Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Đốt cháy hỗn hợp hữu cơ - Đề 1 (Có lời giải)

Câu 1. Hỗn hợp khí và hơi X gồm: hơi metanol, hơi etanol và khí metan. Đem đốt cháy hoàn toàn 20 cm3 hỗn hợp X thì thu được 32 cm3 khí CO2. Thể tích các khí, hơi đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Chọn kết luận đúng về khối lượng giữa X và không khí

A. Hỗn hợp X nặng hơn không khí.

B. Hỗn hợp X nhẹ hơn không khí.

C. Hỗn hợp X và không khí nặng bằng nhau.

D. Không so sánh được.

Câu 2. Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng dung dịch thay đổi

A. giảm 10,4 gam.

B. tăng 7,8 gam.

C. giảm 7,8 gam.

D. tăng 14,6 gam.

Câu 3. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, ancol anlylic, axit ađipic và hiđroquinon (benzen-1,4-điol) tác dụng với kali dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên thì thể tích khí CO2 (đktc) thu được tối đa là V lít. Giá trị của V gần nhất với

A. 10

B. 20

C. 40

D. 50

 

doc 14 trang linhnguyen 12/10/2022 4500
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Đốt cháy hỗn hợp hữu cơ - Đề 1 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Đốt cháy hỗn hợp hữu cơ - Đề 1 (Có lời giải)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Đốt cháy hỗn hợp hữu cơ - Đề 1 (Có lời giải)
8 - Đốt cháy hỗn hợp hữu cơ (Đề 1)
Câu 1. Hỗn hợp khí và hơi X gồm: hơi metanol, hơi etanol và khí metan. Đem đốt cháy hoàn toàn 20 cm3 hỗn hợp X thì thu được 32 cm3 khí CO2. Thể tích các khí, hơi đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Chọn kết luận đúng về khối lượng giữa X và không khí
A. Hỗn hợp X nặng hơn không khí. 
B. Hỗn hợp X nhẹ hơn không khí. 
C. Hỗn hợp X và không khí nặng bằng nhau. 
D. Không so sánh được. 
Câu 2. Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng dung dịch thay đổi 
A. giảm 10,4 gam. 
B. tăng 7,8 gam. 
C. giảm 7,8 gam. 
D. tăng 14,6 gam. 
Câu 3. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, ancol anlylic, axit ađipic và hiđroquinon (benzen-1,4-điol) tác dụng với kali dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên thì thể tích khí CO2 (đktc) thu được tối đa là V lít. Giá trị của V gần nhất với
A. 10 
B. 20 
C. 40 
D. 50 
Câu 4. Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 0,672 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 1,008 lít O2 (đktc); thu được 2,42 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,44. 
B. 1,80. 
C. 0,72. 
D. 1,62. 
Câu 5. Một hỗn hợp X gồm các ancol: metylic, anlylic, etylic và glixerol. Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,4 
B. 1 
C. 1,2 
D. 1,25 
Câu 6. Hỗn hợp X gồm propan-1-ol, propan-2-ol; ancol anlylic; etyl metyl ete; metyl vinyl ete, glixerol. Đốt m gam hỗn hợp X cần V lít oxi (đktc), thu được 5,2416 lít CO2 (đktc). Mặt khác, m gam hỗn hợp X làm mất màu tối đa 4,48 gam brom hay hòa tan tối đa 0,686 gam Cu(OH)2. Giá trị của V là
A. 7,2352 lít. 
B. 7,1680 lít. 
C. 7,4144 lít. 
D. 7,3696 lít. 
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, axit axetic, anđehit fomic và glixerol. Sản phẩm thu được sau phản ứng được hấp thụ hết vào 650 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thấy xuất hiện 68,95 gam kết tủa và thu được dung dich Y, biết khối lượng dung dịch giảm 6,45 gam. Đun sôi dung dịch Y lại xuất hiện kết tủa nữa. Thành phần % theo khối lượng của glixerol trong hỗn hợp X là
A. 47,75 %. 
B. 98,91 %. 
C. 63,67 %. 
D. 31,83 %. 
