Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Nói và nghe

1. Xác định mục đích nói và người nghe.

2. Chuẩn bị nói

Bước 1. Chuẩn bị nội dung nói theo những gợi dẫn sau

? Nơi em sống hoặc từng đến, có những hoạt động, công việc nào thường diễn ra?

? Hoạt động nào em cảm thấy ấn tượng nhất? Vì sao? Em hãy chọn một hoạt động mà em thích nhất để kể lại nó.

? Hoạt động đó thường diễn ra ở đâu, thời gian nào? Quang cảnh lúc đó ra sao? Em ấn tượng nhất điều gì?

? Có những ai, vật gì, con gì tham gia vào hoạt động này? Những đối tượng đó thường có hành động, lời nói như thế nào?

? Hoạt động đó mang lại cảm xúc gì cho em?

Bước 2. Tập nói

- Tập nói một mình.

- Tập nói trước nhóm.

 

pptx 7 trang linhnguyen 14/10/2022 5740
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Nói và nghe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Nói và nghe

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Nói và nghe
NÓI VÀ NGHE 
	Kỳ nghỉ hè vừa rồi em được bố mẹ cho về quê chơi với ông bà 1 tháng. Sau cả 1 năm học dài, kỳ nghỉ hè là quãng thời gian duy nhất em được ở gần ông bà của mình. Vì vậy mà đây là những ngày tháng em không thể nào quên. 
	Nhà ông bà em nằm bên cạnh một con sông lớn. Không khí nơi đây trong lành và mát mẻ khác hẳn với thành phố nơi em đang sinh sống. Em rất thích sống cùng ông bà bởi cảm giác thanh bình mà quê hương mang lại. Nhà ông bà có một mảnh vườn nhỏ. Ông bà vẫn thường dậy sớm chăm sóc cho từng cái cây trong vườn. Ông em thì trồng những cây ăn quả lớn như na, bưởi, mít, Còn bà em thì trồng rau xanh ăn. Ngoài ra, ông bà em còn nuôi một đàn gà. Đàn gà của ông bà có con to, con nhỏ, mỗi ngày chúng đều đẻ những quả trứng tròn. 
	Ở nhà ông bà, em cũng có những người bạn cùng tuổi với mình. Hàng ngày em cùng các bạn chơi đùa rất nhiều trò vui và hấp dẫn. Gần nhà ông bà có một trường học, trong sân trường có rất nhiều những cây phượng. Phượng nở đỏ rực nhìn thật đẹp mắt. Em cùng các bạn vẫn thường vào trong sân trường tìm bắt những chú ve sầu. Các bạn ở quê thật giỏi, gần như điều gì cũng biết. Các em dạy em cách bắt ve sầu, bắt chuồn chuồn, còn dạy em cách làm những ngôi nhà từ cỏ. 
	Một tháng hè ở nhà ông bà trôi qua thật nhanh. Em mong nhanh đến hè năm sau để lại được về quê thăm ông bà và trải nghiệm mùa hè thú vị tại đây. 
Bài văn kể về điều gì? 
NÓI VÀ NGHE 
Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đế n 
TRƯỚC KHI NÓI 
1. Xác định mục đích nói và người nghe . 
2. Chuẩn bị nói 
Bước 1. Chuẩn bị nội dung nói theo những gợi dẫn sau 
? Nơi em sống hoặc từng đến, có những hoạt động, công việc nào thường diễn ra? 
? Hoạt động nào em cảm thấy ấn tượng nhất? Vì sao? Em hãy chọn một hoạt động mà em thích nhất để kể lại nó. 
? Hoạt động đó thường diễn ra ở đâu, thời gian nào? Quang cảnh lúc đó ra sao? Em ấn tượng nhất điều gì? 
? Có những ai, vật gì, con gì tham gia vào hoạt động này? Những đối tượng đó thường có hành động, lời nói như thế nào? 
? Hoạt động đó mang lại cảm xúc gì cho em? 
- Tập nói một mình. 
- Tập nói trước nhóm. 
Bước 2. Tập nói 
Yêu cầu nói: 
+ Nói đúng mục đích (kể lại một trải nghiệm). 
+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí. 
+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm. 
+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. 
KHI NÓI 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ 
Nhóm: . 
Tiêu chí 
Mức độ 
Chưa đạt 
Đạt 
Tốt 
1. Chọn được câu chuyện hay, có ý nghĩa 
Chưa có chuyện để kể. 
Có chuyện để kể nhưng chưa hay. 
Câu chuyện hay và ấn tượng. 
2. Nội dung câu chuyện phong phú, hấp dẫn 
ND sơ sài, chưa có đủ chi tiết để người nghe hiểu câu chuyện. 
Có đủ chi tiết để hiểu người nghe hiểu được nội dung câu chuyện. 
Nội dung câu chuyện phong phú và hấp dẫn. 
3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. 
Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng 
Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. 
Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. 
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. 
Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. 
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. 
 Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí 
Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. 
Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. 
Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn. 
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG NÓI 
TẠM BIỆT CÁC EM 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.pptx