Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Phần: Sinh học

CHỦ ĐỀ 1:

TẾ BÀO

Câu 1: Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được hình thành từ đơn vị cấu trúc nào?

GIẢI

Tất cả các cơ thể sinh vật xung quanh chúng ta đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào.

Câu 2: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

GIẢI

Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. Và tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản.

Câu 3:

1. Quan sát hình 1.1, nêu nhận xét về hình dạng tế bào.

2. Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật trong hình 1.2 và cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?

3. Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau:

Hãy thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

a) Phát biểu của bạn nào đúng?

b) Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng?

GIẢI

1. Nhận xét: mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa với sinh vật: phù hợp với từng chức năng mà tế bào đảm nhận giúp cho cơ thể sống trao đổi chất, và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.

2. Chúng ta có thể quan sát tế bào có kích thước 1mm hoặc 10mm bằng mắt thường; tế bào 1µm, 10µm hoặc 100µm có thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học.

Các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào chim ruồi, tế bào cá voi xanh, .

Các tế bào phải quan sát bằng kính hiển vi: tế bào vi khuẩn, lục lạp, virus, .

3.a) Phát biểu D là đúng, các phát biểu còn lại sai.

 b) Ví dụ tế bào hồng cầu ở người có hình cầu có đường kính khoảng 7,8 um , còn tế bào vi khuẩn E.coli hình que có kích thước là 2-3 um x 0,5 um

 

docx 140 trang linhnguyen 12/10/2022 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Phần: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Phần: Sinh học

Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Phần: Sinh học
 Nhiều vi khuẩn dc ứng dụng trong công nghiệp tổng hợp protein, vitamin B12, xử lí nước thải...
Tác hại của vi khuẩn: 
Tác hại của vi khuẩn với người: viêm da ở người, uốn ván, sốt thương hàn, bệnh lao, bệnh lỵ, ngộ độc thực phẩm,...
Tác hại của vi khuẩn với sinh vật: bệnh lạc lá lúa. héo cây,...
6/
- Những vi khuẩn có ích:
Sữa chua sống: Lactobacillus được biết đến là vi khuẩn giúp tiêu diệt nhiều loại hại khuẩn trong đường ruột. Khi bạn sử dụng sữa chua sống, lợi khuẩn này sẽ tích cực phát triển. Hầu hết các nhà sản xuất đã sử dụng loại vi khuẩn này để sản xuất sữa chua sống.
Tempeh, đậu lên men miso hoặc nước tương lên men Người Nhật thường ăn chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng có chứa vi khuẩn sống có lợi.
Bắp cải muối: Sử dụng bắp cải muối với lượng vừa phải và được muối một cách hợp vệ sinh tăng cường nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Kombucha: Đây là một loại trà lên men có xuất xứ ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, hỗ trợ người bị tiểu đường, giải độc
Microflora là một nhóm các loại vi khuẩn, nấm thường sống trên da con người. Chúng có chức năng ngăn chặn tình trạng vết thương bị nhiễm trùng quá mức và giúp chữa lành vết thương
Lactobacillus reuteri được phát hiện có trong sữa mẹ và có chức năng hỗ trợ miễn dịch. Vi khuẩn này cũng có khả năng giúp chống viêm và giảm đau cho cơ thể.
- Những vi khuẩn có hại:
Vi khuẩn Escherichia coli sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Khi nhiễm khuẩn E.coli, người bệnh sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn và ói từ 5 đến 10 ngày. Chủng E.coli O157:H7 có thể khiến người bệnh xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này.Trong vòng 24 giờ, người nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng tiêu chảy nước, bụng đau quặn, buồn nôn, ói, sốt và cảm lạnh.
Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn
Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy
Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả
Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ
Câu 10:
1/ Kể tên một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên
2/ Tìm hiểu trao đổi với các bạn về những biện pháp mà gia đình và địa phương em thực hiện để phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên đối với con người, cây trồng và vật nuôi
3/
1. Em cần làm gì để tránh bệnh cúm, bệnh quai bị?
2. Em có biết mình đã được tiêm vaccine phòng bệnh gì và khi nào chưa?
4/ Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý điều gì?
GIẢI
1/ Một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên:
- Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ
- Tập thể dục nâng cao sức khỏe
- Ăn uống đủ chất dịnh dưỡng, thực hiện ăn chín uống sôi
- Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc tiêm vaccine cũng như những tác hại của một số bệnh nguy hiểm
2/ - Tiêm các loại vaccine phòng bệnh
    - Phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng
    - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch gel, đeo khẩu trang để bảo vệ những người xung quanh.
    - Tiêm thuốc phòng bệnh cho vật nuôi
    - Trồng các giống cây chịu hạn, ít sâu bệnh
3/
1. Tiêm vaccine là biện pháp phòng các bệnh hiệu quả nhất để tránh bệnh cúm, bệnh quai bị
2.
Vắc xin Engerix B/ Euvax B/ Hepavax phòng bệnh Viêm gan B, tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh.
Vắc xin BCG phòng bệnh lao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh
Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ)
Vắc xin  Rotarix, Rotateq phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy.
Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu
Vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1-5 tuổi
4/ Nếu cần phải uống kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, hãy sử dụng kháng sinh hợp lý và chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Một số lưu ý cho việc sử dụng kháng sinh an toàn:
