kết hợp với phụ huynh, chưa thông báo kịp thời với phụ huynh.
- Có thái độ kỳ thị đối với học sinh yếu, kém (cá biệt). Phạt học sinh vi phạm quá nặng.
- Không thường xuyên theo dõi lớp mà chỉ giao cho lớp trưởng quản lý.
- Bầu Ban cán sự lớp không đủ năng lực. Chỉ nói mà không thực hiện
*Đối với học sinh cá biệt thường có các biểu hiện sau:
- Bỏ học, cúp tiết, thường đi học trễ. Đi học về nhà không đúng giờ.
- Không đồng phục, phù hiệu. Thường nói dối. Đầu tóc, tác phong. Mê chơi game, lôi kéo, rủ rê bè bạn
- Mất trật tự trong giờ học. Không chú ý nghe thầy cô giảng dạy.
- Thiếu văn hóa (nói tục, chửi thề), đùa giỡn, chọc ghẹo người khác quá mức.
- Sách vỡ không đầy đủ, thường xuyên không chép bài. Không giữ vệ sinh trường lớp
Câu 2: Hãy nêu vai trò của GVCN đối với công tác tổ chức lớp và những giải pháp cụ thể để giáo dục HS cá biệt
	Trong công tác chủ nhiệm, nếu làm đúng vai trò trách nhiệm thì người thầy phải bỏ ra nhiều thời gian, rất vất cả trong việc theo dõi, quản lý lớp. Do đó người giáo viên muốn làm tốt công tác của mình trước hết phải làm tốt công tác tổ chức lớp, thực hiện một số công việc sau:
1. Tổ chức 
*Xếp chỗ ngồi: GVCN phải xem trước học bạ của từng học sinh trong năm học trước để nắm được học lực, hạnh kiểm của từng học sinh. Khi sắp chỗ ngồi nên chia đều những học sinh có học lực khá, giỏi ngồi xen lẫn với những học sinh có học lực trung bình. 
*Bầu Ban cán sự (BCS) lớp: Khi GVCN đã nắm được học lực, hạnh kiểm của học sinh sẽ lựa chọn những học sinh có đủ phẩm chất đạo đức để bầu làm lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng, tổ phó. 
*GVCN xây dựng nội quy lớp:
Ngoài việc GVCN phổ biến cho học sinh biết về Nội quy nhà trường bắt buộc học sinh phải thực hiện bên cạnh GVCN cần xây dựng Nội quy riêng cho lớp để các em thực hiện. 
*GVCN khảo sát học sinh:
GVCN tiến hành khảo sát để nắm được những thông tin có liên quan đến hoàn cảnh, đời sống gia đình của các em. Qua đó giúp GVCN biết được hoàn cảnh từng đối tượng học sinh, trong số đó dễ dàng nhận ra được những học sinh sẽ rơi vào trường hợp học sinh cá biệt để kịp thời ngăn chặn, uốn nắn, biết được những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến nguy cơ bỏ học cao để báo lên Hội khuyến học nhà trường kịp thời giúp đỡ.
2. Tiếp xúc với cha mẹ học sinh
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm GVCN phải cố gắng nắm được số điện thoại liên lạc của gia đình, đây là điều kiện thuận lợi giúp GVCN trao đổi gián tiếp với cha mẹ học sinh khi cần thiết. Ngoài ra GVCN cần phải tiếp xúc riêng để trao đổi thông tin với cha mẹ của những học sinh cá biệt. Mối quan hệ có tác động hai chiều này nhằm hạn chế bớt mặc cảm, tự ti ở các em, giúp các em giảm bớt tâm lý lo sợ khi tiếp xúc với GVCN.
3. Tìm hiểu mối quan hệ bè bạn của học sinh
GVCN tìm hiểu thông qua lớp trưởng, các học sinh khác trong lớp, thông qua phiếu khảo sát. GVCN có thể giáo dục các em bằng cách nêu gương, điểm hình giúp các em tự nhận thấy những khuyết điểm của mình để từng bước sửa chữa. GVCN nên gặp riêng từng học sinh để trao đổi, giải thích cho các em hiểu những sai trái của mình để các em có hướng khắc phục, không nên làm các em cảm thấy mặc cảm trước lớp.
4. Tạo sự gần gũi, quan tâm với học sinh
Tạo mối quan hệ gần gũi là thể hiện sự quan tâm đối với các em, nhưng người thầy vẫn luôn giữ chuẩn mực, nghiêm khắc. Tiếp xúc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, nhằm để động viên, khích lệ tạo cho các em có được chỗ dựa tinh thần vững chắc. 
5. Công tác phối hợp.
GVCN cần phải biết phối hợp kịp thời, linh hoạt với các bộ phận trong nhà trường: Tổ tự quản, giáo viên bộ môn để có hướng bồi dưỡng, rèn luyện thêm cho các em về kiến thức.
