Bài tập trắc nghiệm Tổng ôn lý thuyết Hóa học Lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 (Có đáp án)

Câu 1: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

 A. 3 B. 4 C. 2 D.5

Câu 2: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

 A. (1), (3), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5).

Câu 3: Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là

 A. tơ capron; nilon-6,6, polietylen B. poli (vinyl axetat); polietilen, cao su buna

 C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren D. polietylen; cao su buna; polistiren

Câu 4: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng ?

 A. poliacrilonitrin B. poli(metyl metacrylat) C. polistiren D.poli(etylen terephtalat)

Câu 5: Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. C2H5COO-CH = CH2. B. CH2 = CH-COO-C2H5.

C. CH3COO-CH = CH2. D. CH2 = CH-COO-CH3.

Câu 6: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. CH2 = C(CH3)COOCH3. B. CH2 = CHCOOCH3.

C. C6H5CH = CH2. D. CH3COOCH = CH2.

Câu 7: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.

 

docx 163 trang linhnguyen 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Tổng ôn lý thuyết Hóa học Lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Tổng ôn lý thuyết Hóa học Lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 (Có đáp án)

Bài tập trắc nghiệm Tổng ôn lý thuyết Hóa học Lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 (Có đáp án)
ược khí.
(b). Cho Mg vào Y có thể thu được khí NO.
(c). Cho NaOH dư vào Y không thu được kết tủa.
(d). Cho Ba(OH)2 dư vào Y có thể thu được kết tủa nhưng không thể thu được khí. 
	Tổng số phát biểu đúng là ?
 A. 3	B. 1	C. 4	D. 2
Câu 602: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
	(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
	(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư.
	(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là 
	A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 603: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch hỗn hợp chứa CrCl3 và CrCl2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 604: Cho các tính chất sau:
(a). Tác được dụng với dung dịch HNO3 loãng, nguội.	
(b). Tác được dụng với dung dịch NaOH.
(c). Là chất lưỡng tính.	
(d). Tác dụng được với dung dịch MgCl2.
Tổng số tính chất mà Al có là?
	A. 1	 B. 2	 C. 3	 D. 4
Câu 605: Amin X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H9N. X không làm quỳ tím chuyển xanh. X có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp?
A. 5	 B. 3	 C. 1	 D. 4
Câu 606: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).
(3) Cho Ba vào dung dịch Al2(SO4)3 (dư).
(4) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.
(5) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 và đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là
 A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 607: Cho các nhận định sau:
(1) Trong tự nhiên, natri tồn tại dưới dạng đơn chất.
(2) Nhôm vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl nên Al có tính chất lưỡng tính.
(3) Nhôm (Al) là kim loại nhẹ và phổ biến trong vỏ trái đất.
(4) Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.12H2O.
(5) Xesi (Cs) được dùng chế tạo tế bào quang điện.
(6) Natri, kali được dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng tổng hợp hữu cơ.
Số nhận định đúng là
	A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 608: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(1) Cho bột nhôm vào bình khí clo
(2) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4
(3) Cho dung dịch Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4 loãng
(4) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng
(5) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4
(6) Cho CrO3 vào ancol etylic
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
 A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 609: Cho các nhận định sau:
	(1) Tất cả các ion kim loại chỉ bị khử.
	(2) Hợp chất cacbohiđrat và hợp chất amino axit đều chứa thành phần nguyên tố giống nhau.
	(3) Dung dịch muối mononatri của axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
	(4) Cho kim loại Ag vào dung dịch FeCl2 thì thu được kết tủa AgCl.
