57 Đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

Thích Nhuận Hạnh)

(“Lục bát về cha”-

1. (1đ) Liệt kê những từ ngữ/ hình ảnh khắc họa người cha trong văn bản trên?

2. (1đ) Em hiểu gì về ý nghĩa của từ « hao gầy » trong bài thơ?

3. (2đ) Tác dụng của phép tu từ nổi bật trong 2 câu thơ:

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

4. (2đ) Thông điệp của bài thơ là gì? (Trình bày bằng một đoạn văn không quá 10 dòng).

 

docx 59 trang linhnguyen 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "57 Đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 57 Đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

57 Đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)
t yêu quí, rung động trước cái đẹp thiên nhiên và cuộc sống.
Bằng một văn bản nghị luận có sử dụng phép đảo trật tự từ trong câu và dùng tình thái từ để tạo câu cảm thán, em hãy làm sáng tỏ điều đó. (Gạch chân phép đảo trật tự từ trong câu, tình thái từ, câu cảm thán đã được sử dụng và ghi chú rõ ràng)
 	Hết 	
PHÒNG GD&ĐTHÀ TRUNG THANH HÓA
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2018-2019
Môn:	Ngữ Văn - Lớp 8
Đề thi gồm có: 01 trang	Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU:(6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra
ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Tuyển tập Truyện ngụ ngôn, NXB Trẻ, 2002) Câu 1. Câu chuyện liên quan đến thành ngữ dân gian nào? Hãy giải nghĩa thành ngữ dân gian đó.
Câu 2. Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình (viết từ 3-5
câu)
LÀM VĂN:(14.0 điểm)
Câu 2: (4.0 điểm)
Cuối truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen có viết:
“... Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má
hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa...”
Hiện tượng đời sống nào được đề cập trong đoạn văn trên? Từ đó viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này trong xã hội hiện nay.
Câu 3: (10.0 điểm)
Nhận xét về hai bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8, tập 2, NXB GD, 2017) có ý kiến cho rằng:”Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và khát vọng tự do cháy bỏng của những người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày”.
Bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HÀ TRUNG
KÌ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 27 tháng 3 năm 2019
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Học là chuyện của cả đời. Một ngày dừng lại là một ngày thế giới vượt xa ta mấy ngàn năm ánh sáng. Giờ nói thẳng nè, ai sinh ra trong đời, tiềm năng cũng vô hạn như nhau. Bạn chỉ bị giới hạn bởi chính trí tưởng tượng của mình. Bạn nghĩ:”Chắc mình không làm được đâu”,”Mình không thông minh bằng người ta. Mình không có ngoại hình như người ta”,”Mình kém tự tin, thiếu may mắn, không đủ điều kiện, nhà mình nghèo”,”Ba má mình ly dị, đến nuôi con mèo mà nó cũng bỏ đi”, Nói nghe nè, nếu thi kể hoàn cảnh, chắc 93 triệu dân Việt Nam đều tham dự và chắc phải trao 93 triệu giải.
Hồi trẻ, tôi nghĩ mình quá hoàn cảnh. Lớn lên, thấy nhiều người khác sao cũng quá hoàn cảnh. Sau này, bôn ba thế giới, tiếp xúc đủ loại người trắng đỏ đen vàng, tôi kết luận là đời này, ai ai cũng hoàn cảnh hết! Cho nên, bạn không phải là một và duy nhất có hoàn cảnh.
Và tất cả chúng ta đều bắt đầu bằng xuất phát điểm rất giống nhau. Khác chăng là cách chúng ta tư duy đóng hay mở. Đóng, thì cái gì cũng sợ, cái gì cũng không dám, cái gì cũng không học được, thôi buông xuôi với hoàn cảnh cho rồi. Mở, thì học hoài, học mãi cả đời, vẫn thấy ham học, vui học, và cần học.
(Nguyễn Phi Vân, Tôi, Tương lai & Thế giới, NXB Thế giới, 2019)
Câu 1.(1,0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2.(1,0 điểm) Theo tác giả, điều gì là trở ngại lớn nhất đối với việc học? Điều gì làm
cho việc học có sự khác biệt?
Câu 3.(2,0 điểm) Hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu:”Một ngày dừng lại là một ngày
thế giới vượt xa ta mấy ngàn năm ánh sáng”?
Câu 4.(2,0 điểm) Lời nhắn gửi có ý nghĩa nhất mà em nhận được qua đoạn trích trên là gì?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1.(4,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) bàn về tinh thần học tập của lớp trẻ hiện nay.
Câu 2.(10,0 điểm) Nhà văn Nga Sê-khốp nói:”Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”.
Bằng những hiểu biết về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 	Hết 	
(Giám thị không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOÀNG HÓA
ĐỀ CHỌN HSG NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“-Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị em, bạn bèTôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẫu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lắp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu trái tim hoàn hảo của mình và trao cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tìm anh.”
(Trích Trái tim hoàn hảo- Khuyết danh)
Câu 1(1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên
Câu 2(1,0 điểm) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn sau”Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tìm anh”. Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó.
Câu 3(2,0 điểm) Theo em, hành động”Anh bước tới, xé một mẩu trái tim hoàn hảo của mình và trao cụ già.” của chàng trai có ý nghĩa gì?
Câu 4(2,0 điểm) Trong đoạn trích trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em, vì sao?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1(4,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về”cho”và”nhận”trong cuộc sống.
Câu 2(10,0 điểm)
“Mỗi tác phẩm văn học là một bức thong điệp của người nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ”Nhớ rừng”của Thế Lữ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN HÓC MÔN
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Năm học 2018 – 2019 Khóa ngày 27/10/2018 Môn thi: Ngữ văn 8
Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề)
A- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

