Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Các chủ đề hoá học đại cương - Đề 2 (Có lời giải)

Câu 1. X là một nguyên tố hóa học. Axit có chứa X là HnXO3 (n là số nguyên tự nhiên). Phần trăm khối lượng của X trong muối Kali của axit này là 18,182%. X là nguyên tố nào?

A. C B. S C. Si D. Một nguyên tố khác

Câu 2. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Hợp chất khí cuả R với hidro chứa 2,74% hiđro về khối lượng. Tên của R và vị trí trong bảng HTTH là

A. Clo, chu kì 3 nhóm VIIA B. Flo, chu kì 2 nhóm VIIA

C. Crom, chu kì 4 nhóm VIB. D. Mangan, chu kì 4 nhóm VIIB

Câu 3. Một nguyên tố Z tạo hợp chất khí với hiđro có công thức ZH2. Trong oxit cao nhất của Z thì nguyên tố Z chiếm 40% khối lượng. Nguyên tố Z cần tìm là

A. Te. B. As C. S. D. Se.

Câu 4. Hợp chất với hiđro của nguyên tố X (nhóm A) có công thức HX, oxit cao nhất của X chứa 38,8% X về khối lượng. X là

A. Iot. B. Brom. C. Clo. D. Flo.

 

doc 9 trang linhnguyen 4280
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Các chủ đề hoá học đại cương - Đề 2 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Các chủ đề hoá học đại cương - Đề 2 (Có lời giải)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Các chủ đề hoá học đại cương - Đề 2 (Có lời giải)
4- Các chủ đề hoá học đại cương (Đề 2)
Câu 1. X là một nguyên tố hóa học. Axit có chứa X là HnXO3 (n là số nguyên tự nhiên). Phần trăm khối lượng của X trong muối Kali của axit này là 18,182%. X là nguyên tố nào?
A. C	B. S	C. Si	D. Một nguyên tố khác
Câu 2. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Hợp chất khí cuả R với hidro chứa 2,74% hiđro về khối lượng. Tên của R và vị trí trong bảng HTTH là
A. Clo, chu kì 3 nhóm VIIA	B. Flo, chu kì 2 nhóm VIIA
C. Crom, chu kì 4 nhóm VIB.	D. Mangan, chu kì 4 nhóm VIIB
Câu 3. Một nguyên tố Z tạo hợp chất khí với hiđro có công thức ZH2. Trong oxit cao nhất của Z thì nguyên tố Z chiếm 40% khối lượng. Nguyên tố Z cần tìm là
A. Te.	B. As	C. S.	D. Se.
Câu 4. Hợp chất với hiđro của nguyên tố X (nhóm A) có công thức HX, oxit cao nhất của X chứa 38,8% X về khối lượng. X là
A. Iot.	B. Brom.	C. Clo.	D. Flo.
Câu 5. Trong hợp chất ion XY2 (X là kim loại, Y phi kim), X và Y ở hai chu kỳ liên tiếp. Tổng số electron trong XY2 là 54. Công thức của XY2 là
A. BaCl2	B. FeCl2	C. CaCl2	D. MgCl2
Câu 6. Ion M2+ có tổng số hạt proton, electron, nơtron, là 80. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Trong bảng tuần hoàn M thuộc
A. Chu kì 4, nhóm VIIIB.	B. Chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. Chu kì 3 nhóm VIIIB.	D. Chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 7. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 52; trong đó số khối của X nhỏ hơn 36. Để điều chế đơn chất của X từ ion tương ứng người ta thực hiện quá trình:
A. oxi hoá ion Xn+.	B. Oxi hoá ion Xn-.
C. Khử ion Xn+.	D. Khử ion Xn-.
Câu 8. Tổng số các hạt electron trong anion là 42. Trong đó X chiếm 40% về khối lượng. Trong các hạt nhân của X và Y đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn là
A. X ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y ở ô thứ 9; chu kỳ 2, nhóm VIIA.
