Bài tập rèn kỹ năng Ngữ văn THCS - Liên kết các đoạn văn trong văn bản (Phần 2)
A.Mục tiêu cần đạt: sau khi học xong tiết học h/s sẽ có được:
- Ghi nhớ hai phương tiện liên kết đoạn cơ bản trong văn bản ( liên kết đoạn bằng từ ngữ hoặc câu).
- Nhận diện được các phương tiện liên kết đó.
- Biết cách liên kết các đoạn trong văn bản.
- Tạo lập được các đoạn văn có liên kết chặt chẽ.
B. Chuẩn bị:
- GV: soạn giáo án, pbt
-Hs : ôn lại kiến thức cơ bản. hoàn thành bài tập buổi trước.
C. Tiến trình lên lớp
I. Ôn lại kiến thức cơ bản.
Cách liên kết:
a/ Dùng từ ngữ để liên kết
o Về vị trí: Các từ ngữ lk thường đứng ở đầu đoạn văn
o Về từ loại: Có thể là quan hệ từ (và, nhưng), chỉ từ (này, kia, ấy), danh từ chỉ thời gian (bây giờ, hôm này, ngày trước), hoặc 1 số từ có ý nghĩa chuyển tiếp ( tóm lại, nhìn chung, một mặt, mặt khác)
o Về nd: ý nghĩa:
• liệt kê: thứ nhất, .trước hết, tiếp theo, một là, hai là, ba là
• tổng kết, khái quát: có thể kđ rằng, kết luận lại, nhìn chung, có thể nói rằng
• đối lập, tương phản: trái lại, ngược lại
• nguyên nhân : vì vậy, bởi vậy, bởi thế;
• chỉ sự thay thế : đó là, trước đó, sau đây.
b/Dùng câu nối
o Về vị trí: Có thể ở cuối đoạn trên, đầu đoạn dưới hoặc giữa hai đoạn
o Ý nghĩa:
• Nhắc lại nd đoạn trước để chuyển ý vào đoạn sau
VD: U lại nói tiếp:
- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên anh Thận.
Ái chà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ?
• Khép lại ý đoạn trên, chuyển sang ý đoạn dưới. VD: Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác
• Mở ra nội dung đoạn sau: VD: Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập rèn kỹ năng Ngữ văn THCS - Liên kết các đoạn văn trong văn bản (Phần 2)
LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A.Mục tiêu cần đạt: sau khi học xong tiết học h/s sẽ có được: - Ghi nhớ hai phương tiện liên kết đoạn cơ bản trong văn bản ( liên kết đoạn bằng từ ngữ hoặc câu). - Nhận diện được các phương tiện liên kết đó. - Biết cách liên kết các đoạn trong văn bản. - Tạo lập được các đoạn văn có liên kết chặt chẽ. B. Chuẩn bị: - GV: soạn giáo án, pbt -Hs : ôn lại kiến thức cơ bản. hoàn thành bài tập buổi trước. C. Tiến trình lên lớp I. Ôn lại kiến thức cơ bản. Cách liên kết: a/ Dùng từ ngữ để liên kết Về vị trí: Các từ ngữ lk thường đứng ở đầu đoạn văn Về từ loại: Có thể là quan hệ từ (và, nhưng), chỉ từ (này, kia, ấy), danh từ chỉ thời gian (bây giờ, hôm này, ngày trước), hoặc 1 số từ có ý nghĩa chuyển tiếp ( tóm lại, nhìn chung, một mặt, mặt khác) Về nd: ý nghĩa: liệt kê: thứ nhất,.trước hết, tiếp theo, một là, hai là, ba là tổng kết, khái quát: có thể kđ rằng, kết luận lại, nhìn chung, có thể nói rằng đối lập, tương phản: trái lại, ngược lại nguyên nhân : vì vậy, bởi vậy, bởi thế; chỉ sự thay thế : đó là, trước đó, sau đây.. b/Dùng câu nối Về vị trí: Có thể ở cuối đoạn trên, đầu đoạn dưới hoặc giữa hai đoạn Ý nghĩa: Nhắc lại nd đoạn trước để chuyển ý vào đoạn sau VD: U lại nói tiếp: - Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên anh Thận. Ái chà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Khép lại ý đoạn trên, chuyển sang ý đoạn dưới. VD: Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác Mở ra nội dung đoạn sau: VD: Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. II/Luyện tập Chỉ rõ từ ngữ liên kết các đoạn văn trong văn bản dưới đây. Lên lớp Nhất (tương đương với lớp Năm hiện nay) mẹ tôi tìm nhà gần trường gửi gạo cho tôi ăn trọ. Từ nhà tôi tới trường huyện 5 cây số. Từ đó tôi ở trọ, mỗi chiều thứ 7 mới về nhà. Lần đó tôi nghe tin mẹ tôi ở nhà ốm, do một người đi chợ huyện bán cá biển bảo cho tôi biết. Lập tức tan buổi học xong, chưa kịp về nhà trọ ăn uống gì cả, tôi chạy thẳng một mạch năm cấy số về nhà. Vừa thoạt về đến cổng ngõ suýt nữa tôi khóc òa lên – vì tự nhiên tôi nghĩ là mẹ tôi chếtLòng chợt nặng trĩu bởi một nỗi thống khổ ghê gớm, tôi chạy qua cổng ngõ, lao vào sân. Tự nhiên trời đất chung quanh mình cứ trống hoác mãi ra. Có lẽ tôi cũng chẳng thể sống nổi nếu không còn mẹ! Nhưng mẹ tôi cũng chẳng việc gì cả. Mẹ tôi chỉ ốm xoàng nằm mất mấy ngày, bây giờ đã dậy làm lụng được. Mẹ tôi đang đứng choãi chân, dang hai tay rút rơm ở cây rơm sau nhà bếp. May quá mẹ tôi vẫn còn sống, không có việc gì xảy ra cả. Nhưng mà sao tôi thấy chung quanh mình trời đất vẫn cứ trống huếch trống hoác thế nào ấy. Tôi vẫn cứ thấy áy náy như vừa đánh mất vật gì mà chưa tìm thấy. Trên vòm trời đen mượt sau mái nhà bếp mà tôi đã nhìn thấy từ khi còn ẵm ngửa, những ngôi sao như cũng đang ngơ ngác. Thế rồi bất ngờ tôi chạy ra sau nhà bếp. Đến lúc ấy tôi mới biết cái cây sung cổ thụ mọc bên nhà hàng xóm nhưng nằm ngay bên chân cây rơm nhà tôi, người ta đã hạ xuống để xẻ ván. Thì ra vậy, vòm trời sau mái bếp nhà tôi chợt trở nên trống trải vì không còn cái khoảng cành lá xanh um tùm của cây sung bên nhà hàng xóm che phủ. Hãy thay thế các từ ngữ liên kết đã được sử dụng trong bài tập 1 bằng các từ ngữ đồng nghĩa. Lựa chọn các từ ngữ cho trước để điền vào chỗ trống () trong các đoạn văn dưới đây cho thích hợp. a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân. () oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. (từ đó / từ nãy / từ đấy) b) Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ, Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn. () : phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ. (nói tóm lại / như vậy / nhìn chung) c) Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh, () điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng. (nhưng / song / tuy nhiên) d) Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi: Chị ơi, em em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại. - Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nó nhìn tôi không chớp mắt. () Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao? Đi bộ đội hay đi học? (Đi bộ đội hay đi học? / Thật khó trả lời ) Tìm các từ ngữ liên kết đoạn đồng nghĩa hay gần nghĩa với các từ ngữ sau. Vậy mà Thứ nhất Và Cuối cùng Cho những đoạn văn sau, hãy thêm yếu tố liên kết để mạch ý của văn bản rõ ràng hơn. Có thể nói sách là thầy là bạn của chúng ta. /../ Sách mở ra một thế giới bao la vô tận trước mắt chúng ta, trong đó có bao điều mới lạ mà ta chưa hiểu; nhiều tình cảm cao quý mà ta mong muốn; nhiều nhân vật mà ta yêu quý. /..../ sách nâng đỡ suy nghĩ của ta, động viên khích lệ chúng ta. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: a) Giảng văn rõ ràng là khó. Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ, càng không phải để làm ngã lòng. b) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đồng ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi; Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. c) Muốn đánh giá đầy đủ vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan, cần nhớ lại nền văn xuôi nước ta trong buổi đầu xây dựng khoảng trước sau năm 1930. Lúc bấy giờ trên sách báo còn đầy rẫy thứ văn biền ngẫu, ước lệ sáo rỗng, dài dòng luộm thuộm. Chính lúc ấy Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm được cho mình hướng đi đúng đắn: hướng đi của chủ nghĩa hiện thực, của tiếng nói giầu có và đầy sức sống của nhân dân. Cũng cần đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại ở nước ta. Mấy năm sau này sẽ xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn xuất sắc. Nhưng lịch sử văn học vẫn mãi mãi ghi đậm nét tên tuổi của những người có công phá lối, mở đường, tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên, nếu như thể loại truyện ngắn nói chung đã được nhiều nhà văn nối tiếp nhau phát triển và hoàn thiện mãi, thì riêng lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, chưa có cây bút kế thừa. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. Tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ ý nghĩa ấy. Hãy điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để các đoạn văn bên dưới liền lý, liền mạch. Truyện Sọ Dừa phản ánh cùng 1 lúc nhiều ước mơ của nhân dân lao động Việt Nam. .đó là ước mơ được đổi đời, được sống giàu sang, hạnh phúc. Những người nghèo khổ mong ước có lúc hết nghèo, sẽ giàu có, lấy được vợ đẹp và sống hạnh phúc. Mẹ con Sọ Dừa sẽ được ở trong căn nhà to, rộng, đáng hoàng Sọ Dừa sẽ được lấy nàng Út nết na, chăm chỉ. Người lao độngmơ ước cho những người bất hạnh, xấu xí, thiệt thòi cũng trở thành những người đẹp đẽ và có ích cho xã hội. Sọ Dừa xấu xí nhưng chăn bò rất giỏi. Chàng còn là người có tài năng hơn nhiều người khác. Sọ Dừathi đỗ trạng nguyên rồi làm quan.mơ ước công danh sự nghiệp theo quan niệm của giai cấp phong kiến. Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng những cách nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó? a.Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cắm biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt. b.(1)Nét-len khoảng gần bốn mươi tuổi, người gốc Ca-na-đa. (2)Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch, thuộc dòng dõi những thủy thủ can trường. (3)Vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải. c.(1)Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. (2)Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. (3)Nhưng tiếng ru “ầu ơ” bên nhà láng riềng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thưở ấu thơ. Chọn các từ ngữ sau để điền vào chỗ trống trong các đoạn văn bên dưới: nó, đó, nhưng, lũy tre làng. a,Tính biệt lập của mỗi ngôi làng trước đây được thể hiện ở lũy tre làng. bao trùm xung quanh làng..là một lũy tre rất kiên cố, “đốt không cháy, trèo không được, đào không qua”. b,Tiếng tu hú mới khắc khoải làm sao. .kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, cái vị ngọt còn lại. khát thèm gì nhỉ mà năm nào nó cũng gọi xa gọi gần như thế? c,Ở chợ Gò quê tôi ngày ấy có quán cháo bà Mùi và vài ba hàng cháo khác nữa. bất kì cháo cá ở đâu cũng không ngon bằng cháo cá bà Mùi. Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong mỗi đoạn văn sau: a. Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới. ..cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà. b.Trống Choai là một cậu gà rất đẹp trai với chiếc mào đỏ trên đầu. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm, ..đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng. c. Gia đình nhà kiến rất đông vui. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng dỗ dành và thơm yêu từng đứa con: - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con. Bài 7/ Dưới đây là một số câu nối, đoạn nối. Hãy tìm hiểu xem chúng khác đoạn văn thông thường ở chỗ nào. Ở trên mới chỉ đề cập đến mảng văn xuôi từ năm 1945 đến nay, phần tiếp theo chúng ta sẽ xét kĩ mảng thơ ca. Nhưng trong ca dao đâu chỉ có con cò, bên cạnh đó ta còn phải nói tới một con vật nữa, đó là con trâu Nếu như thể loại truyện ngắn nói chung đã được nhiều nhà văn tài năng nối tiếp nhau phát triển và hoàn thiện mãi, thì riêng lối viết truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, chưa thấy có cây bút nào kế thừa. Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tác dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tác mà nhìn nhận vấn đề.
File đính kèm:
- bai_tap_ren_ky_nang_ngu_van_thcs_lien_ket_cac_doan_van_trong.docx