(Tố Hữu. Khi con tu hú)
Câu thơ Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng
của kiểu câu đó.
Tâm trạng nhân vật trữ tình khi nghe tiếng tu hú kêu ở đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ khác nhau như thế nào?
B- LÀM VĂN
Câu 1: (4.0 điểm)
Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết:
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Em hãy viết một văn bản ngắn nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn câu thơ trên.
Câu 2: (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc - xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
 	Hết 	
PHÒNG GD&ĐT KINH MÔN	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2018	-	2019
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (4.0 điểm):
Đọc câu chuyện sau:
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận:
Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. (Theo nguồn Internet)
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 2 (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng:”Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 	Hết 	
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI OLYMPIC CẤP HUYỆN
Môn:Ngữ văn - lớp 8
Năm học 2018-2019
(Thời gian làm bài 120 phút )
Câu 1 (4 điểm)
KHUNG CỬA SỔ
“Một cặp vợ chồng ở thành phố mới chuyển về sống tại căn nhà mới ở ngoại ô.Hàng xóm của họ là những người lao động chất phác. Người vợ luôn có thái độ kì thị với những người xung quanh, nhất là với bà hàng xóm nghèo.
Một buổi sáng sau một đêm mưa, hai vợ chồng ngồi ăn sáng. Qua khung cửa sổ, họ nhìn
thấy bà hàng xóm đang ngồi phơi tấm lụa, chị vợ phàn nàn:
Bà ta không biết giặt đồ hay sao mà tấm vải vẫn nhem nhem nhuốc nhuốc, đã thế còn cứ giăng trước cửa sổ nhà mình!
Vào một hôm khác qua khung cửa sổ, người vợ lại thấy bà hàng xóm phơi tấm lụa:
Anh nhìn kìa hôm nay bà hàng xóm giặt đồ mới sạch sẽ làm sao, đâu như hôm trước!
Không phải vậy đâu, anh mới lau cửa sổ nhà mình. Hôm trước trời mưa làm nó bụi bặm
và hoen ố”
Em hiểu văn bản trên như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của em về triết lý rút ra từ văn
bản đó.
Câu 2. (6 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc - xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
 	Hết 	
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm) Người xưa thường nói”Thi trung hữu họa".
Em hiểu câu nói trên như thế nào?
Dựa vào khổ thơ thứ 3 trong bài thơ”Nhớ rừng”của Thế Lữ. Em hãy viết đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch nêu cảm nghĩ về 4 bức tranh tứ bình trong đoạn thơ để làm sáng tỏ câu nói trên?
Câu 2. (2 điểm) Trong bài thơ”Khi con tú hú”của Tố Hữu, hình ảnh tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần? Hãy nêu ý nghĩa hình ảnh tiếng chim tu hú trong những lần xuất hiện đó?
Câu 3. (6 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản”lão Hạc”và”cô bé bán diêm”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên?
------Đề bài gồm 01 trang------
PHÒNG GD&ĐT THUẬN THÀNH	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Năm học: 2018-2019 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian: 120 phút
Câu 1: (5 điểm)
SGK Ngữ văn lớp 8, tập hai có nhận xét: Bài Nhớ rừng”tràn đầy cảm xúc lãng
mạn”.
Em hiểu thế nào là cảm xúc lãng mạn? Cảm xúc lãng	mạn được thể hiện
trong bài thơ như thế nào?
Câu 2: (5 điểm)
Cho đoạn thơ:;
“Gió heo may nổi bờ tre buồn xao xác Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”.
Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