Hãy sử dụng chính xác theo kê đơn của bác sĩ
Không chia sẻ kháng sinh với người khác
Không để dành kháng sinh
Không sử dụng thuốc kháng sinh mà được chỉ định kê đơn cho người khác.
Khi sử dụng kháng sinh cần phải chú ý thêm đến một số tác dụng phụ do nó gây ra để có thể được tư vấn và khắc phục kịp thời yếu tố rủi ro. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh, bao gồm: Phát ban, chóng mặt, buồn nôn, bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng Clostridioides, phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đe doạ đến tính mạng...
Câu 11:
1/ Quan sát hình 17.3 và cho biết các nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật nào
2/ Quan sát hình 17.4, 17.5 hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét và kiết lị ở người.
3/ Cho biết tên nguyên sinh vật (trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng lợi ích hoặc tác hại trong bảng 17.1.
Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật 
Tên nguyên sinh vật 
Làm thức ăn cho động vật
?
Gây bệnh cho động vật và con người
?
4/ Tìm hiểu một số biện pháp vệ sinh ăn uống để phòng trừ các bệnh do nguyên sinh vật gây nên.
GIẢI
1/ Là thức ăn của nhiều loại động vật khác: tôm cua, cá, ốc,...
2/ Trùng sốt rét là do muối truyền máu vào người và theo đường máu đến gan. Chúng chui vào kí sinh trong các tế bào hồng cầu, làm cho tế bào hồng cầu bị vỡ, gây nên bệnh sốt rét. Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần tiêu diệt muối truyền bệnh và tránh bị muỗi đốt. Một số biện pháp:
Thả màn khi ngủ
 Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi...Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi.
Luôn để nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.
Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác
Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hóa của người gây lở lớt ở thành ruột. Một số biện pháp phòng tránh bệnh trùng kiết lị;
Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Ăn uống sạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi phát hiện ra bệnh cần phải mang đi khám chữa ngay lập tức
3/ 
Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật 
Tên nguyên sinh vật 
Làm thức ăn cho động vật
Tảo (thức ăn cho san hô), trùng roi, 
Gây bệnh cho động vật và con người
Tảo lục, trùng sốt rét, trùng kiết lị, 
4/ Một số biện pháp vệ sinh ăn uống:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn
- Phân biệt các dụng cụ dao, thớt cho, bát, đũa cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
- Ngâm nước muối hoặc nước gạo loãng với một số loại rau củ
- Thực hiện ăn chín uống sôi ,không ăn các đồ tái, sống 
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Câu 12: Gọi tên, mô tả hình dạng và nêu đặc điểm nhận biết của các nguyên sinh vật có trong hình 17.2 
GIẢI
Trùng giày: Cơ thể đơn bào hình dạng giống đế giày, chúng di chuyển nhờ lông bơi.
Trùng biến hình: Cơ thể đơn bào luôn thay đổi hình dạng. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả 
Câu 13:
1/ Hãy nói tên mỗi loại nấm trong hình 18.1
2/ Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật.
GIẢI
1/ Nấm linh chi, nấm kim châm, nấm hương, nấm bào ngư.
2/ Vì nấm không có chất diệp lục, nấm cũng chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt). 
Câu 14:
1/ Nêu các đặc điểm để nhận biết nấm. Nấm có các dinh dưỡng như thế nào?
2/ Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm. (tên, nhóm nấm, đặc điểm, ví dụ đại diện)
3/ Kể tên các loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào các nhóm phân loại phù hợp.
4/ Hãy quan sát một số loại nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm trứng...) và mô tả đặc điểm hình thái của chúng.
GIẢI
1/ Đặc điểm nhận biết: nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài. 