6. Giao nhiệm vụ cho học sinh:
GVCN nên tạo cho các em một cơ hội để các em thấy được vai trò của mình trong tập thể, đồng thời phát huy tính làm chủ của các em và nhận thấy rằng mình không bị lạc lỏng, không bị bỏ rơi. Như tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao, tham gia làm báo tường, cắm trại nhân các ngày lễ hội của trường tổ chứcKhi hoàn thành nhiệm vụ GVCN phải đánh giá kết quả bằng cách nêu gương trước tập thể lớp
7. Rèn luyện học sinh tính trung thực
Phải rèn luyện cho học sinh tính trung thực, tự lập, vượt qua mọi khó khăn thử thách, không nên ỷ lại. 
8. Sinh hoạt chủ nhiệm
Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, GVCN đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn các em từng bước tiến hành. Sau đó GVCN sẽ là người kết luận cuối cùng. Đối với những trường hợp vi phạm cho các em tự báo cáo về mình dựa theo nội quy của lớp. Sau đó lớp trưởng nhận xét xem còn ai chưa báo cáo, hoặc báo cáo không chính xác để GVCN xử lý. Ngoài việc xử lý học sinh vi phạm, GVCN cần phải có hình thức biểu dương, khen thưởng. Đây là hình thức rất có ý nghĩa, học sinh cá biệt thông thường vốn khó tính, khó dạy nếu GVCN thiên vị lập tức sẽ có sự phản ứng ngược lại. Mỗi khi học sinh cá biệt làm được một việc tốt, đạt điểm tốt thì phải động viên khuyến khích các em nên tiếp tục phát huy. Nếu các em sai phạm thì cứ nhẹ nhàng xử lý như những học sinh khác, tránh nóng vội, kỳ thị để các em tự nhận lỗi và sửa chữa.
Câu 3: Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giáo dục, hãy đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt 
Trường học đạt được các danh hiệu thi đua "Tiên tiến", "Xuất sắc" là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của Thầy và trò. Giáo viên dạy giỏi là nhờ chúng ta có được những học sinh giỏi. Nhưng giáo viên dạy giỏi chưa chắc học sinh của mình giỏi hết được. Vì sao? Vì bên cạnh những học sinh ngoan, học giỏi còn có những học sinh không chịu học, không ham học làm ảnh hưởng thi đua của trường, của lớp - đó là những học sinh cá biệt 
 Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác. Vì vậy ta phải giáo dục học sinh cá biệt này ra sao? Phải có những biện pháp như thế nào để giáo dục được những học sinh cá biệt này
Thứ nhất: Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng... mục đích là để hiểu rõ học sinh này. 
Thứ hai: Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông". 
Thứ ba: Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. 
Thứ tư: Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình. 
Thứ năm: Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà. 
Thứ sáu: Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt. 
Câu 4: Vì sao cần tiếp cận cá nhân và khích lệ học sinh cá biệt? Nhớ lại 10 câu nói không khích lệ mà bạn hay đồng nghiệp thường sử dụng và thay bằng 10 câu nói có tính khích lệ học sinh?
Là người giáo viên chúng ta mong muốn các em hiểu được, và nhận ra những giá trị xung quanh các em để các em có niềm vui thật sự ý nghĩa. Và để làm được điều đó, thì sự cần thiết tiếp cận cá nhân các em và khích lệ các em là một việc làm trước hết 
*Vài câu nói có tính khích lệ học sinh
1- “Triết gia Socrate là bậc thầy vĩ đại đã khẳng định rằng: tất cả mọi người là thông minh như nhau nhưng sự thông minh ấy ở trạng thái ngái ngủ, và cô là một giáo viên có nhiệm vụ đánh thức trạng thái ngái ngủ đó. Vì vậy cô tin là em sẽ làm được)”
2- “1 điểm thầy xem đây là bước tiến bộ của em, thầy tin là em sẽ tiến bộ. Hãy có niềm tin”
3- “Em là học sinh lưu ban học lại, nhưng em có năng lực, hãy phát huy và phấn đấu đạt loại khá năm nay”
4- “Hãy chấp nhận sự yếu kém của chính mình, và hãy học để mình được sáng suốt hơn, thông minh hơn, như vậy em sẽ tiến bộ”
5- Lời khuyên đầu tiên cho hầu hết các em học sinh sau lần kiểm tra thứ nhất: “Hãy tự ngẫm nghĩ xem mình ước mơ gì? Và hãy học vì điều đó”
“Hãy nghĩ đến những người yêu thương chúng ta, và hãy học vì họ”
“Dạo này chúng ta hơi lơ là, chúng ta cần nghiêm túc và tốt trở lại”
“Chúng ta mỗi ngày mỗi lớn, mà khi ta lớn ta chỉ có thể trở nên tốt hơn mà thôi. Vì vậy hãy trở nên tốt hơn
Câu 5: Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm của cấp THCS. Phân tích và giải quyết một tình huống sư phạm trong số các tình huống đã nêu trên.