B. X ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y ở ô thứ 8; chu kỳ 2, nhóm VIA.
C. X ở ô thứ 14, chu kỳ 3, nhóm IVA; Y ở ô thứ 8; chu kỳ 2, nhóm VIB.
D. X ở ô thứ 14, chu kỳ 4, nhóm VIIIB; Y ở ô thứ 9; chu kỳ 2, nhóm VIIA.
Câu 9. Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.	B. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA.
C. ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.	D. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 10. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử X và Y là 92, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 28. Số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 8. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. X nằm ở ô thứ 13, chu kỳ 3 nhóm IA; Y nằm ở ô thứ 17 chu kỳ 3 nhóm VIIA.
B. X nằm ở ô thứ 13, chu kỳ 3 nhóm IIIA; Y nằm ở ô thứ 17 chu kỳ 3 nhóm VIIA.
C. X nằm ở ô thứ 12, chu kỳ 3 nhóm IIA; Y nằm ở ô thứ 17 chu kỳ 3 nhóm VA.
D. X nằm ở ô thứ 12, chu kỳ 3 nhóm IIIA; Y nằm ở ô thứ 16 chu kỳ 3 nhóm IVA.
Câu 11. Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa oxit cao nhất của nguyên tố R và hợp chất khí của nó với hiđro bằng 2,75. Khối lượng mol nguyên tử của R là:
A. 32	B. 12	C. 28	D. 19
Câu 12. X là một phi kim có số oxi hóa âm thấp nhất bằng 3/5 số oxi hóa dương cao nhất (tính theo trị tuyệt đối) và khối lượng phân tử hợp chất khí của X với hiđro bằng 15,74 % khối lượng phân tử oxit cao nhất của X . Nhận định nào không đúng về nguyên tố X
A. Trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường
B. Có thể thu khí X trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp dời nước
C. Là chất không duy trì sự cháy và sự sống.
D. Tác dụng với oxi tạo oxit cao nhất khi có tia lửa điện.
Câu 13. Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion . Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion là 76 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là 
A. 20, chu kì 4, nhóm IIA	B. 12, chu kì 3, nhóm IIA
C. 56, chu kì 6, nhóm IIA	D. 38, chu kì 5, nhóm IIA
Câu 14. Hai nguyên tố R và X có hợp chất khí với hiđro lần lượt là RH2 và XH4. Tỉ lệ phân tử khối giữa oxit cao nhất của nguyên tố X so với oxit cao nhất của nguyên tố R là ¾. Hai nguyên tố X, R là:
A. Silic, selen.	B. Silic, lưu huỳnh.	C. Cacbon, lưu huỳnh.	D. Cacbon, selen.
Câu 15. Nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Một axit của Y có chứa 37,21% oxi về khối lượng. Y là
A. F.	B. Br.	C. Cl.	D. I.
Câu 16. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b% với a : b = 40 : 17. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. R là chất khí bay hơi ở điều kiện thường.
B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
C. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 2 electron độc thân
D. Phân tử oxit cao nhất của R có liên kết ion
Câu 17. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MXn có tổng số hạt proton trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MXn thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị phân cực	B. ion
C. cho nhận	D. cộng hóa trị không phân cực
