Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Các dạng toán về hiđrocacbon và mở rộng - Đề 1 (Có lời giải)

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 1,1g hỗn hợp F gồm metan, etin, propen thu được 3,52g CO2. Mặt khác, khi cho 448 ml hỗn hợp khí F (đktc) đi qua dung dịch nước brom dư thì chỉ có 4g brom phản ứng. Phần trăm thể tích metan, etin, propen trong hỗn hợp F lần lượt là (%) :

A. 30 ; 40 ; 30

B. 25 ; 50 ; 25

C. 50 ; 25 ; 25

D. 25 ; 25 ; 50

Câu 2. Cho biết 1 mol hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H2 nặng 23,5 gam. Trộn V1 lít X với V2 lít hiđrocacbon Y (ở thể khí) được hỗn hợp khí E nặng 271 gam. Trộn V2 lít X với V1 lít Y được hỗn hợp khí E nặng 206 gam. Biết V2 – V1 = 44,8 lít. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của Y là

A. C3H6.

B. C4H8.

C. C4H6.

D. C3H4.

Câu 3. Một hỗn hợp A gồm anken và H2 tỷ khối so với H2 là 7. Dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp B có tỷ khối với H2 là 10. Mặt khác cho 4,48 lít hỗn hợp A (đktc) và 2,6 gam axetilen qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp D có tỷ khối so với H2 13,5. Hỗn hợp D làm mất màu vừa đủ m gam Br2. Công thức của anken và giá trị m lần lượt là

A. C2H4 và 25,6 gam.

B. C3H6 và 25,6 gam.

C. C2H4 và 19,2 gam.

D. C3H6 và 19,2 gam.

 