Tình huống 1: Trong một buổi sinh hoạt chủ nhiệm lớp, em Nam sử dụng điện thoại di động bị giáo viên phát hiện và yêu cầu em giao nộp điện thoại vì em Nam làm sai với quy định lớp học. Em Nam tỏ ý không vâng theo lời giáo viên. Trong tình huống này giáo viên xử lý như thế nào?
Tình huống 2: Trong năm học 2020- 2021, Thầy A được phân công chủ nhiệm lớp 9, lớp có nhiều học sinh yếu kém và cá biệt, đa phần các em ít tập trung trong giờ học, hay nói chuyện và mất trật tự khiến các giáo viên bộ môn rất phiền lòng. Sau mỗi tiết dạy các giáo viên bộ môn thường thông báo cho thầy chủ nhiệm biết về tình hình lớp. Hỏi: nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm bạn sẽ xử lý việc này như thế nào?
Tình huống 3: Vào đầu năm học 2020-2021 sau khi nhận chủ nhiệm lớp 9 và bầu chọn ban cán sự lớp hoạt động được gần một tháng. Vào tuần thứ 3, bạn lớp trưởng đã xin thầy chủ nhiệm từ chức với lý do chưa đủ khả năng, và nước mắt đằm đìa. Sau khi tìm hiểu thầy chủ nhiệm biết rằng giữa lớp trưởng và các bạn trong lớp chưa hiểu nhau và tỏ ý không thích vì lớp trưởng học không giỏi bằng các bạn khác. Theo bạn là giáo viên chủ nhiệm bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Giải quyết tình huống 3:
 - Trước tiên làm cho bầu không khí giữa lớp trưởng và các bạn bớt căng thẳng bằng cách: kể cho các em nghe về câu chuyện “vị thánh nhân”- nội dung câu chuyện nói về một người từng phạm sai lầm nhưng chịu sữa đổi và cuối cùng ông ta trở thành vị thánh nhân, sau đó cho cả lớp ghi vào sổ tay “bạn sai hãy chờ bạn sửa sai, nếu mình sai hãy tha thứ cho chính mình để mình tốt trở lại”. Bầu không khí lớp trở nên lắng dịu, các em như hòa nhau, các bạn có vẻ thương lớp trưởng và kế bên có bạn đang an ủi để lớp trưởng thôi khóc. 
- Tiếp theo giáo viên nhận định chắc chắn với lớp rằng “lớp trưởng vẫn là lớp trưởng chúng ta hãy cùng nhau phấn đấu với lớp trưởng để lớp mình ngày một tốt hơn”. Xong rồi, nếu các em không có ý kiến gì chúng ta sẽ lên kế hoạch cho tuần tiếp theo. Cuối buổi lớp trưởng ở lại gặp thầy, các em khác có thể ra về.
- Giáo viên ở lại tâm sự và nở nụ cười khích lệ “em hãy cố lên, em có thể làm được vì chúng ta chưa quen việc đó thôi, cố lên em nhé, lớp trưởng! nào về nhà thôi”. 
MODULE 4
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN 
VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THCS
PHẦN I: LÝ THUYẾT
NỘI DUNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THCS
Hoạt động 1. Tìm hiểu môi trường giáo dục THCS.
Môi trường học tập là các yếu tố có tác động đến quá trình học tập của HS bao gồm:
 - Môi trường vật chất: Là không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng dạy học như bảng, bàn ghế, sách vở, nhiệt độ ánh sáng, âm thanh, không khí...
 - Môi trường tinh thần: Là mối quan hệ giữa GV với HS, HS với HS, giữa nhà trường- gia đình - xã hội... Các yếu tố tâm lí như động cơ, nhu cầu, hứng thú tích học tập của HS và phong cách, phương pháp giảng dạy của GV trong môi trường nhóm, lớp.
 Toàn bộ hệ thống môi trường học tập, môi trường dạy học, môi trường giáo dục trong trường phải được tiếp cận hệ thống, đó là các quan hệ thầy - trò, quan hệ trò - trò, quan hệ nhóm lớp của HS, quan hệ của HS với nhà quản lí, mà bản chất của các mối quan hệ là dựa trên quan hệ pháp luật, nhân văn, đạo đức, cộng đồng hợp tác.
 Như vậy, môi trường học tập là toàn bộ các yếu tố vật chất, không gian và thời gian, tình cảm và tinh thần - nơi HS đang sinh sống, lao động và học tập, có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự hình nhân cách của HS phù hợp với mục đích giáo dục.
Hoạt động 2: Vai trò của môi trường giáo dục đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh Trung học cơ sở
	.-Nếp sống gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, trình độ vân hoá, sự gương mẫu và phuơng pháp giáo dục của ch

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_1_dac_diem_tam_s.doc