Bài tập Vật lí Lớp 10 - Định luật bảo toàn cơ năng, định lý động

BÀI 1. Một vật khối lượng 1 kg được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 20m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản

không khí, lấy g=10m/s2. Mốc thế năng là mặt đất.

a/ Tính thế năng của vật khi thả và suy ra cơ năng của vật?

b/ Tính thế năng của vật ở độ cao 10m, suy ra động năng của vật tại đây

c/ Tính động năng của vật khi chạm đất, suy ra vận tốc của vật khi chạm đất ?

BÀI 2. Một vật nặng được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 20m/s từ độ cao h=10m so với mặt đất. Bỏ qua lực

cản không khí, lấy g=10m/s2. Mốc thế năng là mặt đất.

a/ Tìm độ cao cực đại mà vật đạt tới?

b/ Ở độ cao nào thì động năng của vật bằng 3 lần thế năng của nó? Tìm vận tốc của vật khi đó?

c/ Tìm vận tốc của vật khi chạm đất?

pdf 2 trang linhnguyen 220
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lí Lớp 10 - Định luật bảo toàn cơ năng, định lý động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Vật lí Lớp 10 - Định luật bảo toàn cơ năng, định lý động

Bài tập Vật lí Lớp 10 - Định luật bảo toàn cơ năng, định lý động
START: Khóa học hệ thống kiến thức nền vật lý lớp 10 trên kênh youtube “Bài giảng TV” 
Trân trọng mời các em đăng ký kênh để tham gia! 
LIVE Buổi 1( 15h chiều nay 31/3). ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG- ĐỊNH LÝ ĐỘNG 
NĂNG 
BÀI 1. Một vật khối lượng 1 kg được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 20m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản 
không khí, lấy g=10m/s2. Mốc thế năng là mặt đất. 
a/ Tính thế năng của vật khi thả và suy ra cơ năng của vật? 
b/ Tính thế năng của vật ở độ cao 10m, suy ra động năng của vật tại đây 
c/ Tính động năng của vật khi chạm đất, suy ra vận tốc của vật khi chạm đất ? 
BÀI 2. Một vật nặng được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 20m/s từ độ cao h=10m so với mặt đất. Bỏ qua lực 
cản không khí, lấy g=10m/s2. Mốc thế năng là mặt đất. 
a/ Tìm độ cao cực đại mà vật đạt tới? 
b/ Ở độ cao nào thì động năng của vật bằng 3 lần thế năng của nó? Tìm vận tốc của vật khi đó? 
c/ Tìm vận tốc của vật khi chạm đất? 
BÀI 3. Một quả bóng nặng 10g được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10m/s ở độ cao 5m. Bỏ qua lực cản 
của không khí, lấy g=10m/s2. Mốc thế năng là mặt đất. 
a/ Tìm cơ năng của bóng? 
b/ Vận tốc của bóng khi chạm đất? 
BÀI 4. Một vật được thả trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 40 cm. Bỏ qua ma sát và lực 
cản không khí, lấy g=10m/s2. Mốc thế năng là mặt phẳng ngang đi qua chân dốc. 
a/ Tính công của mỗi lực tác dụng lên vật khi vật trượt từ đỉnh xuống chân dốc. 
b/ Tìm vận tốc của vật khi nó đi xuống được nửa dốc? 
c/ Tìm vận tốc của vật tại chân dốc? 
d/ Ở vị trí nào trên dốc thì thế năng của vật bằng 3 lần động năng của nó ? Tìm vận tốc của vật khi đó? 
BÀI 5. Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 1kg, dây treo không dãn có chiều dài 1m, kéo con lắc lệch so với 
phương thẳng đứng góc α=600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản không khí, lấy 10m/s2. Mốc thế năng là mặt phẳng 
ngang qua vị trí cân bằng của vật. 
a/ Tìm cơ năng của con lắc? 
b/ Tìm vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng? 
c/ Khi con lắc có vận tốc 1m/s, tìm thế năng của con lắc lúc này? chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng. 
d/ Khi dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300 thì động năng của con lắc là bao nhiêu? 
e/ Tìm biểu thức tính lực căng dây treo con lắc theo góc α. Từ đó tính max và min của nó. 
BÀI 6. Một xe khối lượng m=4 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h trên đường nằm ngang thì tài xế thấy một 
chướng ngại vật cách xe 10 m và đạp thắng. 
a/ Đường khô, lực hãm (gồm lực ma sát trượt và lực cản không khí) bằng 22000N. Hỏi xe trượt có đụng vào 
chướng ngại vật không? 
b/ Đường ướt, lực hãm bằng 8000N. Tính vận tốc của xe lúc va chạm vào chướng ngại vật khi trượt. 
BÀI 7. Một ô tô khối lượng 1 tấn khởi hành trên đường ngang, chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi được 
100m thì đạt vận tốc 36 km/h. Lực cản trên đoạn đường này bằng 1% trọng lượng xe. Lấy g=10m/s2. 
a/ Tìm lực kéo động cơ, tính công và công suất trung bình của động cơ xe? 
b/ Khi đạt vận tốc 36 km/h thì tài xế tắt máy hãm phanh và đi xuống đường dốc dài 100 m cao 10m. Biết vận tốc 
của xe ở chân dốc là 7,2 km/h. Tính công của lực hãm và lực hãm trung bình tác dụng lên xe trên đoạn đường dốc. 
(giải câu này bằng định ly động năng) 
BÀI 8. Một ô tô khối lượng 1 tấn khởi hành trên đường nằm ngang, chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc 
ban đầu v0=36 km/h, sau khi đi được 0,3 km thì đạt vận tốc 72km/h. Hệ số ma sát lăn giữa xe với mặt đường là 
μ=0,01. Tính công suất trung bình của động cơ ? Lấy g=10m/s2. 
BÀI 9. Một xe khối lượng m= 1 tấn, khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 10s đạt vận tốc 10m/s. Lực 
cản bằng 0,1 trọng lượng xe, lấy g=10m/s2 
a/ Tính công và công suất trung bình của động cơ xe trong thời gian trên? 
b/ Xe đang chạy với vận tốc trên, tài xế tắt máy để xe chuyển động thẳng chậm dần đều. Tính quãng đường xe đi 
thêm đến khi dừng lại ? 
c/ Nếu tài xế tắt máy và đạp thắng thì xe trượt thêm 5 m thì dừng lại. Tìm lực thắng? 
Hãy giải bài toán bằng cách dùng định l ý động năng. 
BÀI 10. Một xe khối lượng m=1tấn, khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 10s đi được 100m trên 
đường ngang. Hệ số ma sát giữa xe với mặt đường là μ=0,04. Lấy g=10m/s2. 
a/ Tìm lực kéo của động cơ và công của động cơ thực hiện trong thời gian trên? 
b/ Sau đó xe chuyển động thẳng đều trên đoạn đường dài 200m. Dùng định ly động năng tìm cong của lực kéo 
động cơ và suy ra công suất của động cơ xe trên đoạn đường này? 
BÀI 11. Một viên đá nặng 100g được ném thẳng đứng từ dưới lên trên với vận tốc 10m/s từ mặt đất. Bỏ qua lực 
cản của không khí, lấy g=10m/s2. 
a/ Tính động năng của viên đá khi ném, suy ra cơ năng của viên đá? 
b/ Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt tới. 
c/ Ở độ cao nào thì thế năng viên đá bằng với động năng của nó? 

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_vat_li_lop_10_dinh_luat_bao_toan_co_nang_dinh_ly_don.pdf