doc 12 trang linhnguyen 5360
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Các dạng toán về hiđrocacbon và mở rộng - Đề 1 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Các dạng toán về hiđrocacbon và mở rộng - Đề 1 (Có lời giải)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Các dạng toán về hiđrocacbon và mở rộng - Đề 1 (Có lời giải)
5 - Các dạng toán về hiđrocacbon và mở rộng (Đề 1)
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 1,1g hỗn hợp F gồm metan, etin, propen thu được 3,52g CO2. Mặt khác, khi cho 448 ml hỗn hợp khí F (đktc) đi qua dung dịch nước brom dư thì chỉ có 4g brom phản ứng. Phần trăm thể tích metan, etin, propen trong hỗn hợp F lần lượt là (%) : 
A. 30 ; 40 ; 30 
B. 25 ; 50 ; 25 
C. 50 ; 25 ; 25 
D. 25 ; 25 ; 50 
Câu 2. Cho biết 1 mol hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H2 nặng 23,5 gam. Trộn V1 lít X với V2 lít hiđrocacbon Y (ở thể khí) được hỗn hợp khí E nặng 271 gam. Trộn V2 lít X với V1 lít Y được hỗn hợp khí E nặng 206 gam. Biết V2 – V1 = 44,8 lít. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của Y là
A. C3H6. 
B. C4H8.
C. C4H6. 
D. C3H4. 
Câu 3. Một hỗn hợp A gồm anken và H2 tỷ khối so với H2 là 7. Dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp B có tỷ khối với H2 là 10. Mặt khác cho 4,48 lít hỗn hợp A (đktc) và 2,6 gam axetilen qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp D có tỷ khối so với H2 13,5. Hỗn hợp D làm mất màu vừa đủ m gam Br2. Công thức của anken và giá trị m lần lượt là
A. C2H4 và 25,6 gam.
B. C3H6 và 25,6 gam.
C. C2H4 và 19,2 gam.
D. C3H6 và 19,2 gam.
Câu 4. Hòa tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào nước thu được 3,36 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối với hiđro là 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y vào bình đựng nước brom dư thì có 0,784 hỗn hợp khí Z (tỉ khối với heli là 6,5). Các khí đo ở đktc. Khối lượng bình brom tăng là
A. 2,09 
B. 3,45 
C. 3,91 
D. 1,35 
Câu 5. Cho hỗn hợp X gồm metan, axetilen, propen. Đốt cháy hoàn toàn 33 gam hỗn hợp thì thu đc 37,8g nước. Mặt khác cho 5,6 lít hh X(đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 50g brom. Phần trăm thể tích của axetilen có trong X là : 
A. 50% 
B. 40% 
C. 45% 
D. 25% 
Câu 6. Hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C3H4. Nếu cho 13,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 14,7gam kết tủa. Nếu cho 16,8 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng với dung dịch brom thì thấy có 108gam brom phản ứng. % thể tích CH4 trong hỗn hợp X là: 
A. 30% 
B. 25% 
C. 35% 
D. 40% 
Câu 7. Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 15,8. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,5. Cho dung dịch Z thực hiện phản ứng tráng gương thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 12,96. 
B. 16,2. 
C. 6,48. 
D. 10,8.
Câu 8. Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và hiđro có tỷ khối hơi so với H2 là 16. Đun nóng hỗn hợp X một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 25,6 gam Br2 trong CCl4. Thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là 
A. 7,168 
B. 38,08 
C. 7,616 
D. 35,84 