(Sang thu- Anh Thơ)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu trong đoạn thơ trên?
Câu 3: (10 điểm)
Em hãy giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và tác phẩm”Những ngày thơ ấu”của ông, đặc biệt là đoạn trích”Trong long mẹ”, trong	SGK Ngữ văn 8 tập 1.
HUYỆN MƯỜNG LA ĐỀ CHÍNH THỨC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: VĂN 8
Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang
Câu 1 (8,0 điểm)
Xác định, phân tích giá trị của các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn sau để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự buâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bồi hồi, xốn xang...Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”
(Vũ Tú Nam)
Câu 2 (8,0 điểm)
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiens gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.”
(Theo: Hạt giống tâm hồn – Ý nghĩa cuộc sống)
Bằng một bài văn ngắn, em hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu
chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3 (4,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
Qua đoạn trích”Tức nước vỡ bờ”(Ngô Tất Tố) Lão Hạc (Nam Cao) Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--- Hết ---
PHÒNG GD&ĐT NAM SÁCH	ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm):
Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới – người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe:”Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiết thốn nên rất vui:”Chúc mừng ông, thật là truyệt!”. Ông lão mù nói:”Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.”
(Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)
Từ nội dung mẩu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ
chia giữa người với người trong cuộc sống.
Câu 2 (6 điểm):
Có ý kiến cho rằng:
Dù viết về những số phận, những cảnh đời khác nhau nhưng những trang viết của các nhà văn tài năng và tâm huyết vẫn luôn thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 	Hết 	
UBND HUYỆN NAM SÁCH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2018 -2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4.0 điểm).
Đọc câu chuyện sau:
Có lần, trong lúc vội bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giày xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn bánh. Gandhi bèn cởi ngay chiếc giày còn lại ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt, trước sự ngạc nhiên của nhũng người trên xe.
Một hành khách không kìm được thắc mắc đã lên tiếng hỏi ông tại sao lại làm như vậy.
Gandhi đáp:
Một người nghèo nào đó tìm thấy chiếc giày trên đường ray thì họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai và như vậy họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Chiếc giày đánh rơi của Gandhi)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 2 (6.0 điểm).
Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, có ý kiến cho rằng:”Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng.”
Bằng hiểu biết về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 	Hết 	
PHÒNG GD&ĐT NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS NAM HƯNG
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm):
CÁ CHÉP VÀ CON CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
Tớ đang lột xác bạn à..
Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?
Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất
đau đớn cá chép con ạ.
– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)
Suy nghĩ của em	bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2 (6 điểm):
Có ý kiến cho rằng:
Dù viết về những số phận, những cảnh đời khác nhau nhưng những trang viết của các nhà văn tài năng và tâm huyết vẫn luôn thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 	Hết 	
UBND HUYỆN NINH GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
Năm học 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 120 phút (Không kể giao đề) Đề thi có: 01 trang
Câu 1 (4 điểm)
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy ngĩ của em về điều được gợi ra từ hình ảnh
sau:
Cô học trò 8 năm cõng bạn đến trường, Báo Pháp luật Việt Nam.
Câu 2 (6 điểm):
Trong văn học hiện đại nước ta, có khôg ít các nhà văn đã thể hiện thành công vẻ đẹp tình mẫu tử, nhưng có lẽ chưa có nhà văn nào diễn tả tình mẹ con một cách chân thật, sâu sắc và thấm thía như Nguyên Hồng. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn là những”rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”(Thạch Lam).
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) em
hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---Hết---
Họ và tê thí sinh:..............................................., Số báo danh:..................................
Chữ lý của giám thị 1:................................, Chữ lý của giám thị 2:.........................
PHÒNG GD& ĐT NGA SƠN	ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI- LẦN 1
NĂM HỌC: 2018-2019
Đề chính thức
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi 12 tháng 01 năm 2019
PHẦN ĐỌC-HIỂU	(6 điểm)
Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)
Câu 1(1đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn thơ trên?
Câu 2 (1đ): Chỉ ra	nghệ thuật tương phản được sử dụng ở hai đoạn thơ trên?
Câu 3 (2đ): Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ”Thời gian chạy qua
tóc mẹ”?
Câu 4 (2đ): Những điểm giống nhau giữa hai đoạn thơ trên?
TẬP LÀM VĂN (14 đ)
Câu 1 (4 đ): Từ văn bản ở phần đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
bàn về tình mẫu tử.
Câu 2 (10đ):”Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.” (Sgk Ngữ văn 8, tập 1 NXB Giáo dục)
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao).
 	Hết 	
UBND HUYỆN PHÚ LƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

File đính kèm:

  • docx57_de_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx