Bài tập rèn kỹ năng Ngữ văn Lớp 8 - Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thùy Tuyết Tâm
Bài 1: Để liên kết các đoạn văn trong văn bản, ta dùng phương tiện liên kết là từ nối và câu nối. Đúng hay sai.
A. Đúng B. Sai
Bài 2: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản?
A. Làm cho ý nghĩa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.
B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý cho nhau.
C. Làm cho hình thức văn bản được cân đối.
D. Cả ba phương án trên.
Bài 3: Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:
Hiện nay thói ích kỉ tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
.những vấn đề trong tác phẩm Nam Cao đặt ra xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.
A. Tuy nhiên B. Hơn nữa
C.Vì vậy D. Mặt khác
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập rèn kỹ năng Ngữ văn Lớp 8 - Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thùy Tuyết Tâm
RÈN KỸ NĂNG LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN Bài 1: Để liên kết các đoạn văn trong văn bản, ta dùng phương tiện liên kết là từ nối và câu nối. Đúng hay sai. Đúng B. Sai Bài 2: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản? Làm cho ý nghĩa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý cho nhau. Làm cho hình thức văn bản được cân đối. Cả ba phương án trên. Bài 3: Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau: Hiện nay thói ích kỉ tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm. ..những vấn đề trong tác phẩm Nam Cao đặt ra xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi. Tuy nhiên B. Hơn nữa C.Vì vậy D. Mặt khác Bài 4: Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4.1, 4.2 a. Tháp Ép - phen không những được coi là biểu tượng của Pari, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh, ... b. [...] điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng. (Theo Bàn tay và khối óc) 4.1. Điền từ thích hợp vào dấu [...]: A. Nhưng B. Tuy nhiên C. Mặc dù vậy D. Song 4.2. Từ liên kết còn thiếu ở dấu [...] cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung như thế nào? A. Nối tiếp B.Bổ sung C. Tương phản D. Nguyên nhân – kết quả Bài 5: Những đoạn văn sau đây được liên kết bằng những yếu tố ngôn ngữ nào? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các đoạn? a. Cô bé ngồi nép mình vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, em thu đôi chân lại, hai bàn tay ôm chặt lấy cho đỡ rét nhưng mỗi lúc em lại càng cảm thấy rét hơn. Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu như chưa bán được bao diêm nào hay chưa có ai bố thí cho em một xu, em sẽ bị cha đánh đập bằng những phát roi hằn trên lưng. Vả lại, có trở về thì cũng rét vậy thôi, hai cha con em ở trên gác, mặc dù đã lấy những mảnh giẻ nhét vào những khe hở trên bức vách nhưng những luồng gió rét vẫn thổi rít vào trong nhà không ngớt. Đến lúc này, đôi bàn tay em cũng đã tê cứng. (Cô bé bán diêm) b. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (Tôi đi học – Thanh Tịnh) Bài 6: Hãy thay thế các từ ngữ liên kết đã được sử dụng trong bài tập 5 bằng các từ ngữ đồng nghĩa. Bài 7: Dưới đây là bài văn ngắn phân tích nhân vật “Lão Hạc” trong văn bản cùng tên của Nam Cao. Giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết. Em hãy viết thêm vào chỗ trống một từ hoặc một câu để các đoạn văn sau có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Một trong những cây bút viết về hiện thực trong làng văn học Việt Nam để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ không thể không nhắc đến Nam Cao. Ông để lại rất nhiều những áng văn chương viết về hiện thực xã hội rất có giá trị như: “’Đời thừa”, “Chí Phèo”Trong đó tiêu biểu là truyện ngắn “Lão Hạc”. Tác phẩm này đã khắc họa thành công nhân vật lão Hạc. .Lão Hạc là một người nông dân khốn khổ. Vợ mất sớm lão phải gà trống nuôi con. Vì không có tiền cưới vợ nên con trai của lão đã phẫn chí đi đồn điền cao su biền biệt chưa về để lại lão thui thủi một mình. Rồi tai họa dồn dập kéo đến: lão bị ốm, trận bão, mất mùa, làm lão thất nghiệp túng thiếu cùng quẫn phải bán chó và tự tử. Chao ôi, hoàn cảnh của lão sao mà đáng thương đến thế! ..Khi bán cậu Vàng đi, lão ân hận, day dứt vì cho rằng mình đã đánh lừa con chó.Thấy lão Hạc khó khăn, ông giáo giấu vợ, ngấm ngầm giúp đỡ lão nhưng lão từ chối gần như hách dịch bởi lão không muốn nhận sự thương hại của mọi người. Thậm chí, trước khi chết lão còn gửi tiền ông giáo lo hậu sự vì không muốn liên lụy đến làng xóm và chọn cái chết như một con chó để tự trừng phạt mình. Lòng tự trọng của lão thật đáng trân trọng biết bao! Khi con lão vì không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su, lão canh cánh bên lòng cảm giác tội lỗi vì làm cha mà không lo đươc hạnh phúc cho con. Ở nhà, lão ngày đêm thương nhớ, lo lắng mong ngóng con trở về. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Dù đói kém dai dẳng, lão vẫn quyết không bán vườn mà gửi lại ông giáo để cho con . Đặc biệt, lão chọn cái chết, hi sinh sự sống của mình vì không muốn phạm vào mảnh vườn của con. Đây chính là tình phụ tử thiêng thiêng, cao quý! Lão Hạc đúng là người nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất cao đẹp. Qua đây ta thấy tác giả thể hiện thái độ yêu thương, trân trọng, ngợi ca sâu sắc. Để khắc họa thành công nhân vật này, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sinh động, gợi hình, gợi cảm; kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt; đặc biệt là tài miêu tả tâm lí nhân vật. Nhờ vậy mà nhân vật lão Hạc luôn được mọi người yêu quý. Bài 8: Dựa vào các mô hình liên kết sau, tập viết câu nối giữa đoạn văn trên với đoạn văn dưới. Trên đâydưới đây. không những..mà còn ..là thế, nhưng DẶN DÒ Nắm chắc các cách liên kết đoạn đã học Hoàn thành các bài tập
File đính kèm:
- bai_tap_ren_ky_nang_ngu_van_lop_8_lien_ket_cac_doan_van_tron.doc