Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 56: Điệp ngữ
Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Các dạng điệp ngữ
Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng)
Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ cách quãng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 56: Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 56: Điệp ngữ
nhiÖt liÖt chµo mõng QUÝ thÇy c« gi¸o vÒ THAM dù HỘI THI Giáo viên: Lê Thị Yến Gạo THẦY BÓI XEM VOI Nhìn hình đoán thành ngữ ? Gạo ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT Nhìn hình đoán thành ngữ ? Gạo ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG COI TRỜI BẰNG VUNG Nhìn hình đoán thành ngữ ? Gạo NƯỚC MẮT CÁ SẤU Nhìn hình đoán thành ngữ ĐIỆP NGỮ TIẾT 56. TIẾNG VIỆT: Tiết 56: ĐIỆP NGỮ I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ Ngữ liệu: Khổ thơ đầu Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Khổ thơ cuối Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Thảo luận cặp 2p: Tìm những từ ngữ được lặp lại trong 2 khổ thơ trên? Việc lặp lại như thế có tác dụng gì? Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần! (Tố Hữu) Ví dụ: Câu “Hồ Chí Minh muôn năm!” lặp lại cả câu 3 lần -> ca ngợi sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự xúc động mạnh của anh Trỗi trước lúc hi sinh. GV: Lê Thị Xuân Huyền GHI NHỚ Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ . BT NHANH: Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! (Hồ Chí Minh) Một dân tộc đã gan góc: làm nổi bật bản chất kiên cường của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do. Dân tộc đó phải được: khẳng định dân tộc ta phải được hưởng tự do, độc lập. Điệp ngữ tạo tính cân đối, nhịp nhàng, truyền cảm. “ Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loại hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em” Việc lặp lại từ khiến đoạn văn trở nên rườm rà, nặng nề, không mang lại giá trị biểu cảm nào. LỖI LẶP TỪ So sánh hai cách diễn đạt: *Cách 1: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. *Cách 2: Em rất thích học toán, rất thích học văn, rất thích học tiếng Anh, rất thích học âm nhạc nữa. => Điệp ngữ, nhân hóa -> Nhấn mạnh vai trò của cây tre -> Làm câu văn rườm rà, không có giá trị biểu cảm => Lỗi lặp từ II. Các dạng điệp ngữ Tiết 56: ĐIỆP NGỮ Thảo luận nhóm bàn 3p: So sánh điệp ngữ trong ba đoạn thơ sau và chỉ rõ đặc điểm của mỗi dạng? a) Anh đã tìm em , rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều. .. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy... Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ . b) Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? a) Anh đã tìm em , rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim , Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều. .. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy... Yếu tố lặp lại xuất hiện liên tiếp Điệp ngữ nối tiếp Yếu tố cuối ở câu trước được lặp lại ở đầu câu sau. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) b) Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Yếu tố lặp đứng đầu mỗi câu thơ. Điệp ngữ cách quãng Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ . 01 02 03 GHI NHỚ Điệp ngữ cách quãng Điệp ngữ nối tiếp Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) Các dạng điệp ngữ BÀI TẬP NHANH : Xác định điệp ngữ trong những ví dụ sau đây và cho biết nó thuộc dạng điệp ngữ nào? 1. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt) 2. Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh) 3. Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt. ( Thơ Đỗ Phủ) Điệp ngữ cách quãng. Điệp ngữ chuyển tiếp. Điệp ngữ nối tiếp. Bài tập 1: Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông gió , trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm. Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng. (Ca dao) Đi cấy: N hấn mạnh công việc của người nông dân Trông: Nhấn mạnh nỗi lo lắng, mong mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi cho việc trồng trọt Bài tập 2: Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết dạng điệp ngữ Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Khánh Hoài) Xa nhau: Điệp ngữ cách quãng Một giấc mơ: Điệp ngữ chuyển tiếp “ Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều hoa. Nào là hoa cúc, thược dược, nào là hoa đồng tiền, hồng và cả lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa trong vườn tặng mẹ và chị em. Bài tập 3b: Chữa lại đoạn văn: SƠ ĐỒ TƯ DUY HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc kiến thức lí thuyết - Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Sưu tầm những bài thơ, đoạn văn, ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ . Chuẩn bị bài tiếp theo ttheo yêu cầu của SGK: Chơi chữ Cảm ơn quý thầy cô và các em ! Kính chào tạm biệt !
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_tiet_56_diep_ngu.ppt