81 Bộ đề phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu
tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những
giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem
so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn
luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không
tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp
nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường
đời”.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ
nhất?
3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng,
nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: 81 Bộ đề phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
phải rèn luyện sự chủ động, làm việc đúng giờ để có kết quả lao động, làm việc, học tập tốt nhất. ĐỀ SỐ 37: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thấy giáo già hoảng hốt: BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 60 - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên? 2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy? 3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. GỢI Ý: 1 Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên? - Từ ngữ xưng hô: “thầy”, “con”, “ngài”. 2 Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy? - Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ kính trọng, biết ơn của vị danh tướng đối với người thầy cũ. Vị danh tướng giờ đã trở thành người có địa vị, quyền cao chức trọng nhưng vẫn giữ thái độ biết ơn, thành kính đối với người thầy năm xưa. Đó chính là phẩm chất đạo đức cao quý của vị danh tướng. 3 Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.,,,, + Vận dụng kiến thức xã hội để nghị luận về vấn đề “tôn sư trọng đạo”. + Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để nghị luận về đoạn văn. ● Giải thích thế nào là “tôn sư trọng đạo”. ● Phân tích những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp này. ● Chứng minh bằng cách nêu ra những tấm gương tiêu biểu về sự tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. ● Bác bỏ bằng những hành động chưa phải, đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Rút ra bài học cho bản thân ĐỀ SỐ 38: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 61 Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là .... Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là .... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào .... (Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, trang 40) Câu 1: Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên Câu 2: Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong câu chuyện. Câu 3: Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng - người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “Một ngàn lời cả ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi). GỢI Ý: 1 Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên - Danh tướng xưng hô với người thầy: thầy - con thể hiện thái độ kính trọng, lễ phép của một người trò với thầy. => Vị danh tướng dù đã quyền cao chức trọng, vẫn ko vì thế mà mất đi niềm kính trọng với người thầy, gặp lại thầy, ông đã bỏ qua địa vị mình là danh tướng mà đặt mình trở lại vị trí của người trò từng chịu ơn dạy dỗ, đó còn là thái độ biết ơn, cảm phục thầy. 2 Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong câu chuyện. - Dấu hai chấm có tác dụng đánh dấu lời hội thoại của nhân vật. 3 Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng - người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “Một ngàn lời cả ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi). *Giải thích: lời cảm ơn: là lời nói bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người đã từng giúp mình. Cúi chào thầy cũ là hành động chân thành bày tỏ tấm lòng yêu mến, vẫn luôn nhớ về người đã từng dìu dắt, dạy dỗ mình. Một ngàn lời nói cảm ơn sẽ không thể giá trị bằng việc mình luôn ghi nhớ công ơn của người BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 62 thầy cũ, mình biết gặp lại người từng giúp mình, biết cúi đầu chân thành tạ ơn. => câu nói đề cao thái độ biết ơn đối với thầy cô từng dạy dỗ mình. *Phân tích, bàn luận vấn đề: + Những lời nói cảm ơn tuy là lời nói thể hiện sự biết ơn, nhưng dù cảm ơn một ngàn lần rồi sau đó ta quên đi những người đã dạy dỗ, hoặc thờ ơ vô tâm với người thầy từng dạy dỗ thì lời cảm ơn sẽ mất giá trị. + Cúi đầu chào thầy cũ quan trọng hơn ngàn lời cảm ơn: ./ Thầy cũ là người từng dìu dắt ta năm xưa, thế nhưng rất nhiều lí do mà con người quên đi hoặc cố tình quên đi người thầy đã giúp đỡ, dạy dỗ mình. ./ Tương lai mỗi người có thể ở những vị trí khác nhau, có những thành công khác nhau. Có nhiều người thành danh, thành đạt, có thể có người quyền cao chức trọng. Điều quan trọng là gặp lại thầy cũ họ vẫn biết cúi đầu chứ không kiêu ngạo, không vì vị thế hiện tại của bản thân mà quên mất lòng kính nể biết ơn vị thầy cũ từng dạy dỗ mình. ./ Cái cúi đầu không chỉ là sự kính mến, biết ơn dành cho người có ơn với mình, người thầy đã dạy dỗ mà còn bộc lộ đây là con người biết đối nhân xử thế, trọng tình nghĩa. ./ Biết cúi đầu chào thầy cũ cũng là món quà tri ân sâu sắc tới những người thầy. Một lần về thăm và cúi đầu chào giá trị hơn nhiều lời cám ơn hờ hững. ./ Sống mà biết cúi đầu biết ơn mới làm nên nhân cách con người tốt đẹp, mới thực sự là người thành công. + Dẫn chứng: Vị thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 20/11 vẫn về thăm lại trường cũ, vẫn kính cẩn, kính trọng các thầy cô. * Liên hệ và bài học: rút ra liên hệ bản thân và bài học cụ thể. ĐỀ SỐ 39: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn .... Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn .... Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 63 đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.” (Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khâm Sài Nhân) Câu 1: Hãy tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sụ tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.” Câu 2: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? (ghi khoảng 03 dòng) Câu 3: Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng) nêu ý kiến của bản thân về quan niệm: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn” GỢI Ý: 1 Hãy tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sụ tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.” - Một biện pháp tu từ: ẩn dụ. - Dùng hình ảnh “hố sâu”, “thú dữ”, “mưa bão”, “tuyết lạnh” để nói về những khó khăn, thử thách mà mỗi người gặp phải trên đường đời. - Tác dụng: biện pháp ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị biểu đạt cho đoạn văn, làm cho hình ảnh trong văn chương giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó thấy được những khó khăn trên đường đời mà con người gặp phải là những điều không dễ dàng. 2 Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? (ghi khoảng 03 dòng) - Tương lai luôn tiềm ẩn nhiều thách thức, vì vậy cần trau dồi cho bản thân một cách kĩ càng. - Cần dũng cảm để tiến về phía trước và không đầu hàng hoàn cảnh. - Cần trau dồi trí tuệ minh mẫn để có những lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời. 3 Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng) nêu ý kiến của bản thân về quan niệm: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn” *Giới thiệu vấn đề BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 64 *Giải thích vấn đề - “Hành trình” là chỉ chuyến đi xa và dài ngày. - “Trì hoãn” là những thói quen chậm lại, tự hoãn lại công việc của mình. -> Quan niệm khẳng định sống là thực hiện cuộc hành trình cả đời và không lúc nào được ngơi nghỉ, trì hoãn. *Phân tích, bàn luận vấn đề - Đây là quan niệm đúng đắn. - Tại sao nói: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.”? + Cuộc hành trình của mỗi người rất dài và gặp nhiều khó khăn, bởi vậy trên hành trình đó chúng ta không nên trì hoãn bất kì lúc nào. + Luôn tiến về phía trước thì con người ta mới bắt kịp được thời đại. + Tiến về phía trước để thay đổi bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xã hội - Mỗi người cần phải rèn luyện sự nhanh nhạy và có ý thức thay đổi. - Phê phán những bạn trẻ có thái độ sống trì trệ, thụ động, nhút nhát, yếu đuối. *Liên hệ bản thân *Tổng kết ĐỀ SỐ 40: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận(a) và học Việt văn(b), luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ. Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tủ”. Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn.... nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhẩm bút trước một đề văn trong kì thi viết. Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm văn sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường. BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 65 (a) Làm Việt Luận: tập làm văn bằng tiếng Việt (b) Học Việt văn: học văn học Việt Nam. (Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm. Dẫn theo Ngữ văn 8) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ rõ những cảm xúc dược tác giả biểu hiện trong đoạn trích. Qua đó, em học tập được điều gì khi thuyết phục người khác về một vấn đề? Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi làm rõ nhận định: chúng ta không nên học vẹt, học tủ. GỢI Ý: 1 Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ rõ những cảm xúc dược tác giả biểu hiện trong đoạn trích. Qua đó, em học tập được điều gì khi thuyết phục người khác về một vấn đề? - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. - Những cảm xúc được tác giả thể hiện: nỗi buồn, sự khổ tâm của một nhà giáo trước lối học văn và làm văn của học sinh. - Học tập được: + Phải có luận điểm, hệ thống luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ. + Có yếu tố biểu cảm để cách thuyết phục có lí, có tình. + Từ ngữ rõ ràng, trong sáng. 2 Viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi làm rõ nhận định: chúng ta không nên học vẹt, học tủ. + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. + Đoạn văn khoảng nửa trang. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn. + Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Yêu cầu nội dung: Đoạn văn nêu được cách hiểu học vẹt, học tủ; từ đó thấy được hậu quả từ việc học vẹt, học tủ và có những liên hệ với bản thân. ĐỀ SỐ 41: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới: “Con ơi! Con ơi! Con có ý oán thầy giáo con vì người đã nóng quá. Con nghĩ lại xem đã bao nhiêu lần con gắt gỏng, mà gắt gỏng với ai? Với cha con, với mẹ con là những người đáng lẽ con phải kính nể. BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 66 Thầy giáo con đôi khi nóng nảy, không phải là không có cớ. Đã bao nhiêu năm, người khó nhọc dạy trẻ. Trừ một vài đứa có nghĩa và ở thuỷ chung với thầy, còn phần đông là những kẻ vong ân, chúng đã phụ lòng tốt của người và không nghĩ đến công lao của người. Hết thảy bọn chúng con đều gieo cho thầy những mối ưu phiền hơn là những sự như ý. Một người hiền lành nhất trên trái đất này, ở vào địa vị thầy, cũng phải đâm ra tức giận. Lắm phen, trong mình khó xử, thầy cũng phải gắng đi làm vì không đến nỗi phải nghỉ, con có biết đâu! Thầy gắt vì thầy đau, nhất là những khi thầy thấy các con biết rõ là thầy yếu lại thừa cơ nghịch ngợm thì thầy đau khổ biết dường nào! Con ơi! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì cha yêu thầy và trọng thầy. Hãy yêu thầy, vì thầy đã hy sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu đứa trẻ sẽ quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hoá tâm hồn cho con. Rồi đây, con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn ở trên đời này nữa, lúc ấy con sẽ thấy hình ảnh thầy thường hiển hiện ở cạnh cha, lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng mặc dầu đã cách hàng 30 năm. Rồi con tự thẹn và con ân hận đã không yêu người và trái đạo với người. (Trích Chương 23 “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi) Câu 1: Chỉ ra những phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Người cha đã nêu những lí do nào để khuyên người con đừng oán giận thầy vì đôi khi thầy nóng nảy? Câu 3: Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về những cơ sở làm nên tình thầy trò. GỢI Ý: 1 Chỉ ra những phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. - Những phương thức biểu đạt chính: biểu cảm và nghị luận. 2 Người cha đã nêu những lí do nào để khuyên người con đừng oán giận thầy vì đôi khi thầy nóng nảy? Người cha đã nêu những lí do khuyên người con đừng oán giận thầy: - Nghề nghiệp của thầy rất vất vả, học sinh thường gieo cho thầy nhiều nỗi ưu phiền vì vậy thầy nóng nảy là chuyện dễ hiểu. - Thầy đã hi sinh đời mình để tạo hạnh phúc cho nhiều đứa trẻ. - Thầy đã mở mang trí tuệ và giáo hoá tâm hồn cho con. BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 67 3 Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về những cơ sở làm nên tình thầy trò. *Giải thích: tình thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng của con người. => mỗi người chúng ta cần có thái độ biết ơn đối với thầy cô từng dạy dỗ mình. *Phân tích, bàn luận vấn đề: - Thầy cô là những người đã trực tiếp dìu dắt, truyền dạy chúng ta kiến thức và lễ nghĩa. Tương lai mỗi người có thể ở những vị trí khác nhau, có những thành công khác nhau. Và điều quan trọng là họ đều được bàn tay đào tạo của thầy cô nên mới có được tương lai sau này. - Cơ sở hình thành tình thầy trò: + Sự biết ơn: thể hiện qua những lời nói cảm ơn và cái cái đầu chài thầy cô giáo. Sống mà biết cúi đầu biết ơn mới làm nên nhân cách con người tốt đẹp, mới thực sự là người thành công. + Tấm lòng thấu hiểu: nếu không đặt mình vào vị trí của thầy cô ta sẽ không hiểu được thầy cô vất vả, khổ nhọc đến thế nào. Vì vậy, thấu hiểu là yếu tố quan trọng để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp của thầy trò - Dẫn chứng: Vị thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 20/11 vẫn về thăm lại trường cũ, vẫn kính cẩn, kính trọng các thầy cô. *Liên hệ và bài học: rút ra liên hệ bản thân và bài học cụ thể. ĐỀ SỐ 42: Nhà thơ Đặng Hiển có một bài thơ viết về mẹ trong tình huống đặc biệt - mẹ vắng nhà ngày bão: Mấy ngày mẹ về quê Nhưng chị vẫn hái lá Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan Cơn mưa dài chặn lối. Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua.... Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Thế rồi cơn bão qua Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 68 Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà. Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. (Mẹ vắng nhà ngày bão - Tiếng Việt 3) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 2. Theo tác giả, tại sao “Ba bố con nằm chung - Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức”? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ cuối. 4. Kể tên một văn bản (nêu rõ tên tác giả) thuộc chương trình Ngữ văn THCS, trong đó có hình ảnh người mẹ. GỢI Ý: 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2 Theo tác giả, tại sao “Ba bố con nằm chung - Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức”? - Vì thiếu vắng bóng dáng quen thuộc, hơi ấm của mẹ. 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ cuối. - Khổ thơ cuối sử dụng phép tu từ so sánh: “Mẹ về như nắng mới” - Tác dụng: + Hình ảnh mẹ về sau cơn bão được so sánh với “nắng mới”, xua tan đi u ám của những ngày giông bão, làm “sáng ấm cả gian nhà”. Nắng là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm tình yêu thương tỏa ra từ lòng mẹ. + Lời thơ cũng là lời kể, lời tâm sự của người con khi mẹ trở về, cũng là lúc cơn bão qua đi. => Biện pháp so sánh giúp tác giả vừa thể hiện niềm vui khi mẹ về; tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong cuộc sống của con. 4 Kể tên một văn bản (nêu rõ tên tác giả) thuộc chương trình Ngữ văn THCS, trong đó có hình ảnh người mẹ. - Cổng trường mở ra (Lý Lan) BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9 69 - Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) .. ĐỀ SỐ 43: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ......... “Bất cứ ai từng theo dõi Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969 cũng có thể nói với bạn rằng tại khoảnh khắc đó, Trái Đất như ngừng quay. Sự kì diệu và đáng kính phục của thành tựu đó khó tin đến mức một số người vẫn nghĩ rằng nó đã được dàn dựng trên phim trường Hollywood. Khi các phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăg, người ta bắt đầu nói: “Nếu chúng ta có thể đến được Mặt Trăng, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì”... (Trích “Cà phê” trên Sao Hỏa, Stephen Petranck, NXB Lao động, 2017) 1. Tìm một lời dẫn trực tiếp và một lời dẫn gián tiếp có trong đoạn trích trên. 2. Ý nghĩa về việc con người đặt chân lên Mặt Trăng như “dược dàn dựng trên phim trường của Hollywôd” được nhắc đến trong đoạn trích đã khẳng định điều gì? 3. Rất nhiều thành tựu của nhân loại đã cho thấy khả năng của con người là vô hạn. Từ những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý nghĩa của việc nỗ lực biến cái không thể thành “có thể”trong cuộc sống. GỢI Ý: 1 Tìm một lời dẫn trực tiếp và một lời dẫn gián tiếp có trong đoạn trích trên. - Lời dẫn trực tiếp: “Nếu chúng ta có thể đến được Mặt Trăng, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì” – Lời dẫn gián tiếp: “tại khoảnh khắc đó, Trái Đất như ngừng quay” hoặc “nó đã được dàn dựng trên phim trường của Hollywood” 2 Ý nghĩa về việc con người đặt chân lên Mặt Trăng như “dược dàn dựng trên phim trường của Hollywôd” được nhắc đến trong đoạn trích đã khẳng định điều gì? Muốn khẳng định ý nghĩ về việc con người đặt chân lên Mặt Trăng là rất khó ti
File đính kèm:
- 81_bo_de_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_co_dap_an.pdf