    Giá trị dinh dưỡng: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm như kim châm, linh chi, đùi gà... còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch. Trung bình, 100 gram nấm tươi có chứa từ 25 - 40% hàm lượng protein, 17 - 19 loại axit amin, trong đó có 7-9 loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Ngoài ra, nấm tươi con chứa nhiều loại vitamin B1, B6, B12, PP
2/ 
Tên nhóm nấm
Nấm túi
Nấm đảm
Nấm tiếp hợp
Đặc điểm
là loại nấm thể quả có dạng túi
Là 
có sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, xanh...
Ví dụ đại diện
nấm bụng dê, nấm cục
nấm hương, nấm rơm, nấm sò
nấm mốc trên bánh mì, trên các loại quả
3/ 
Tên nấm
Nấm túi
Nấm đảm
Nấm tiếp hợp
Nấm bụng dê (nấm nhăn)
x
Nấm tai mèo (mộc nhĩ)
x
Nấm mốc trên quần áo
x
Nấm linh chi 
x
Nấm sò
x
Nấm rơm
x
Nấm đông cô
x
4/ 
Nấm mộc nhĩ: được biết đến do hình dạng tựa tai người, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn.
Nấm rơm: sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen kích thước đường kính "cây nấm" lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.
Nấm mỡ: thân nấm ngắn, mũ nấm tròn, dày, nấm mỡ hai trạng thái màu sắc trong khi chưa trưởng thành là màu trắng và nâu
Nấm trứng: thân nấm ngắn, mũ nấm hình giống quả trứng gà, màu vàng cam
Câu 15:
1/ Nêu vai trò và tác hại của nấm
2/ Lập bảng về các loại nấm đã học, vai trò và tác hại của mỗi loại nấm đó
3/ 
a. Vì sao nói nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên trái đất
b. Hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng bệnh đó
c. Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng?
GIẢI
1/ Vai trò: quan trọng đối với tự nhiên và con người như: phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường; làm thức ăn cho con người (ví dụ: nấm mộc nhĩ, nấm rơm,...); dùng làm dược liệu (ví dụ: nấm lonh chi, nấm Pencillium...).
   Tác hại: Một số loại nấm độc nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong. 
2/ 
Tên nấm
Vai trò / Tác hại
Nấm kim châm
Là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng 
Nấm men bánh mì
để sản xuất đồ uống có cồn, như bia hay rượu vang thông qua quá trình lên men rượu
Đông trùng hạ thảo
là loại dược liệu quý hiếm 
Mộc nhĩ
Là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng 
3/ 
a. Nấm có thể làm sạch đất, nước và không khí ô nhiễm. Một số nấm ăn có chứa enzym với khả năng oxy hóa làm giảm ô nhiễm. Trong đó, nấm Sò (Pleurotus sp.), nấm Đảm (Pycnoporus sanguineus) và nấm Vân chi (Maximum Trametes) cho hiệu quả thanh lọc dược phẩm cao nhất.
b. Bệnh hắc lào. Cách phòng chữa bệnh:
Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cũng như đảm bảo môi trường sống không bị ô nhiễm.
Đảm bảo da luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt quá lâu.
Hạn chế việc mặc chung quần áo, sử dụng đồ dùng cá nhân với những người mắc bệnh hắc lào.
Không mặc đồ ẩm ướt, những bộ đồ bó sát gây khó chịu khiến mồ hôi tích tụ, không thoát ra được.
Nên chọn những bộ đồ nội y hoặc những đôi tất có khả năng thoáng khí cao.
Nếu nuôi thú cưng, bạn nên hạn chế tiếp xúc và chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng.
c.  Các loại bánh mì, hoa quả để ở nhiệt độ phòng thường dễ bị mốc hơn do độ ẩm trong bánh cao hơn và chúng được hạn chế sử dụng chất bảo quản.
Câu 16:
Quan sát hình 19.1, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia.
GIẢI
Thực vật được chia thành nhiều nhóm dựa trên các đặc điểm: có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn, có hạt hoặc không có hạt, có hoa hoặc không có hoa.
Câu 17:
Quan sát hình 19.2, và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết được cây rêu
GIẢI
Đặc điểm: nhỏ bé, thường mọc thành từng đám, sống ở những nơi ẩm ướt (dưới tán lá rừng, bám trên thân cây gỗ, trên đá,...)
Câu 18:
1/ Quan sát hình 19.3 và nêu đặc điểm của cây dương xỉ
2/ Nêu đặc điểm giúp em phân biệt được cây rêu và cây dương xỉ
GIẢI
1/ Cây dương xỉ: thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khỏang 15 – 30cm, rộng khoảng 15 – 20cm. Cây dương xỉ có nhiều lá nên sum sê. Lá dương xỉ là lá kép, dài khoảng 20 – 35cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu; lá non cuộn tròn, có lông.
2/  Dương xỉ đã có rễ thân lá thực sự, thân cỏ nhỏ, lá non có đặc điểm là cuộn lại ở đầu lá, mặt dưới của lá có các chấm nhỏ màu đen là các túi bào tử
Câu 19:
Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết cây thông
GIẢI
Thông phân bố nhiều ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, vùng núi phía bắc. Lá cây thông hình kim, quả thông hình chop
Câu 20:
1/ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết được cây hạt kín và cho biết môi trường sống của chúng. 
2/ Kể tên thực vật có ở môi trường xung quanh em và cho biết chúng ở nhóm nào trong số những nhóm thực vật đã học
3/ Nêu sự giống và khác nhau giữa nhóm thực vậy hạt trần và thực vật hạt kín theo gợi ý trong bảng 19.1
Đặc điểm
Thực vật hạt trần
Thực vật hạt kín
Cơ quan sinh dưỡng
rễ 
?
?
thân
?
?
lá
?
?
Cơ quan sinh sản
nón
?
?
hoa
?
?
quả
?
?
hạt 
?
?
GIẢI
1/ Cây hạt kín là nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt nằm trong quả (nên gọi là hạt kín) và có hoa. Cơ quan sinh dưỡng có cả củ, rễ , thân và lá phát triển với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. 
Cây hạt kín mọc ở khắp nơi trên thế giới, cả ở trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao và nơi có tuyết bao phủ
2/
Thực vật có mạch dẫn: rêu, tảo
Thực vật không có mạch dẫn, không có hạt, không có hoa: cây rau bợ, cây bèo vẩy ốc
Thực vật có mạch dẫn, không có hoa: cây thông, cây vân sam trắng, cây tuế, cây bạch quả, pơmu, hoàng đàn, kim giao, tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre, xêcôia ...
Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa: cây bưởi , cây mẫu đơn , cây xoài , cây táo , cây lê , cây chanh , cây mận, cây cam, cây đu đủ, cây đào, cây hồng, cây măng cụt, cây mít, cây dừa, cây mơ, cây dưa, cây cà chua ,.....
3/
Đặc điểm
Thực vật hạt trần
Thực vật hạt kín
Cơ quan sinh dưỡng
rễ 
cọc
rễ cọc, rễ chùm
thân
gỗ
thân gỗ, thân cỏ
lá
kim
Lá đơn, lá kép
Cơ quan sinh sản
nón
Là cơ quan sinh sản 
hoa
Không có hoa
Có hoa, là cơ quan sinh sản
quả
không có quả
Là cơ quan sinh sản
hạt 
Nằm lộ trên lá nõa hở
Nằm trong quả
Câu 21: Hãy kể về vai trò của thực vật đối với con người mà em biết
GIẢI
Thực vật được sử dụng nhiều trong lĩnh vực của con người: 
Lương thực, thực phẩm
Làm thuốc, gia vị
Làm đồ dùng và giấy
Làm cây cảnh và trang trí
Cho bóng mát và điều hòa không khí
Câu 21:
1/ Hãy quan sát hình 20.1 và cho biết vai trò của thực vật đối với đời sống con người
2/ Kể tên một số loại cây có ở địa phương và nêu vai trò sử dụng của chúng theo bảng 20.1
STT
Tên cây
Cây lương thực
Cây thực phẩm
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây làm thuốc
Cây làm cảnh
Cây bóng mát
1
Cây ngô
x
2
Cây hoa sen
x
x
x
x
?
?
?
?
?
?
?
?
?
GIẢI
1. Vai trò của thực vật: Thực vật được sử dụng nhiều trong lĩnh vực của con người: 
Lương thực, thực phẩm
Làm thuốc, gia vị
Làm đồ dùng và giấy
Làm cây cảnh và trang trí
Cho bóng mát và điều hòa không khí
2/ 
STT
Tên cây
Cây lương thực
Cây thực phẩm
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây làm thuốc
Cây làm cảnh
Cây bóng mát
1
Cây ngô
x
2
Cây hoa sen
x
x
x
x
3
Cây phượng
x
x
4
Cây tre
x
x
x
x
5
Cây bưởi
x
x
x
6
Cây vạn tuế
x
7
Hoa cúc
x
x
x
Câu 22:
1/ 
a. Dựa vào bảng 20.2, hãy cho biết khí hậu ở nơi có nhiều thực vật và nơi có ít thực vật khác nhau như thế nào.
b. Em rút ra được kết luận gì về vai trò của thực vật đối với khí hậu
2/ Quan sát hình 20.3 và giải thích vì sao cần trồng nhiều cây xanh
3/ Dựa vào kiến thức đã học về oxyen và không khí, em hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu như cây xanh trên Trái Đất bị chặt phá quá mức? Khi đó lượng oxygen trong không khí thay đổi như thế nào?
4/ Quan sát hình 20.4 và cho biết khi có mưa lớn, điều gì sẽ xảy ra với đất ở trên đồi không có hoặc ít cây che phủ. Cầm làm gì để khắc phục điều đó? 
5/ Quan sát hình 20.5 và 20.6 và cho biết vai trò của thực vật đối với động vật.
6/ Nêu một số ví dụ về những động vật mà nơi ở của chúng là thực vật theo bảng 20.3
