555 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Lớp 9

Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tổn thất nào cùa Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh để lại?

A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tán phá. B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.

C. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát. D. Hơn 27 triệu người chết.

Câu 2. Để xây dựng lại đất nước, Liên Xô dựa vào thuận lợi chủ yểu nào?

A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.

B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.

c. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.

D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.

Câu 3. Sau Chiến tranh thể giới thứ hai Liên Xô dã dạt được thành tựu quan trọng nhất là:

A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Năm 1957, Liên Xô là nước dầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.

C. Năm 1961, Liên Xô là nước dầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

D. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX). Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thể giới (sau Mĩ).

 

docx 126 trang linhnguyen 3900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "555 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 555 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Lớp 9

555 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Lớp 9
 mặt trận với tên gọi là gì ? 
Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương. 
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. 
Mặt trận Dân chủ Đông Dương. 
Mặt trận Việt Minh. 
Câu 12: Đến tháng 3/1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì ? 
Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương. 
Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. 
Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. 
Câu 13: Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 có gì khác so với thời kỳ 1930-1931? 
Đấu tranh bí mật. 
Đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai. 
Đấu tranh bất hợp pháp. 
Đấu tranh công khai. 
Câu 14: Trong thời kỳ cách mạng 1936 -1939 Đảng ta đã sử dụng khẩu hiệu đấu tranh: 
	A: “ Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”. 
“ Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”. 
“ Độc lập dân tộc” “ Người cày có ruộng”. 
“ Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”. 
Câu 15: Tháng 8 năm 1936 Đảng chủ trương phát động phong trào gì ? 
Đông Dương đại hội. 
Phong trào đòi dân sinh dân chủ. 
Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu. 
Mít tinh diễn thuyết thu thập “ dân nguyện”. 
Câu 16: Mít tinh, biểu tình đưa “ dân nguyện” đó là hình thức đấu tranh của phong trào nào ? 
Đông Dương đại hội. 
Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới của xứ Đông Dương. 
A và B đúng. 
A và B sai. 
Câu 17: Lực lượng nào tham gia đông đảo và hăng hái nhất trong các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “ dân nguyện”? 
Công nhân và nông dân 	B. Học sinh và thợ thủ công 
Trí thức và dân nghèo thành thị 	D. Cầu A và C đúng
Câu 18: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực sự là một cuộc cách mạng gì ? 
Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ. 
Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. 
Một cuộc đấu tranh giai cấp. 
Một cuộc tổng diễn tập cho giai đoạn cách mạng tiếp theo. 
Câu 19: Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại Khu Đấu xảo (Hà Nội) vào ngày nào 
Ngày 01 tháng 05 năm 1930 	B. Ngày 01 tháng 05 năm 1935 
Ngày 01 tháng 05 năm 1938 	D. ngày 01 tháng 05 năm 1939 
Câu 20: Trong thời kỳ 1936 – 1939, phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất của giai cấp công – nông và các tầng lớp nhân dân là: 
Cuộc vận động Đông Dương Đại hội ( 1936). 
Phong trào đón rước phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương (1937). 
Tổng bai công của công nhân Công ty than Hòn Gai (11/1936) và cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo - Hà Nội (5/1938). 
Phong trào báo chí tiến bộ và đấu tranh nghị trường.
Câu 21: Trong thời kỳ 1936-1939, hình thức hoạt động dân chủ công khai đó là 
Lập hội ái hữu, hội cứu tế 	B. Xuất bảo báo chí 
Đấu tranh nghị trường 	D. A, B và C đúng 
Câu 22: Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng dân chủ 1936-1939 là gì ? 
Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ. 
Quần chúng được lập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức. 
Thành lập mặt trận dân chủ nhân dân, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội. 
Quần chúng được tổ chức và giác ngộ. Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.
Câu 23: Vì sao cao tròa dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945 ?
Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao.
Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi. 
Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp xung quanh Đảng. 
Tất cả đều đúng. 
CHƯƠNG III : CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 
Bài 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945
Câu 1: Trong tiến trình diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai, tháng 6 năm 1940 đã diễn ra sự kiện gì dưới đây: 
Phát xít Đức tấn công các nước Bỉ, Đan Mạch, Na Uy. 
Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp. 
Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
Nhật đánh chiếm Trung Quốc. 
Câu 2: Năm 1940, ở Đông Dương thực dân Pháp đang đứng trước những nguy cơ nào? 
Phải đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương. 
Đánh bại Nhật để độc quyền chiếm Đông Dương, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương .
Ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp. 
Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương. 
Câu 3: Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương và thỏa hiệp với phát xít Nhật, phát xít Nhật lôi kéo tập hợp tay sai tuyên truyền lừa bịp để dọn đường hất cẳng Pháp, Đó là đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kỳ: 
1930-1931 	B. 1932-1933	C. 1936-1939	D. 1939-1945
Câu 4: Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để: 
Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật. 
Để độc quyền chiếm Đông Dương. 
Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật. 
Để làm bàn đạp tấn công nước khác. 
Câu 5: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được kí giữa Pháp và Nhật vào ngày: 
Ngày 23 tháng 7 năm 1941 	B. Ngày 24 tháng 7 năm 1941 
Ngày 25 tháng 7 năm 1941 	D. Ngày 26 tháng 7 năm 1941 
Câu 6: Mặc dù bị Nhật ức hiếp, thực dân Pháp vẫn còn nhiều thủ đoạn gian xảo, để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta, trước hết chúng đã 
Tăng các loại thuế gấp ba lần.
Thi hành chính sách “ kinh tế chỉ huy”. 
Thu mua lương thực theo giá rẻ mạt. 
Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. 
Câu 7: Thủ đoạn tàn ác nhất của Nhật đối với nhân dân ta là gì ? 
Thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt. 
Tăng tất cả các khoản thuế lên gấp ba lần.
Bắt nhân dân ta nhổ lúa để trồng cây công nghiệp. 
Vừa bóc lột, vừa đàn áp nhân dân ta .
Câu 8: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (23/7/1941) được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận: 
Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt. 
Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương. 
Nhật có quyền sử dụng tất cả sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự. 
Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật. 
Câu 9: Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là: 
Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. 
Nhật tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta. 
Nhật thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gao, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt. 
Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân cúng đón cho Nhật. 
Câu 10: Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật – Pháp đã dẫn đến hậu quả gì ? 
Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc .
Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, với phát xít Pháp sâu sắc .
Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp sâu sắc .
Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc .
Câu 11: Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nhằm mục đích gì ? 
Phá hoại nền nông nghiệp của ta.
Phát triển trồng cây công nghiệp. 
Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh. 
Phát triển công nghiệp. 
Câu 12: Nguyên nhân chung nhất của ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 9/1941) Nam Kì (11/1940) binh biến Đô Lương (1/1941)? 
Binh lính người Việt bị Pháp bắt sang chiến trường Thái Lan. 
Thực dân Pháp cấu kết với Nhật bóc lột nhân dân ta. 
Mâu thuẫn sâu sắc của cả dân tộc với phát xít Nhật và thực dân Pháp. 
Sự đầu hàng nhục nhã của Pháp đối với Nhật.
Câu 13: Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy, nhân cơ hội đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương nhân dân ta đã vùng dậy khởi nghĩa. Đó là cuộc khởi nghĩa nào ? 
Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 9/1940) 	B. Khởi nghĩa Nam Kì ( 11/1940) 
Binh biến Đô Lương (1/1941) 	D. Tất cả các cuộc khởi nghĩa trên 
Câu 14: Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào ? 
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940). 
Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941). 
Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940). 
Cả ba cuộc khởi nghĩa trên. 
Câu 15: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau thất bại của cuộc khởi nghĩa nào ? 
Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) 	B. Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 9/1940) 
Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940) 	D. Binh biến Đô Lương (1/1941) 
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa nào đã để lại cho Đảng ta những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng, về chiến tranh du kích ? 
Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940) 	B. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940) 
C. Binh biến Đô Lương (1/1941) 	D. Cả 3 cuộc khởi nghĩa 
Câu 17: Lực lượng nào đã tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)? `
Công nhân, nông dân, thợ thủ công. 
Công nhân và nông dân. 
Công nhân, nông dân, thợ thủ công. 
Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia. 
Câu 18: Điểm giống nhau về ý nghĩa của 3 sự kiện: Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì ? 
Các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời phát triển từ 3 cuộc khởi nghĩa. 
Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo phát xít Nhật, là những phát súng đầu tiên báo hiệu một cao trào cách mạng mới. 
Để lại những bài học kinh nghiệp về xây dựng lực lượng về khởi nghĩa vũ trang. 
Mở ra một thời kỳ đấu tranh mới. 
Câu 19: Ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại cho Đảng ta những bài học kinh nghiệm gì ? 
Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, vê xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích. 
Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa. 
Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích. 
Câu 20: Là một cuộc nổi dậy tự phát của binh lính, không có sự lãnh đạo của Đảng và không có sự phối hợp của quần chúng. Đó là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa nào ? 
Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).
B. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940). 