	(5) Tính chất vật lí chung của kim loại do các electron tự do gây ra.
	(6) Phản ứng thủy phân este và protein trong môi trường kiềm đều là phản ứng một chiều.
Số nhận định đúng là
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 610: Cho các nhận định sau:
 (1) Chất béo để lâu bị ôi thiu do bị oxi trong không khí oxi hóa. 
 (2) Glucozơ dư thừa sẽ được cơ thể chuyển hóa thành glicogen dự trữ ở gan. 
 (3) Alanin bị sẫm màu khi để lâu trong không khí.
 (4) Axit phtalic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6.
 (5) Methionin là thuốc bổ thận. 
 (6) Các protein dễ bị đông tụ bởi nhiệt độ hoặc sự thay đổi pH. 
Số nhận định đúng là:
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 611: Cho các chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ và các phát biểu sau: 
 (a) Có 1 chất không tan trong nước lạnh. 
 (b) Có 2 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, to .
 (c) Có 3 chất mà dung dịch của nó có thể hòa tan được Cu(OH)2. 
 (d) Có 4 chất có phản ứng thủy phân trong môi trường axit. 
 (e) Cả 5 chất đều có nhóm -OH trong phân tử. 
Số phát biểu đúng là: 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 612: Cho hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X và còn lại một phần rắn không tan. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Fe, NaNO3, Cl2, KMnO4, I2, K2CrO4. 
	A. 3	B. 6	C. 5	D. 4
Câu 613: Có các hiện tượng được mô tả như sau:
 (1) Cho benzen vào ống nghiệm chứa tristearin, khuấy đều thấy tristearin tan ra,
 (2) Cho benzen vào ống nghiệm chứa anilin, khuấy đều thấy anilin tan ra,
 (3) Cho nước Svayde vào ống nghiệm chứa xenlulozơ, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
 (4) Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
 (5) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa benzen thấy dung dịch Br2 bị mất màu nâu đỏ.
 (6) Cho 50 ml anilin vào ống nghiệm đựng 50 ml nước thu được dung dịch đồng nhất. 
Số hiện tượng được mô tả đúng là
 A. 5.	B. 2.	 C. 3.	D. 4.
Câu 614: Cho các phát biểu sau
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy. 
Số phát biểu đúng là: 
 A. 2. 	 B. 4. 	 C. 3. 	 D. 1. 
Câu 615: Cho các phát biểu sau về crom:
	(a) Cấu hình electron của crom ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d44s2.
	(b) Crom có độ hoạt động hóa học yếu hơn sắt và kẽm.
	(c) Lưu huỳnh bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
	(d) Khi thêm axit vào muối cromat, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
	(e) Cr(OH)3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành hợp chất cromat. 
Số phát biểu đúng là:
	A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 616: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. 
(2) Cho Cu dư vào dung dịch hỗn hợp KNO3, H2SO4 (loãng).
 (3) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.	 
(4) Cho kim loại Ba vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(5) Cho FeS vào dung dịch HCl.	
(6) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3.
(7) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch HCl.	
Số thí nghiệm mà sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy sinh ra cả chất khí và chất kết tủa là
 A. 4	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 617: Cho các phát biểu sau:
 (a) Dùng quì tím có thể phân biệt được hai dung dịch metylamin và trimetylamin;
 (b) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ, thu được sản phẩm hữu cơ tạp chức;
 (c) Tơ visco và tơ olon thuộc tơ hóa học;
 (d) Poli(vinyl clorua) do các mắt xích CH2=CHCl liên kết với nhau tạo nên. 
 (e) Phân tử khối của amilozơ rất lớn, khoảng hàng triệu đvC.
 (f) Poliisopren tổng hợp chứa 100% đồng phân dạng cis, gần giống với cao su thiên nhiên.
 (g) Poli(metylacrylat) trong suốt, ánh sáng truyền qua được nên dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ.
 (h) Cho phenol dư tác dụng với HCHO trong môi trường axit thu được nhựa rezol.
 (i) Các amin bậc ba có nhiệt độ sôi thấp hơn hẵn amin bậc 1 và bậc 2 đồng phân do giữa các phân tử của chúng không có liên kết hiđro.
 (j) Cho khí clo tác dụng với PVC nung nóng thu được tơ clorin.
 (k) Các amin có 1, 2 nguyên tử cacbon đều là chất khí ở nhiệt độ thường.