Câu 8. Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit oxalic, axit axetic, etylen glicol, glixerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Xác định m ?
A. 15,76 gam. 
B. 19,70 gam. 
C. 23,64 gam. 
D. 17,73 gam. 
Câu 9. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat; etylen điaxetat; axit acrylic; axit oxalic. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 9,184 lít O2 (đktc) thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác để phản ứng hết với các chất trong X cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 100. 
B. 120. 
C. 140. 
D. 160. 
Câu 10. Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axetilen, propanđial và vinyl fomat (trong đó số mol của axit oxalic và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 1,125 mol O2, thu được H2O và 55 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít CO2 (ở đktc) ? 
A. 2,8 lít. 
B. 8,4 lít. 
C. 5,6 lít. 
D. 11,2 lít. 
Câu 11.  Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (gồm glucozơ, anđehit fomic, axit axetic) cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư), thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là 
A. 3,1 
B. 12,4 
C. 4,4 
D. 6,2 
Câu 12. (Đề NC) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, glixerol thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam nước. Thành phần phần trăm khối lượng của glixerol trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 23,4%. 
B. 18,4%. 
C. 43,8%. 
D. 46,7%. 
Câu 13. Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axetilen, propanđial và vinyl fomat (số mol các chất bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 1,125 mol O2, thu được H2O và 55 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa ? 
A. 81 gam. 
B. 111 gam. 
C. 135 gam. 
D. 165 gam. 
Câu 14. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là: 
A. 25%. 
B. 27,92%. 
C. 72,08%. 
D. 75%. 
Câu 15. Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit oxalic, axit axetic, etylen glicol, glixerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M ; thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 19,70 gam. 
B. 23,64 gam. 
C. 17,73 gam. 
D. 15,76 gam. 
Câu 16. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Cho a gam hỗn hợp X phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 2a gam hỗn hợp X cho sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15. 
B. 30. 
C. 40. 
D. 60. 
Câu 17. Hỗn hợp X gồm axeton, anđehit axetic, anđehit acrylic và anđehit propionic, trong đó số mol anđehit axetic bằng 1,5 lần số mol anđehit acrylic. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 42,24 gam CO2 và 15,84 gam H2O. Phần trăm khối lượng của anđehit acrylic trong hỗn hợp X là
A. 23,35% 
B. 23,53% 
C. 24,68% 
D. 25,33% 
Câu 18. Hỗn hợp X gồm 1 anđehit, 1 axit cacboxylic và 1 este, trong đó axit và este là đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 14,0 lít O2, thu được 11,76 lít CO2 và 9,45 gam H2O. Nếu đem toàn bộ lượng anđehit trong X cho phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag tạo ra là (các thể tích khí đều đo ở đktc)
A. 16,2 gam. 
B. 27,0 gam. 
C. 32,4 gam. 
D. 54,0 gam. 
Câu 19. Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit ađipic, glucozơ, saccarozơ trong đó số mol axit ađipic bằng 3 lần số mol axit oxalic. Đốt m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi trong đó có 16,56 gam H2O. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được (m + 168,44) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 28,5 
B. 29,5 
C. 30,5 
D. 31,5 
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic (propanđial), fomanđehit, anđehit oxalic và anđehit acrylic cần 21,84 lít O2 và thu được 20,16 lít CO2 và 11,7 gam H2O. Nếu cho a gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Các thể tích khí đều đo ở đktc; m có thể nhận giá trị nào sau đây ?
A. 54,0. 
B. 108,0. 
C. 162,0. 
D. 216,0.
Câu 21. Hỗn hợp X gồm ancol propylic, ancol metylic, etylen glicol và sobitol. Khi cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 25,76 lít khí O2 (ở đktc); sau phản ứng thu được 21,6 gam H2O. % khối lượng của ancol propylic trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với
A. 45%. 
B. 50%. 
C. 55%. 
D. 60%. 
Câu 22. Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axetilen, propanđial và vinyl fomat (trong đó số mol của axit oxalic và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 1,125 mol O2, thu được H2O và 55 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 thì tối đa thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?
A. 2,8 lít. 
B. 5,6 lít. 
C. 8,4 lít. 
D. 11,2 lít. 
Câu 23. Đốt cháy hỗn hợp X gồm etylen glicol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol etylen glycol bằng số mol metan) cần vừa đủ 0,7625 mol O2 thu được 0,775 mol CO2. Nếu cho t gam hỗn hợp X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây ?
A. 32. 
B. 35. 
C. 38. 
D. 40. 
Câu 24. Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit ađipic, glucozơ, saccarozơ trong đó số mol axit ađipic bằng 3 lần số mol axit oxalic. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi trong đó có 16,56 gam H2O. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được (m + 168,44) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 28,4. 
B. 28,8. 
C. 28,6. 
D. 29,0. 
Câu 25. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 20,40 gam. 
B. 18,96 gam. 
C. 16,80 gam. 
D. 18,60 gam. 
Câu 26. Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
A. 5,85. 
B. 3,39. 
C. 6,6. 
D. 7,3. 
Câu 27. Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,85 
B. 7,88 
C. 13,79 
D. 5,91 
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm: axit axetic, etyl axetat, metyl axetat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư,bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng thêm m gam, bình (2) thu được 10,835 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với 
A. 1,1. 
B. 1,0. 
C. 0,9. 
D. 0,8. 
Câu 29. Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dd Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với
A. 8,0. 
B. 8,5. 
C. 9,0. 
D. 9,5. 
Câu 30. Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol, glixerol có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 4,368 lít khí CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng vừa đủ với kali thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là 
A. 13,43. 
B. 13,24. 
C. 7,49. 
D. 13,63. 
Câu 31. Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Để trung hòa m gam X cần dùng V lít dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 4,032 lít O2 (đktc), thu được 9,68 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Giá trị của V là 
A. 180 ml. 
B. 120 ml. 
C. 90 ml. 
D. 60 ml. 
Câu 32. Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etylen glicol và axit axetic, trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x gần nhất với 
A. 1,65. 
B. 2,45. 
C. 1,85. 
D. 2,05. 
Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, axit axetic, anđehit fomic và etylen glicol. Sau phản ứng thu được 21,28 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Thành phần % theo khối lượng của etylen glycol trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất? 
A. 63,5%. 
B. 42,5%. 
C. 41,5%. 
D. 47,5%. 
Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2 , thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng gần nhất với 
A. 19,5 gam 
B. 18,5 gam 
C. 14,5 gam 
D. 13,5 gam 
Câu 35. [PHV-FC]: Hỗn hợp X gồm etanđial, axetilen, propanđial và vinyl fomat (trong đó số mol của etanđial và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ V lít O2 thu được 52,8 gam CO2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,1V lít hỗn hợp etan, propan cần 0,455V lít O2 thu được a gam CO2. Giá trị của a là
A. 14,344 
B. 16,28 
C. 14,256 
D. 16,852 
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Vì thể tích cùng điều kiện nên để tính nhanh ta quy thể tích về số mol tương đương.
Giả sử hỗn hợp A có 1 mol thì khí CO2 là 1,6 mol. Hỗn hợp A gồm rượu no và hiđrôcacbon no nên ta có: 
Để ý dạng này không đủ giả thiết nên phải dùng đánh giá hoặc mẹo để giải quyết.
► Cách 1: 3 chất chia làm 2 nhóm C và C2, dùng sơ đồ đường chéo vì đã biết số C trung bình là C1,6
Suy ra có: 0,6 mol C và 0,4 mol C2
Như vậy khối lượng của hỗn hợp A: mA > 0,6 × 46 + 0,4 × 16 = 34.
→ MA = 34 > 29 → A nặng hơn không khí. Chọn A.♥♥♥.
►Cách 2: nếu cần đánh giá mạnh hơn:
Số mol O2 cần để đốt cháy sẽ nhỏ hơn: (2,6 + 1,6 × 2 - 1)/2 = 2,4 mol.
Do đó: mA > 2,6 × 18 + 1,6 × 44 - 2,4 × 32 = 40,4 gam.
Từ đó cũng thấy kq tương tự trên.
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: C
Bảo toàn nguyên tố Oxi:
Câu 5: C
Câu 6: A
Nhận thấy, các chất đều có 3C trong phân tử 	
Câu 7: C
Công thức chung của glucôzơ, axit axetic và anđehit fomic là 
Đun sôi dung dịch Y lại xuất hiện kết tủa nên Y gồm 2 muối
Ta có: 
Phần trăm khối lượng của glixerol trong X: %
Câu 8: D
Nhận thấy các chất lần lượt có công thức tổng quát: CH2O, C2H2O2, C2H6O2, C3H8O3, đều có số C bằng số O.
Gọi công thức chung là CxHyOx
Phương trình: 
Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O: 
Ta có: 
Cho 0,15 gam CO2 tác dụng với 0,12 mol Ba(OH)2 sẽ thu được 2 muối.
Giải hệ: 
Câu 9: C
Bảo toàn oxi ta có: 
Câu 10: C
Câu 11: D
Câu 12: D
để ý CTPT: andehit formic: axit axetic glucozo.
Đề yêu cầu tính glixerol nên coi hh trên chỉ có HCHO và.
Đốt cháy hỗn hợp ta có hệ phương trình về số mol CO2 và H2O như sau: 
Vậy thành phần phần trăm khối lượng của glixerol là:
%glixerol %.
Câu 13: B
Câu 14: A
Câu 15: C
Các chất trong X đều có số C và số O là như nhau
Coi X: C a mol, H b mol, O a mol -> 28a+b=4,52
Câu 16: D
X có dạng 
Câu 17: B
Câu 18: A
Từ số mol nước và CO2 bằng nhau suy ra andehit, axit cacboxylic, este đều là no, đơn chức, mạch hở
Câu 19: A
bài tập thuần đốt cháy (theo pp định lượng). 
theo đó ta chỉ quan tâm đến số C, H, O ||→ thoải mái quy đổi.
Nhận thấy rằng: điểm khác nằm ở axit oxalic và ađipic (mối quan hệ 1 : 3); 
còn 2 chất kia là cacbo.hiđrat Cm(H2O)n ||→ nhẩm + nhận xét: 3H8O4 + 1.H2O4 = H32O16 = 16.H2O.
||→ điểm chung đã rõ, quy đổi X về gồm C và H2O. đã rõ có 16,56 ÷ 18 = 0,92 mol. Gọi x là số mol C.
Ta có mtủa = 197x = m + 168,44 và m = 12x + 16,56. ||→ x = 1 mol và m = 28,56 gam. 
Câu 20: C
Câu 21: A
Câu 22: B
Câu 23: A
Câu 24: C
1C6H10O4.3C2H2O4=C12H16O8=12C.8H2O
Cacbonhidrat=nC.mH2O
Câu 25: B
Câu 26: D
Câu 27: D
Câu 28: B
hhX gồm: C2H4O2, C4H8O2, C3H6O2 + O2 → CO2 + H2O. Với nCO2 = nH2O.
Cho sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư thì H2O bị giữ lại.
CO2 + bình (2) đựng Ba(OH)2 dư
nCO2 = nBaCO3 = 10,835 : 197 = 0,055 mol → nH2O = 0,055 mol.
→ mbình (1) tăng = 0,055 x 18 = 0,99 gam.
Câu 29: C
Nhận thấy khi đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa → khi hấp thụ sản phẩm cháy vào Ca(OH)2 thu được đồng thời CaCO3 và Ca(HCO3)2
Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn là CaO → nCaO = nCa(HCO3)2 = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố C → nCO2 = nCaCO3 + 2 nCa(HCO3)2= 0,2 + 2. 0,1 = 0,4 mol
Luôn có nX = nCO2 : 4 = 0,1 mol
Vì các hợp chất trong X đều có phân tử khối là 88 → m= 0,1. 88 =8,8 gam
Câu 30: A
Đặt CTC của hhX là CnH2n + 2On
CnH2n + 2On + O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
nCO2 = 0,195 mol; nH2O = 0,28 mol.
Ta có: nOH- = nCO2 = 0,195 mol
Theo BTNT: mX = 0,195 x 12 + 0,28 x 2 + 0,195 x 16 = 6,02 gam.
Khi hhX phản ứng với K: nK = n-OH = 0,195 mol; nH2 = 0,195 : 2 mol.
m = 6,02 + 0,195 x 39 - 0,195 : 2 x 2 = 13,43 gam
Câu 31: D
Bảo toàn nguyên tố O → nO(X) = 2nCO2 + nH2O-2nO2 = 2. 0,22 + 0,16- 2. 0,18= 0,24 mol
→ nCOOH = 0,24: 2 = 0,12 mol
Khi cho hỗn hợp X tham gia phản ứng với NaOH → nOH- = nCOOH = 0,12 mol
→nNaOH = 0,12 mol → V = 60ml.
Câu 32: C
Gọi số mol anđehit axetic (C2H4O), axit butiric (C4H8O2), etylen glicol (C2H6O2) lần lượt là a, b, c 
Trong 15,48 gam X có nC2H4O2 = = 0,07 mol
Ta có 44a + 88b + 62c = 15, 48 - 0,07. 60 = 11, 28(1)
nH2O = 2a + 4b + 3c + 0,07. 2 = 0,66 (2)
Lấy (2). 22 - (1) → 4c = 0,16 → c = 0,04 mol → 2a + 4b = 0,4
→ nCO2 = 2a + 4b + 2c+ 0,07. 2 = 0,4 + 2. 0,04 + 2. 0,07= 0,62 mol
Khi hấp thụ 0,62 mol vào dung dịch NaOH nếu hình thành Na2CO3 : 0,62 mol và NaOH dư → mNa2CO3: 65,72 > 54,28 ( Loại)
Vậy chất tan chứa Na2CO3: x mol và NaHCO3: y mol
Ta có hệ → 
Bảo toàn nguyên tố Na → nNaOH = 0,1.2 + 0,52 = 0,72 mol → x = 1,8
Câu 33: B
Nhận thấy hỗn hợp glucozơ, axit axetic, anđehit fomic đều có dạng CnH2nOn. Etylen glicol có công thức C2H6O2
→ nC2H6O2 = nH2O - nCO2 = 1,15- 0,95 = 0,2 mol
m = mC + mH + mO = 0,95.12 + 1,15.2 + 0,95. 16 = 28,9 gam
→ %C2H6O2 = × 100% = 42,9%
Câu 34: C
dạng này cần phân tích chút ở CTPT của các chất trong X: a.metacrylic C4H6O2; 
a.axetic C2H4O2; a.ađipic C6H10O4 và glixerol là C3H8O3.
► phân tích chút ở việc phản ứng KOH (không rõ dư đủ) thì chỉ các axit ms phản ứng 
→ cần phải xác định glixrol để loại trừ. tính glixerol ntn o.O
Để ý: số mol a.acrylic = số mol axit axetic → cộng lại 2 chất sẽ là C6H10O4 ≡ với a.ađipic luôn.
Như vậy là ok rồi, X gồm C6H10O4 và C3H8O3 số mol x, y mol.
Khối lượng: mX = 146x + 92y = 13,36 gam; bảo toàn C: 6x + 3y = 0,51 mol.
► tính nhanh chỗ này, do đun → xuất hiện thêm tủa nên sp CO2 + Ba(OH)2 
gồm 0,25 mol BaCO3 ↓ và Ba(HCO3)2 0,13 mol (bảo toàn Ba)
→ nCO2 = 0,13 × 2 + 0,25 = 0,51 mol.
Quay lại, giải hệ có x = 0,06 mol và y = 0,05 mol. → mC6H10O4 = 8,76 gam.
X + KOH thì chỉ có axit phản ứng, số mol 0,06 ↔ cần 0,12 mol KOH sinh ra 0,12 mol H2O.
Theo đó, X + KOH → rắn + H2O, áp dụng BTKL có: m = mX + ∑ mKOH - mH2O = 14,44 gam
Câu 35: C

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_12_dot_chay_hon_hop_huu_co_d.doc