Câu 18. Cho các chất NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (độ âm điện của K: 0,82; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C: 2,55)
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 19. Một khoáng chất có thành phần về khối lượng là: 14,05% K; 8,65% Mg; 34,6% O; 4,32% H và còn lại là một nguyên tố X. Nguyên tố X là:
A. S	B. Cl	C. P	D. Si
Câu 20. Một khoáng chất có thành phần về khối lượng là: 14,81% Mg; 47,41% O; 0,25% H còn lại là Ca và Si. Phần trăm khối lượng của Ca trong khoáng chất là
A. 9,88%.	B. 17,78%.	C. 27,65%.	D. 37,53%.
Câu 21. Một khoáng chất có thành phần về khối lượng là: 39,68% Ca; 18,45% P; 38,10% O và còn lại là một nguyên tố X. Nguyên tố X là:
A. N	B. F	C. S	D. C
Câu 22. (Đề NC) Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa oxit cao nhất của nguyên tố R và hợp chất khí của nó với hiđro bằng 15 : 8. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron s.
B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất khí.
C. Hợp chất hiđroxit (với số oxi hoá cao nhất) của R ít tan trong nước.
D. Đơn chất R dễ dàng phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2.
Câu 23. Trong tự nhiên kali gồm 3 đồng vị 39K chiếm 93,26% và đồng vị 40K chiếm 0,012% và đồng vị 41K. Brom là hỗn hợp hai đồng vị 79Br và 81Br với nguyên tử khối trung bình của Br là 79,92. Thành phần % khối lượng của 39K trong KBr là
A. 30,56%.	B. 29,92%.	C. 31,03%.	D. 30,55%.
Câu 24. R là nguyên tố thuộc nhóm A, có hóa trị trong oxit cao nhất gấp 3 lần trong hợp chất với hiđro. Trong oxit cao nhất của R, oxi chiếm 60% về khối lượng. Từ R điều chế hiđroxit cao nhất của R thì số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là:
A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 25. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 15 : 8, biết R có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là ns2np2. Giá trị a gần nhất với
A. 65.	B. 75.	C. 85.	D. 95.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:  C
bài này có 2 trường hợp:
Th1: muối này là KXO3 => lập phương trình %MX ra => giải ra MX=> loại
Th2: muối này là K2XO3 => lập phương trình tương tự => giải ra đc MX=28 =>Si
Mẹo nhỏ: TH1 chỉ dành cho câu D, TH2 cho A,B,C
Các bạn chỉ cần thử TH2 --> nếu đúng thì chọn luôn A,B or C , còn nếu sai thì chọn D ko cần thử TH1 nữa mấT thời gian
--> đáp án C
LỜI GIẢI KHÁC:
Câu này các bạn chú ý đọc kĩ đề nếu không thì dễ bị nhầm lắm: Vì là muối của Kali nên co CT phân tử là K2XO3(lí do là gốc XO3 thì luôn luôn là hóa trị 2 tức là Ion XO3(2-). Trong phân tử này X chiếm 18,182%. Ta có:%mX=X*1*100/(39*2+16*3+X) 18,182=100X/126+X 81.818X=2290,932 X=2290,932/81,818=28 Vì nghuyên tử gam của X=28 => X là Si ==> chọn C 
Câu 2: A
Hóa trị của R trong oxit cao nhất là 7--> hóa trị trong hợp chất với Hidro là 8-7=1=> RH.
Phân tử khối của hợp chất khí với hidro là .
Suy ra 
Câu 3: C
Z có hóa trị II trong hợp chất với hidro--> Z có hóa trị VI trong oxit cao nhất của nó .
Z chiếm 40% khối lượng trong nên O chiếm 100-40=60%.
Phân tử khối của là 
Câu 4:   C
Oxit cao nhất của X có dạng .
Oxi chiếm 100-38,8=61,2% về khối lượng.
Phân tử khối của oxit là .
Suy ra X = 35,5