Câu 9. Cho hỗn hợp X gồm hidro, propen, propanal, ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X thu được 20,16 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có dX/Y = 0,8. Nếu lấy 0,2 mol Y tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch nước Br2 0,1M. Giá trị của V là 
A. 1,2 lít 
B. 0,8 lít 
C. 1,0 lít 
D. 0,4 lít 
Câu 10. Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X ( có thành phần nguyên tố C, H, O ) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là 
A. CH≡C-CH2-CHO 
B. CH2=C=CH-CHO 
C. CH3-C≡C-CHO 
D. CH≡C-[CH2]2-CHO. 
Câu 11. Hỗn hợp H chứa 4,48 lit (đktc) hỗn hợp khí gồm H2, anken X và ankin Y. Nung nóng H với Ni để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí T. Biết tỉ khối của hỗn hợp T so với hỗn hợp H là 4/3. Số mol H2 dư sau phản ứng là 
A. 0,175. 
B. 0,12. 
C. 0,05. 
D. 0,09. 
Câu 12. X là hỗn hợp gồm một số hiđrocacbon ở thể khí, Y là không khí. Trộn X với Y ở cùng nhiệt độ áp suất theo tỉ lệ thể tích (1:15) được hỗn hợp khí Z. Cho Z vào bình kín dung tích không đổi V. Nhiệt độ và áp suất trong bình là toC và p atm. Sau khi đốt cháy X trong bình chỉ có N2, CO2 và hơi nước với . Sau khi đưa bình về toC, áp suất trong bình sau khi đốt là p1 có giá trị là 
A. 
B. p1 = p. 
C. 
D. 
Câu 13. Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 gam kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là 
A. C3H3CHO 
B. C3H5CHO 
C. C4H3CHO 
D. C4H5CHO 
Câu 14. Một hỗn hợp gồm axetilen, propilen và metan.
- Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp thì thu được 12,6 gam nước.
- Mặt khác 5,6 lít hỗn hợp (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 50 gam brom.
Thành phần % thể tích của các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là 
A. 37,5% ; 37,5% ; 25,0%. 
B. 25,0% ; 50,0% ; 25,0%. 
C. 37,5% ; 25,0% ; 37,5%. 
D. 50,0% ; 25,0% ; 25,0%. 
Câu 15. Trong một bình kín có chứa khí C2H2 và chất xúc tác Cu2Cl2, NH4Cl. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X chứa 2 hiđrocacbon với hiệu suất phản ứng là 60%. Cho X hấp thụ hết vào dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,11 gam kết tủa. Khối lượng C2H2 ban đấu là
A. 5,85 gam. 
B. 7,8 gam 
C. 11,7 gam 
D. 11,75 gam 
Câu 16. Hỗn hợp X gồm axetilen và vinylaxetilen có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,5. Thực hiện phản ứng đime hỗn hợp X thu được 9,36 gam hỗn hợp khí Y (giả sử chỉ xảy ra phản ứng đime axetilen). Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,25 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng đime là 
A. 16,41%. 
B. 25,00%. 
C. 32,81%. 
D. 50,00%. 
Câu 17. Một hỗn hợp H gồm ankan X và anken Y được chia thành 2 phần: 
- Phần I: có thể tích là 11,2 lít, đem trộn với 6,72 lít H2, đun nóng (có xúc tác Ni) đến khi phản ứng hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu thì thấy hỗn hợp khí sau phản ứng có thể tích giảm 25% so với ban đầu. 
- Phần II: nặng 80 gam, đem đốt cháy hoàn toàn thu được 242 gam CO2. 
Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:
A. C4H10 và C3H6. 
B. C3H8 và C2H4. 
C. C2H6 và C3H6. 
D. CH4 và C4H8. 
Câu 18. Cho 10,2 gam một chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,45 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 32,4 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là 
A. CH≡C-[CH2]2-CHO. 
B. CH3-C≡C-CHO. 
C. CH2=C=CH-CHO. 
D. CH≡C-CH2-CHO. 
Câu 19. Trong một bình kín chứa 0,45 mol C2H2; 0,55 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 10,492. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 36 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 2 M. Giá trị của V là ? 
A. 60. 
B. 70. 
C. 80. 
D. 90. 
Câu 20. Tiến hành đime hóa 1 mol axetilen thu được hỗn hợp X. Trộn X với H2 theo tỉ lệ 1:2 về số mol rồi nung nóng với bột Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Y làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,15 mol Br2. Hiệu suất phản ứng đime hóa là : 
A. 70%. 
B. 15%. 
C. 85%. 
D. 30%. 
Câu 21. Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4. Nếu cho 26,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 29,4 gam kết tủa. Nếu cho 8,4 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng với dung dịch brom thì thấy có 54 gam brom phản ứng. % thể tích CH4 trong hỗn hợp X là 
A. 40%. 
B. 25%. 
C. 35%. 
D. 30%. 
Câu 22. Trong một bình kín chứa 0,4 mol axetilen; 0,3 mol metylaxetilen; 0,8 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 12. Sục khí X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kết tủa và có 10,1 gam hỗn hợp khí Z thoát ra. Hỗn hợp khí Z phản ứng vừa đủ với 0,1 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là 
A. 77,40. 
B. 72,75. 
C. 86,70. 
D. 82,05. 
Câu 23. Hỗn hợp X gồm hidro, propen, propanal, ancol anlylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có dY/X = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là 
A. 0,1. 
B. 0,25. 
C. 0,3. 
D. 0,2. 
Câu 24. X, Y là hai anđehit đơn chức, mạch hở. Lấy 3,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 34,64 gam kết tủa. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch sau phản ứng thấy thoát ra 1,344 lít khí không màu (đktc). Cho 0,2 mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 500 ml. 
B. 350 ml. 
C. 400 ml. 
D. 450 ml. 
Câu 25.  Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni thu được hỗn hợp hơi Y có tỉ khối hơi so với He bằng 95/12. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì thấy hết a mol Br2. Giá trị của a là 
A. 0,04. 
B. 0,02. 
C. 0,20. 
D. 0,08. 
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:  B
• 1,1 gam hhF gồm CH4, C2H2, C3H6 + O2 → 0,08 mol CO2.
0,02 mol hhF + 0,025 mol Br2
• Gọi số mol của CH4, C2H2, C3H6 lần lượt là x, y, z mol.
Ta có hpt: 
→ Chọn B
Câu 2: B
Ta có hệ: 
Chọn B
Câu 3: B
Câu 4:   A
CaC2, Al4C3, Ca khí X ( CH4, C2H2,H2 ) Y 0,035 mol Z (MZ = 26)
Nhận thấy mX = mY = mbình tăng + mZ
→ 0,15×20 = mbình tăng + 0,035 ×26 → mbình tăng= 2,09 gam
Đáp án A
Câu 5: A
Trong 33 gam X có : x mol CH4 ; y mol C2H2 ; z mol C3H6 ; ta có : 
16x + 26y + 42z = 33 (1)
2x + y + 3z = 2,1 (2)
Trong 0,25 mol X thì có k.x mol CH4 ; ky mol C2H2 ; kz mol C3H6 Ta có :
kx + ky + kz = 0,25 (3) ; 2ky + kz = 0,3125 (4)
Lấy 3 chia 4 rút ra được x - 0,6y + 0,2z = 0 (5) 
Từ (1) (2) (5) Giải ra được : x = 0,3 ; y = 0,6 ; z = 0,3
→ % thể tích C2H2 là : 0,6 : 1,2 = 50% 
Đáp án A
Câu 6: A
Trong 13,4 gam A:
Ta có: 
16,8 lít(đktc) A(0,75 mol) tác dụng vừa đủ với 108 gam brom(0,675 mol)
(a+b+c) mol A tacd dụng vừa đủ với (b+2c) mol brom
Nhân chéo ta được: 
Từ (1), (2) và (3) 
Thể tích của trong hỗn hợp là: %
Chọn A
Câu 7:  A
Câu 8:  D
Vì C4H4 và H2 có tỉ khối là 32 . Dựa vào sơ đồ đường chéo → C4H4 : H2 = 3:2 
Goi số mol của C4H4 là 3x mol, số mol của H2 là 2x mol
Số mol H2 tham gia phản ứng là nH2 pư = nX - nY = 5x - 0,08 
bảo toàn liên kết π nBr2 = 3nC4H4 - nH2 pư → 0,16 = 3. 3x - ( 5x- 0,08) → x = 0,02 mol
Khi đốt 0,06 mol C4H4 và 0,04 mol H2 sinh ra 0,24 mol CO2 và 0,16 mol H2O
Bảo toàn nguyên tố O → nO2 = = 0,32 mol
Thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là V = 0,32. 22,4. 5 = 35.84 lít. Đáp án D
Câu 9:  C
Nhận thấy propen, propanal, ancol anlylic đều có công thức là C3H6On → nC3H6O = nCO2 : 3 = 0,3 mol
Coi hỗn hợp gồm H2 : 0,2 mol và C3H6On: 0,3 mol 
Bảo toàn khối lượng → mX = mY → nY = = 0,5. 0,8= 0,4 mol
Có nH2 pư = 0,5 - 0,4 = 0,1 mol
Bảo toàn liên kết π → nBr2 = 0,3 - 0,1 = 0,2 mol
Trong 0,4 mol Y thì số mol Br2 pư là 0,2 mol,
Nếu lấy 0,2 mol Y thì số mol Br2 pư là 0,1 mol → V = 1 lít. 
Đáp án C.
Câu 10:   A
Nhận thấy dựa vào đáp án và nAg = 0,4 mol < nAgNO3 = 0,6 mol → X chứa liên kết 3 đầu mạch sinh ra sản phẩm kết tủa ( loại B, C)
Có n↓ = nX = 0,6- 0,4 = 0,2 mol .
Có nAg : nX = 0,4 : 0,2 = 2 → X chứa 1 nhóm CHO
Vậy X có dạng CH≡C-R-CHO 
MX = 13,6 : 0,2 = 68 → 13 + 12 + R + 29 = 68 → R = 14 ( CH2)
X có công thức CH≡CH-CH2-CHO. Đáp án A
Câu 11: B
Có mH = mT → 0,2. MH = nT. MT → nT = 0,2. = 0,15 mol
Có nH2 pư = nH - nT = 0,2 - 0,15 = 0,05 mol 
Có nX + 2nY = 0,05 → nX + nY nH2 ban đầu > 0,2 - 0,05 = 0,15 mol
0,2 - 0,05> nH2 dư > 0,15- 0,05 → 0,15> nH2 dư > 0,1
Vậy chỉ có B thỏa mãn. Đáp án B
Câu 12: D
Giả sử trộn 1 mol X và 15 mol Y → số mol O2 : 3 mol, số mol N2 : 12 mol
Gọi số mol của CO2 và H2O lần lượt 7x và 4x mol
Bảo toàn nguyên tố O → 7x. 2 + 4x = 3.2 → x = mol
Vậy sau phản ứng trong bình chứa mol CO2 , mol H2O và 12 mol N2
Có trong cùng điều kiện nhiệt độ thể tích thì 
Câu 13: C
Có nAgNO3 = 0,6 = 3nX mà X là andehit đơn chức → X chức 1 nhóm CHO và 1 liên kết 3 đầu mạch 
X có dạng HC≡C-R-CHO khi tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra 0,4 mol Ag và 0,2 mol kết tủa dạng CAg≡C-R-COONH4
→ 0,4. 108 + 0,2. ( 12 + 108 + 12+ R + 44+ 18) = 87,2 → R = 26 → X có cấu tạo CH≡C-CH=CH-CHO. Đáp án C
Câu 14: D
Trong 0,25 mol X gọi số mol C2H2, C3H6, CH4 lần lượt là x, y, z → x+ y +z = 0,25
X làm mất màu 0,3125 mol Br2 → 2x + y = 0,3125 → = 1,25 
Trong 11 gam gọi số mol C2H2, C3H6, CH4 lần lượt là a, b, c mol
→ Ta có hệ → 
% C2H2 = ×100% = 50%; %C3H6=%CH4 = ×100% = 25%. 
Đáp án D
Câu 15: B
C2H2 CH≡C-CH=CH2 + C2H2 dư 
Gọi số mol C2H2 ban đầu là x,
Với H= 60% nên số mol C4H4 là = 0,2x mol, số mol C2H4 dư là 0,4x 
Khi tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa chứa CAg≡C-CH=CH2: 0,3x mol; CAg≡ CAg : 0,4 x mol
→ 159. 0,3x + 0,4x . 240 = 43,11 → x = 0,3 mol
Vậy ∑ m = 0,3. 26 = 7,8 gam. Đáp án B
Câu 16: D
Gọi số mol của C2H2 và C4H4 lần lượt là x, y mol.
Bảo toàn khối lượng → mX = mY = 9,36 gam
Ta có hệ → 
Giả sử chỉ có x mol C2H2 tham gia phản ứng đime hóa sau phản ứng sinh ra C2H2 : 0,12-x mol, C4H4: 0,5x + 0,12 mol
Khi tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa chứa CAg≡CAg : 0,12-x mol, C4H3Ag: 0,12 + 0,5x mol 