 (l) Benzylamin có tính bazơ mạnh hơn NH3, có tên thay thế là phenylmetanamin.
Số phát biểu đúng là :
 A. 6.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 618: Cho các chất sau: Mg(HCO3)2, (NH4)2CO3, NaHSO3, NaAlO2, FeCl2, KHCO3, AgNO3, NaNO2, KMnO4, K2CrO4. Số chất vừa tan trong dung dịch NaOH loãng nguội, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 1M (loãng) là:
 A. 7.	 B. 5.	 C. 6.	 D. 8.
Câu 619: Thực hiện các thí nghiệm sau:
 1. Đốt cháy bột Fe (dùng dư) trong khí clo.
 2. Cho bột Fe (dùng dư) vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
 3. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
 4. Cho bột Fe (dùng dư) vào dung dịch HNO3 loãng.
 5. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
 6. Cho 2 mol Fe vào dung dịch chứa 5 mol H2SO4 đặc tạo khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất.
 7. Cho FeCl2 dư vào dung dịch AgNO3.
 8. Cho Fe2O3 vào dung dịch HI. 
Số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là:
 A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 620: Cho một số nhận định sau:
 (a) Là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước;
 (b) Phản ứng với axit nitric đặc có mặt axit sunfuric đặc làm xúc tác;
 (c) Bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng;
 (d) Cho phản ứng màu với dung dịch iốt. 
 (e) Là hợp chất đa chức.
 (g) Tan ít trong nước nóng tạo thành dung dịch keo. 
 (h) Mỗi mắc xích trong phân tử có 1 liên kết π. 
 (i) Là polime thiên nhiên. 
 (k) Dùng để sản xuất saccarozơ trong công nghiệp.
 (l) Gồm các mắc xích α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4 glicozit.
Số nhận định đúng về xenlulozơ là :
 A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 621: Cho các phát biểu sau
(1) Sục dần dần khí CO2 cho đến dư vào dung dịch NaAlO2 thấy xuất hiện kết tủa trắng và sau đó kết tủa tan dần, dung dịch trở thành trong suốt.
(2) Có thể dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm tất cả các loại nước cứng.
(3) Phèn chua được dùng là chất làm trong nước, khử trùng nước, dùng trong ngành thuộc da và công nghiệp giấy.
(4) Phèn chua có công thức hóa học là KAl(NO3)2.
(5) Trong quá trình điện phân, những ion âm (anion) di chuyển về anot còn các ion dương (cation) di chuyển về catot.
(6) Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, không có màng ngăn xốp) thì sản phẩm thu được chỉ gồm H2 và nước Gia-ven.
(7) Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu, phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử trung bình.
(8) Kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là Fe, Al, Cr, Ag. 
Số phát biểu đúng là
	A. 2	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 622: Cho các phát biểu sau về anilin :
	(1) Anilin là chất lỏng; rất độc, tan nhiều trong nước.
	(2) Anilin có tính bazo nhưng dung dịch của nó không làm đổi màu quỳ tím.
	(3) Nguyên tử H của vòng benzen trong anilin dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen và ưu tiên thế vào vị trí meta
	(4) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, polime, dược phẩm.
	(5) Nhỏ nước brom vào dung dịch anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng.
	(6) Anilin là amin bậc II
Số phát biểu đúng là
	A. 2	B. 5	C. 3	D. 4
ĐÁP ÁN
Câu 1: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
	A. 3	B. 4	C. 2	D.5
Câu 2: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
	A. (1), (3), (6).	B. (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3), (5).
Câu 3: Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là
	A. tơ capron; nilon-6,6, polietylen	B. poli (vinyl axetat); polietilen, cao su buna
	C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren D. polietylen; cao su buna; polistiren
Câu 4: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng ?
	 A. poliacrilonitrin	 B. poli(metyl metacrylat) C. polistiren	D.poli(etylen terephtalat)
Câu 5: Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 6: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 7: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những
loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 8: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 9: Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất 
A. nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D. 
B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666. 
C. poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric. 
D. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT. 
Câu 10: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
 A. PE.	B. amilopectin.	C. PVC.	D. nhựa bakelit.
Câu 11: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là 
 A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. 
 C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. 
Câu 12: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: 
 A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en. 
 B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua. 
 C. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen. 
 D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en. 
Câu 13: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là
A. xenlulozơ, poli(vinyl clorua), nilon-7.	B. polistiren, amilopectin, poliacrilonitrin.
C. tơ lapsan, tơ axetat, polietilen.	D. nilon-6,6, nilon-6, amilozơ.
Câu 14: Trong các loại tơ sau: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, Tơ lapsan, nilon-6,6. Số tơ được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là
A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
Câu 15: Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, etilenoxit, vinylaxetat, caprolactam, metylmetacrylat, metylacrylat, propilen, benzen, axít etanoic, axít ε-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 8.	B. 7.	C. 6.	D. 9.
Câu 16. Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli (vinyl axetat), poli etilen, tơ capron, caosu buna-S, tơ nilon-6,6. Số polime được điều từ phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là
	A. 7.	B. 6.	C. 4.	D. 5.	
Câu 17: Cho các vật liệu polime sau: bông, tơ tằm, thủy tinh hữu cơ, nhựa PVC, tơ axetat, tơ visco, xenlulozơ và len. Số lượng polime thiên nhiên là
A. 3.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 18. Dãy polime nào đều thuộc loại poliamit
	A. poli(etilen-terephtalat); poli(vinyl clorua); tơ capron.	
B. poli(stiren); nilon-6,6; poliacrilonitrin.
	C. tơ capron; nilon-6,6; novolac.	
D. tơ enang; tơ capron; nilon-6,6.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Vật liệu compozit gồm chất nền (là polime), chất độn, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác.
B. Stiren, vinyl clorua, etilen, butađien, metyl metacrylat đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra polime.
C. Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit.
D. Etylen glicol, phenol, axit ađipic, acrilonitrin đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo ra polime.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(1) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
(2) Các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ.
(3) Protein là một loại polime thiên nhiên.
(4) Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh.
Số phát biểu đúng là: 
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 21: Cho các mệnh đề sau :
(1) Tơ poliamit kém bền về mặt hoá học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thuỷ phân.
(2) Cao su lưu hoá, nhựa rezit, amilopectin là những polime có cấu trúc mạng không gian.
(3) Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác được cao su buna-N. 
(4) Dãy chất: 1,1,2,2–tetrafloeten; stiren; vinyl clorua đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
(5) Tơ nilon-6,6; tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(6) Trùng hợp acrilonitrin thu được tơ olon.
Số mệnh đề sai là
 	A. 2.	B. 3.	 C. 4.	D. 5.
Câu 22: Cho các phát biểu về hợp chất polime:
	a) Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
	b) PVC, PS, cao su buna-N đều là chất dẻo.
	c) Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong các dung môi thông thường.
	d) Amilopectin, nhựa bakelit có cấu trúc mạch phân nhánh.
	e) Tơ olon, tơ nilon-6 thuộc loại tơ poliamit.
	f) Tơ visco, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo. 
Số phát biểu đúng là ?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng? 
	A. Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste.	B. Tơ tằm có bản chất là protein. 
	C. Sợi bông có nguồn gốc từ tự nhiên. 	D. Tơ axetat dùng làm thuốc súng không khói.
Câu 24: Polime nào dưới đây là chất dẻo ?
	A. Tơ axetat.	B. Nhựa PVC.	C. Tơ lapsan.	D. Tơ nilon-6.
Câu 25: Chất nào sau đây được ứng dụng trong Y Học để chế tạo “xi măng sinh học”, làm răng giả ?
 A. Poli(metyl metacrylat) 	 B. Poli(metyl acrylat) 	 C. Poli(vinyl clorua)	 D. Polistiren
Câu 26: Chất nào sau đây là polime tổng hợp
	A. Tơ visco	B. Sợi bông	C. Nilon – 6	D. Lông cừu
Câu 27: Dãy chất nào sau đây bị thủy phân trong môi trường axit ?
 A. Saccarozo, nilon-6, gly-ala. 	B. Glucozo, cao su buna, tinh bột.
 C. Tơ olon, nilon-7, tơ tằm. 	D. Albumin, nilon-6, fructozo.
Câu 28: PVA là tên viết tắt của chất nào sau đây ?
 A. Poly(vinyl ancol) 	B. Poly(vinyl axetat) 	C. Poly(vinyl axetilen) 	D. Poly(vinyl clorua)
Câu 29: Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit?
A. 6	 B. 4	 C. 3	 D. 5
Câu 30: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.	B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. sợi bông và tơ visco.	D. tơ visco và tơ nilon-6.
Câu 31: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
	A. etylen glicol và hexametylenđiamin	 B. axit ađipic và glixerol
	C. axit ađipic và etylen glicol.	 D. axit ađipic và hexametylenđiamin
Câu 32: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
	(a) X + 2NaOH ® X1 + X2 + H2O	 (b) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4
	(c) nX3 + nX4 ® nilon-6,6 + 2nH2O	 (d) 2X2 + X3 ® X5 + 2H2O
	Phân tử khối của X5 là
	A. 198.	B. 202.	 C. 216.	 D. 174
Câu 33: Khi thủy phân anlyl metacrylat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm là: 
	A. CH2=C(CH3)-CH2-COONa; CH3-CH2-CHO. 	 B. CH2=C(CH3)-COONa; CH3-CH2-CHO.
 	C. CH2=C(CH3)-CH2-COONa; CH2=CH-CH2-OH. 	 D. CH2=C(CH3)-COONa; CH2=CH-CH2-OH.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng:
	A. Điện phân dung dịch AlCl3 để điều chế nhôm.	B. Điện phân nóng chảy Na2CO3 đề điều chế natri.
	C. Dùng CO khử oxit MgO để điều chế magie.	D. Dùng CO khử oxit sắt để điều chế sắt.
Câu 35: Phân tử saccarozo gồm các gốc:
	A. α-glucozo và α-fructozo.	B. α-glucozo và β-fructozo. 
	C. β-glucozo và β-fructozo. 	D. β-glucozo và α-fructozo.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
	(1) Cho CaC2 và dung dịch CuCl2.	
	(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
	(3) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.	
	(4) Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl.
	(5) Sục khí H2S vào dung dịch AlCl3.
	(6) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3.
Sau khi kết thúc phản ứng. Số thí nghiệm vừa tạo khí, vừa tạo tủa là:
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 37: Nhận định nào sau đây là sai:
	A. Tơ olon được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. 
	B. Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
	C. Tơ nilon-6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
	D. Tơ visco được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 38: Cho các phát biểu sau:
	(a) Nước cứng là nước chứa nhiều cation Mg2+, Ca2+.	
	(b) Đun nóng dung dịch NaHCO3 thấy sủi bọt khí CO2.
	(c) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.
	(d) Các kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
Số phát biểu đúng là:
	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
	(a) Các aminoaxit như glyxin, valin đều chứa một nhóm –COOH trong phân tử.
	(b) Peptit dễ bị thủy phân trong axit và kiềm.
	(c) Thủy phân hoàn toàn peptit thu được các α-aminoaxit.
	(d) Protein là một peptit cao phân tử, chứa trên 50 gốc α-aminoaxit.
Số phát biểu đúng là:
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây sai:
	A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt.	 B. Nhôm bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
	C. Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất. D. Nhôm được điều chế từ quặng boxit.
Câu 41: Cho các phát biểu sau:
	1) Sắt dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ.
	2) Sắt là kim loại đứng sau nhôm về độ phổ biến trong vỏ trái đất.
	3) Tính chất đặc trưng của Fe2+ là tính khử, của Fe3+ là tính oxi hóa.
	4) Quặng hematit là một trong các nguyên liệu dùng để sản xuất gang, thép.
	5) Chất k

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_tong_on_ly_thuyet_hoa_hoc_lop_12_ky_thi.docx