Vậy X là Clo.
Câu 5: C
.
Dễ dàng thấy chỉ có phù hợp.
Câu 6: A
Ta có 
.
Do đó M (Fe) có cấu hình : .
Vậy đáp án A đúng.
Câu 7:  B
Ta có 
.
Suy ra .
Do đó .
Mặt khác ta có .
Vậy .
Câu 8:  B
Ta có 
.
Giải ra 
.
Câu 9:  A
Giải hệ phương trình ta có 
Câu 10:   B
Ta có:
=> X nằm ở ô thứ 13, chu kỳ 3 nhóm IIIA; Y nằm ở ô thứ 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA
Câu 11: B 
Gọi hợp chất của R với H là: 
với a lẻ thì:oxit cao nhất của R là 
Ta có: 
(Không có giá trị nào của R và a thõa mãn)
với a chẵn thì:oxit cao nhất của R là 
P/s: bài cứ thử cho nhanh
Câu 12: D
Hợp chất của X với Hidro là .
Oxit cao nhất của X là .
Ta có .
Suy ra .
(A) và (C) hiển nhiên đúng.
(B) đúng vì không tác dụng với nước.
(D) sai vì khi có tia lửa điện 
Câu 13: C
Câu 14: B
Oxit cao nhất của X và R có dạng .
Theo đề ra ta có .
Đến đây thử đáp án ta thấy B phù hợp.
Chọn B.
(lưu ý: nếu thử đáp án ta sẽ thử với B và C trước vì selen là nguyên tố ít gặp trong chương trình)
Câu 15: B
Câu 16: C
Gọi công thức của khí R với Hidro là Công thức oxit cao nhất có dạng hoặc 
TH loại
TH 
A sai R là chất rắn đk thường, 
B sai SO3 là chất khí
C đúng
D sai lk cộng hóa trị và cho nhận
Câu 17: B
Ta có :
áp dụng ta sẽ tìm được: 
=> KCl - hợp chất ion
Câu 18: D
Các chất có liên kết ion là: NaCl, K2S, Al2O3, MgCl2
Câu 19:  B
Giả sử có 100 g khoáng chất.
Khi đó và .
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
 . (x là hóa trị của X)
Suy ra . Do đó X là Cl.
Câu 20: A
Tính lần lượt số mol các chất đã biết:
Trong quặng, thì các nguyên tố sẽ có các số oxi hóa tương ứng Ca 2+, Mg 2+, O 2-, H +, Si 4+. Ngoài ra, các số oxi hóa này phải đảm bảo cân bằng giữa tổng số oxi hóa âm và dương.
Tóm lại, ta có hệ: 
Câu 21: B
Giả sử có 100g khoáng chất X
LỜI GIẢI KHÁC:
giả sử khoáng chất có m = 100 gam thì sẽ gồm: 39,68 gam Ca; 18,45 gam P, 38,10 gam O và còn lại 3,77 gam X.
chia tỉ lệ số mol có: Ca : P : O : X = 5 : 3 : 12 : x.
giả sử chất X là: 
Bảo toàn ion ta có: 
Chính là nguyên tố F. Chọn đáp án B.♦♦♦
p/s: quặng là: là quặng apatit.
Chú ý thêm nếu ở trên P với độ âm điện +5 không thoả mãn thì thử tiếp với + 3, - 3. cái nào thoả mãn thì lấy.
ta thử ngay với 5 vì nghi ngờ là PO4
Câu 22:  D
Oxit cao nhất của R với oxi có 2 dạng R2On hoặc ROn.
♦ TH1: ROn → hợp chất với hidro là RH8-2n 
→ giả thiết: ( R + 16n ) ÷ ( R + 8 – 2n ) = 15 ÷ 8 
→ 158n = 120 + 7R. Cho n = 1, 2, 3 → thấy TH n = 2 → R = 28 là nguyên tố Si.
♦ TH2: tương tự ta không tìm được nguyên tố thoả mãn.
Như vậy, chỉ nguyên tố Si thoả mãn. Xét các đáp án:
A sai vì cấu hình Si: 1s22s22p63s23p2 →∑s = 6. 
B sai vì SiO2 điều kiện thường là chất rắn. 
C sai vì H2SiO3 dạng keo không tan trong nước.
→ D đúng. Chú ý Si phản ứng tương đối mạnh với kiềm giải phóng khí H2↑.
Câu 23: D
%41K = 100 - 93,26 - 0,012 = 6,728%.
Khối lượng nguyên tử trung bình của K là: 
MK = 39 x 0,9326 + 40 x 0,00012 + 41 x 0,06728 = 39,13468.
Khối lượng nguyên tử trung bình của Br là: MBr = 79,92.
Thành phần phần trăm của 39K trong KBr là
Câu 24: D
Câu 25: C
R thuộc nhóm IV A 

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_12_cac_chu_de_hoa_hoc_dai_cu.doc