Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Kim loại tác dụng axit - Đề 1 (Có lời giải)

Câu 1. Cho 7,2 gam Mg phản ứng hoàn toàn với 150 gam dung dịch HNO3 37,8% thu được dung dịch X và thoát ra các khí NO, N2, N2O. Biết rằng nếu thêm 900ml dung dịch NaOH 1M vào X (không thấy khí thoát ra), loại bỏ kết tủa thu được rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 57,75 gam chất rắn. Nồng độ % của HNO3 trong dung dịch X gần nhất với

A. 6,10%.

B. 6,15%.

C. 6,20%.

D. 6,25%.

Câu 2. Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam Ag vào 42 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Cho 5,6 gam Fe tan hoàn toàn trong dung dịch X, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y (sản phẩm khử của N+5 trong quá trình này là khí NO duy nhất). Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi trong không khí, thấy khối lượng Z giảm 13,1 gam. Nồng độ % của AgNO3 trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 32,5%.

B. 33,5%.

C. 34,5%.

D. 35,5%.

Câu 3. Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư thấy còn lại 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y. Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 78,16 gam rắn khan. Nồng độ C% của Cu(NO3)2 trong dung dịch Y có giá trị gần nhất với

A. 11,60%.

B. 11,65%.

C. 11,70%.

D. 11,55%.

 

doc 5 trang linhnguyen 12/10/2022 3320
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Kim loại tác dụng axit - Đề 1 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Kim loại tác dụng axit - Đề 1 (Có lời giải)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Kim loại tác dụng axit - Đề 1 (Có lời giải)
10. Kim loại tác dụng axit (Đề 1)
Câu 1. Cho 7,2 gam Mg phản ứng hoàn toàn với 150 gam dung dịch HNO3 37,8% thu được dung dịch X và thoát ra các khí NO, N2, N2O. Biết rằng nếu thêm 900ml dung dịch NaOH 1M vào X (không thấy khí thoát ra), loại bỏ kết tủa thu được rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 57,75 gam chất rắn. Nồng độ % của HNO3 trong dung dịch X gần nhất với
A. 6,10%. 
B. 6,15%. 
C. 6,20%. 
D. 6,25%. 
Câu 2. Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam Ag vào 42 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Cho 5,6 gam Fe tan hoàn toàn trong dung dịch X, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y (sản phẩm khử của N+5 trong quá trình này là khí NO duy nhất). Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi trong không khí, thấy khối lượng Z giảm 13,1 gam. Nồng độ % của AgNO3 trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 32,5%. 
B. 33,5%. 
C. 34,5%. 
D. 35,5%. 
Câu 3. Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư thấy còn lại 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y. Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 78,16 gam rắn khan. Nồng độ C% của Cu(NO3)2 trong dung dịch Y có giá trị gần nhất với
A. 11,60%. 
B. 11,65%. 
C. 11,70%. 
D. 11,55%. 
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch Y. Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y thu được kết tủa Z và dung dịch T. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch T được chất rắn E. Nung E đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Nồng độ % của muối Fe(NO3)3 có trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào dưới đây ?
A. 12,5%. 
B. 13,5%. 
C. 13,0%. 
D. 14,0%. 
Câu 5. Hoà tan hoàn toàn 2,56 gam Cu vào 25,20 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Thêm 210 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc đem cô cạn hỗn hợp thu được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi được 17,40 gam chất rắn Z. Nồng độ % của Cu(NO3)2 trong dung dịch X có giá trị gần nhất với
A. 27,5 
B. 28,0 
C. 28,5 
D. 29,0 
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: B
TN1: Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
2FeCl3 + Cu → CuCl2 + 2FeCl2
Vì Cu còn dư 0,1 mol nên sau phản ứng chứa FeCl2 : 3a mol, CuCl2 : a mol → a. 232 + 64. ( a + 0,1)= 24,16 → a = 0,06 mol
Vậy X gồm Cu: 0,16 mol và Fe3O4 : 0,06 mol
TN2: 24,26 g Y dd 78,16 gam chất rắn
Nhận thấy nếu chất rắn chỉ chứa NaNO2 : 0,12 mol thì mchất rắn = 0,12. 69 > 78,16 gam → chất rắn chứa đồng thời NaNO2 : x mol và NaOH : y mol
Ta có hệ → 
Giả sử sản phẩm khử chứa N và O
Bảo toàn nguyên tố N → nN = 1,2 - 1,04 = 0,16 mol
Bảo toàn electron → 2nCU + nFe3O4 = 5nN - 2nO → nO = 0,21 mol
Bảo toàn khối lượng → mdd = 24,16 + 240 - 0,16.14 - 0,21. 16 = 258,56 gam
%Cu(NO3)2 =. 100% = 11,63%.
Câu 4: B
Nhận thấy nếu chất rắn E chỉ chứa KNO2 thì mE = 0,5. 85 > 41, 05 → E chứa KNO2 : a mol và KOH : b mol
Ta có hệ → 
11,6 gam dd Y 16 gam 
Gọi số mol của Fe và Cu lần lượt là x, y 
Ta có hệ → 
Nhận thấy nếu trong Y chứa → n NO3- < 3nFe3+ + 2nCu2+ ( Loại)
Nếu trong Y chứa → nNO3- > 2nFe2+ + 2nCu2+ ( Loại)
Vậy Y chứa → → 
Giả sử sản phẩm khử chứa N , O
Bảo toàn nguyên tố N → nN = 0,7- 0,45= 0,25 mol
Bảo toàn electron → 5nN- 2nO = 2nFe2+ + 2nCu2+ + 3nFe3+ → nO=0,4 mol
Bảo toàn khối lượng → mdd = 11, 6 + 87,5 - 0,25.14 - 0,4. 16 = 89,2 gam
% Fe(NO3)2 =. 100% = 13,56 %
Câu 5: C
Nhận thấy nếu dung dịch NaOH vừa đủ thì chất rắn thu được chỉ chứa NaNO2: 0,21 mol và CuO : 0,04 → mZ = 0,21.69+ 0,04. 80 = 17,69 > 17,4 gam → Chất rắn Z chứa NaOH dư, CuO, NaNO2
0,04 mol Cu Dd X chất rắn Y 17,4 gam 
Bảo toàn nguyên tố Na → x+ y = 0, 21 
Theo đề bài 69x+ 40y + 0,04. 80 = 17,4 → x= 0,2 và y = 0,01
Gọi sản phẩm khử chứa N và O
Nhận thấy toàn bộ NO3- trong dung dịch X chuyển hết về NO3- trong NaNO3
→ nNO3- ( trong X) = nNaNO3= 0,2mol
Bảo toàn nguyên tố N → nN(khí) = 0,24- 0,2 = 0,04 mol
Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình → 2nO(khí)= 5nN- 2nCu → nO ( khí)= (0,04.5 - 2. 0,04) : 2=0,06 mol
mdd= 2,56 + 25,2- 0,06.16 - 0,04.14= 26,24 gam
→ %Cu(NO3)2 = ×100%= 28,66%.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_12_kim_loai_tac_dung_axit_de.doc