→ 240.( 0,12-x ) + 159( 0,12 + 0,5x) = 38,25 → x = 0,06 mol
→ H = .100% = 50 %. Đáp án D
Câu 17: D
Phần 1: Trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất thì tỉ lệ về thể tích chính là tỉ lệ về số mol 
→ VH2 pư = Vtrước -Vsau = 0,25. ( 11,2 + 6,72) = 4,48 lít < 6,72 lít → H2 dư và anken phản ứng hết 
Vậy H chứa anken : 4,48 lít và ankan : 11.2 - 4,48 = 6,72 lít
→ nX : nY = 6,72 : 4,48 = 3: 2
Phần 2: Gọi số mol của X Cn H2n+ 2 là 3x và Y Cm H2m là 2x mol
Có 3x.( 14n+ 2) + 2x . 14m = 80 và 3x.n + 2xm = 5,5
→ 14. ( 3x.n + 2xm ) + 6x = 80 → x = 0,5 
Có C tb = = 2,2 → loại A
Sử dụng đường chéo Ctb = 2,2 và tỉ lệ 3:2 thấy n= 1 và m = 4 thỏa mãn. Đáp án D
Câu 18: D
Nhận thấy nAg = 0,3 mol < nAgNO3 = 0,45 mol → X vừa chứa nhóm CHO vừa chứa liên kết ba đầu mạch 
→ X có cấu tạo CH≡C-R-CHO 
Có nX = nAg : 2 = 0,15 mol → M X = 68 → R = 14( CH2)
Cấu tạo của X là CH≡C-CH2-CHO. Đáp án D.
Câu 19:  B
Câu 20: D
• hhX gồm C2H2 và C4H4.
Về phản ứng cộng H2 thì ta thấy H2 phản ứng hết.
Gọi số mol C2H2 phản ứng là 2x → C4H4 x mol 
→ hhX có (1 - 2x) mol C2H2 và x mol C4H4
→ nH2phản ứng = 2(1 - 2x) + 2x = (2 - 2x) mol.
Ta có 2 x nC2H2 + 3 x nC4H4 = 1 x nH2 + 1 x nBr2
→ 2(1 - 2x) + 3x = (2 - 2x) + 0,15 → x = 0,15 → H = 30% → Chọn D
Câu 21: D
Nhận thấy cứ 0,375 mol X làm mất màu 0,3375 mol Br2 → = = 0,9
Goi số mol của CH4, C2H4 trong 26,8 gam lần lượt là x,y. 
Ta có nC3H4 = n↓ = 0,2 mol
Ta có hệ → 
→ %CH4= ×100% = 30%
Câu 22:  B
Theo BTKL: mX = 0,04 x 26 + 0,03 x 40 + 0,8 x 2 = 24 gam → nX = 24 : 24 = 1 mol.
Ta có nH2phản ứng = nhh ban đầu - nX = (0,4 + 0,3 + 0,8) - 1 = 0,5 mol.
nπ trước phản ứng = 2 x nCH≡CH + 2 x nCH≡C-CH3 = 2 x 0,4 + 2 x 0,3 = 1,4 mol.
→ nπ dư sau phản ứng = nπ trước phản ứng - nH2 = 1,4 - 0,5 = 0,9.
Mà nπ dư sau phản ứng = 2 x n↓ + nBr2 → n↓ = (0,9 - 0,1) : 2 = 0,4 mol. 
Giả sử số mol của AgC≡CAg và AgC≡C-CH3 lần lượt là x, y mol
Ta có hpt: 
→ m = 0,15 x 240 + 0,25 x 147 = 72,75 gam → Chọn C
Câu 23: B
Nhận thấy propen, propanal, ancol anlylic đều có công thức là C3H6On → nC3H6On = nCO2 : 3 = 0,6 mol
Coi hỗn hợp gồm H2 : 0,4 mol và C3H6On: 0,6 mol 
Bảo toàn khối lượng → mX = mY → nY = = = 0,8 mol
Có nH2 pư = 1 - 0,8 = 0,2 mol
Bảo toàn liên kết π → nBr2 = 0,6 - 0,2 = 0,4 mol
Trong 0,8 mol Y số mol Br2 phản ứng là 0,4 mol
Nếu lấy 0,1 mol X thì số mol H2 pư là 0,05 mol → V = 0,05 : 0,2 = 0,25 lít
Câu 24: A
Vì cho thêm HCl vào dung dịch sinh khí không màu → chứa (NH4)2CO3 → X là HCHO: 0,06 mol
Y chỉ chứa nhóm chức andehit thì kết tủa sinh ra chỉ chứa Ag: 
→ nY = = → MY = = 6,6 ( loại)
Vậy Y sẽ có cấu tạo dạng CH≡C-R-CHO : x mol. Khi đó kết tủa sinh ra chứa Ag: 0,06.4 + 2x mol và CAg≡C-R-COONH4 : x mol
Ta có hệ → → 
Vậy Y có công thức CH≡C-CH=CH-CHO : 0,02 mol 
Trong 0,08 mol hỗn hợp chứa 0,06 mol HCHO và 0,02 mol CH≡C-CH=CH-CHO
→ 0,2 mol hỗn hợp chứa 0,15 mol HCHO và 0,05 mol CH≡C-CH=CH-CHO
nBr2 = 2nHCHO + 4nCH≡C-CH=CH-CHO = 2. 0,15 + 4. 0,05 = 0,5 mol → V = 0,5 lít. Đáp án A
Câu 25: A
X Y 
Có mX = mY → nY = = 0,24 mol
Có nH2 pư = nX - nY = 0,4- 0,24 = 0,16 mol
bảo toàn liên kết π nBr2 = 0,1. 2- 0,16 = 0,04 mol . Đáp án A

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_12_cac_dang_toan_ve_hidrocac.doc