STT
Tên động vật
Nơi ở của động vật 
Lá cây
Thân, cành cây
Gốc cây
1
Sâu cuốn lá
x
?
?
?
?
?
7/ Lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vật đó sử dụng làm thức ăn. Nêu rõ bộ phận của cây mà con vật đó sử dụng theo gợi ý trong bảng 20.4 
STT
Tên con vật 
Tên cây 
Bộ phận của cây mà con vật sử dụng
Lá
Rễ , củ
Quả
Hạt
1
Thỏ
Cà rốt
x
x
?
?
?
?
?
?
?
8/ Hãy tìm hiểu những biện pháp giữ an toàn cho cơ thể khi tiếp xúc với thực vật có chứa chất độc
GIẢI
1/ Khí hậu ở nơi có nhiều thực vật ánh sáng chiếu xuống mặt đất yếu, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, gió thổi yếu. Từ đó chứng tỏ thực vật góp phần điều hòa khí hậu.
2/ Thực vật góp phần giữ cân bằng oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hòa khí hậu của Trái Đất, làm giảm ô nhiễm không khí, chống xói mòn đât và bảo vệ nguồn nước. Thực vật cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
3/ 
Rừng bị thu hẹp trong khi lượng khí thải sinh hoạt và công nghiệp thì ngày càng nhiều lên làm mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến cuộc sống của con người.
Không còn rừng, đất đai bị xói mòn, sạt lở, tình trạng rửa trôi đất diễn ra khiến cho đất ngày càng bị bạc màu, thoái hóa, chất lượng đất ngày càng xấu.
Lượng khí thải nhiều làm thủng tầng ozon, tấm lá chắn bao bọc và bảo vệ trái đất đang có nguy cơ biến mất, trái đất ngày càng nóng lên và con người phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn mà lớn nhất là nguy cơ các căn bệnh nan y do ảnh hưởng của nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.
Rừng là một nguồn tài nguyên vô giá, diện tích rừng bị thu hẹp cũng khiến cho nền kinh tế của nhiều quốc gia bị tổn hại nghiêm trọng.
4/ 
Rừng có tác dụng hết sức quan trọng trong việc điều hòa, giữ nước và ngăn cản dòng chảy, nay đã bị phá rỗng ruột, hễ mưa xuống là bao nhiêu nước đổ về vùng thấp một cách nhanh chóng, khiến nhiều người không kịp trở tay. Hơn nữa rừng còn có tác dụng giữ kết cấu đất, đá bền chặt hơn nhờ rễ cây ăn xuống chằng chịt, khi mưa xuống không dễ gì đất, đá bị sạt lở, gây vùi lấp, ngăn cách giao thông
Biện pháp: trồng rừng, hạn chế tình trạng đốt nương rẫy gây cháy rừng, tăng cường kiểm tra và xử phạt những trường hợp khai thác trái phép gỗ, nâng cao nhận thức cho người dân.
5. Vai trò của thực vật với động vật:
Là thức ăn của động vật
Là nơi ở, trú ngụ, làm tổ của nhiều loài động vật
6. 
STT
Tên động vật
Nơi ở của động vật 
Lá cây
Thân, cành cây
Gốc cây
1
Sâu cuốn lá
x
2
Khỉ
x
3
Chim
x
4
Ong
x
5
Kiến thợ dệt
x
7/
STT
Tên con vật 
Tên cây 
Bộ phận của cây mà con vật sử dụng
Lá
Rễ , củ
Quả
Hạt
1
Thỏ
Cà rốt
x
x
2
Ốc sên
Rau xà lách
x
3
Trâu
Ngô
x
x
x
4
Khỉ
Hạt dẻ
x
x
5
Gà
Lúa
x
8/
Đi bao tay, bịt khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp
Khi đã tiếp xúc thì ngay lập tức đi rửa tay và gặp bác sĩ tư vấn
Không sử dụng những loại quả, lá, thực phẩm từ thực vật lạ
Câu 23:
1/ Quan sát hình 20.7 và cho biết ta cần làm gì để môi trường sống có thêm nhiều thực vật.
2/ Kể những hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh ở địa phương em.
    Sưu tầm các bức tranh, ảnh hoặc vẽ hình thể hiện hoạt động tích cực của học sinh với việc trồng và chăm sóc cây xanh. 
GIẢI
1/ 
Bảo vệ cây trong rừng
Trồng rừng ngập mặn
Bảo vệ cây trong thành phố
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc
2/
Trồng cây hai ven đường
Vứt rác đúng nơi quy định
Tổ chức ngày vì môi trường hàng tháng
Quyên góp tiền từ việc thu gom sách, vở, giấy, lon, hộp nhựa... 
Câu 24:
Phân chia các mẫu cây ra thành từng nhóm thành từng nhóm theo mẫu Phiếu phân loại cây
STT
Tên cây
Nhóm thực  vật
Thực vật không có mạch
Thực vật có mạch, không có hạt
Thực vật có mạch, có hạt, không có hoa
Thực vật có mạch, có hạt, có hoa
1
Cây cam (hình 1a)
x
2
Cây bèo ong ( hình 1b)
x
?
?
?
?
?
?
GIẢI
STT
Tên cây
Nhóm thực  vật
Th

File đính kèm:

  • docxbai_tap_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_3_bo_sach_phan_sinh_hoc.docx