C. Binh biến Đô Lương (1/1941). 	
D. Khởi nghĩa nông dân Yên Bái (2/1930).
Câu 21: Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì ? 
Quần chúng chưa sẵn sàng. 
Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chưa được chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi. 
Lực lượng vũ trang còn yếu. 
Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp. 
Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Câu 1: Trong tiến trình diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai, tháng 6/1941 đã diễn ra sự kiện gì ? 
Chiến tranh thế giới bùng nổ. 
Phát xít Đức tấn công Liên Xô. 
Phát xít Đức tấn công Pháp. 
Phát xít Đức tấn công Bì, Hà Lan .
Câu 2: Năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước sau bao nhiêu năm xa cách ? 
15 năm 	B. 20 năm 	C. 25 năm 	D. 30 năm 
Câu 3: Nhà thơ Tố Hữi viết : 
“ Ba mươi năm bước chân không mỏi 
Mà đến bây giờ mới tới nơi “ 
	Đó là hai câu thơ nói về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi người trở về Tổ quốc. Vậy Nguyễn Ái Quốc về nước vào ngày tháng năm nào ? Ở đâu? 
	A.Ngày 25/1/1941, tại Pác Bó – Cao Bằng. 
B.Ngày 28/1/1941, tại Tân Trào – Tuyên Quang. 
C.Ngày 28/1/1941, tại Pác Bó – Cao Bằng .
D. Ngày 28/2/1941, tại Hà Nội.
Câu 4: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ VIII được tổ chức tại đâu ? 
Pác Bó (Cao Bằng) 	B. Bắc Cạn 
Bắc Sơn (Lạng Sơn) 	D. Tân Trào (Tuyên Quang) 
Câu 5: Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức trong khoảng thời gian nào ? 
Từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 5 năm 1941.
Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941.
Từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 5 năm 1941.
Từ ngày 10 đến ngày 29 tháng 5 năm 1941.
Câu 6: Chủ trương trước hết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lân thứ 8 là gì?
Phải đánh đổ cho được ách thống trị của phát xít Nhật. 
Phải đánh đổ cho được ách thống trị của thực dân Pháp .
Phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp – Nhật. 
Phải giải phóng cho được dân tộc Việt Nam ra khỏi ách thống trị của Nhật. 
Câu 7: Mâu thuẫn cơ bản trong lõng xã hội Việt Nam được Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII xác định là gì ? 
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp. 
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp - Nhật. 
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai. 
Câu 8: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần VIII đã chủ trương thành lập mặt trận gì ? 
Mặt trận Liên Việt.
Mặt trận Đông minh. 
Việt Nam độc lập đồng minh ( gọi tắt là Việt Minh). 
Mặt trận nhân dân phải đế Đông Dương. 
Câu 9: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định tạm gác khẩu hiệu : 
“ Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”. 
“ Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. 
“ Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công”. 
Thực hiện “ Người cày có ruộng”.
Câu 10: Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”, đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập: 
Mặt trận Dân tộc thống nhất Đông Dương. 
Mặt trân Dân chủ Đông Dương. 
Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương. 
Các tổ chức quần chúng ( Hội cứu quốc) của mặt trận Việt Minh. 
Câu 11: Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày, tháng, năm nào ? 
Ngày 10 tháng 5 năm 1941	B.Ngày 15 tháng 5 năm 1941
C. Ngày 19 tháng 5 năm 1941	D. Ngày 29 tháng 5 năm 1941
Câu 12: Vai trò của mặt trận Việt minh được thể hiện trong thời kỳ nào ? 
1930 - 1931 	B. 1936 – 1939	
C. 1939 – 1941	D. 1941 – 1945
Câu 13: Cuối năm 1940, sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa được tổ chức lại thành: 
Các đội du kích 	B. Các đội cứu quốc quân 	
C. Trung đội Cứu quốc quân 	D. Đội tuyên truyền giải phóng quân 
Câu 14: Tỉnh nào được coi là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc trong mặt trận Việt Minh ? 
Cao Bằng 	B. Bắc Cạn 	C. Lạng Sơn 	D. Hà Giang 
Câu 15: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: 
	Tháng 10-1944 . Đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ: “ Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡu nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”
Mặt trận Việt Minh 	B. Lãnh tụ Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc)
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp 	D. Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc - Lạng 
Câu 16: Sang năm 1943, Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng lập ra bao nhiêu ban xung phong “ Nam tiến”? 
Lập ra 17 ban xung phong “ Nam Tiến”.
Lập ra 18 ban xung phong “ Nam Tiến”. 
Lập ra 19 ban xung phong “ Nam Tiến”. 
Lập ra 20 ban xung phong “ Nam Tiến”. 
Câu 17: Bản chỉ thị “ Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhân dân “ Sắm vũ khí đuổi thù chung” là của: 
Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương. 
Lãnh tụ Hồ Chí Minh .
Tổng bộ Việt Minh .
Cứu quốc quân. 
Câu 18: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày tháng năm nào ? 
Ngày 22 tháng 12 năm 1941 	B. Ngày 22 tháng 12 năm 1942 
C. Ngày 22 tháng 12 năm 1943 	D.Ngày 22 tháng 12 năm 1944
Câu 19: Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh phát triển rất phong phú, đã góp phần vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng. Đó là các tờ báo : 
Tiền phong, Dân chúng, Lao động.
Bạn dân, Tin tức. 
Thanh niên, Nhành lúa .
Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt nam độc lập
Câu 20: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người ? 
Do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng, có 36 người. 
Do đồng chí Trường Chinh làm đội trưởng, có 34 người. 
Do đồng chí Phạm Hùng làm đội trưởng, có 35 người .
Do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, có 34 người. 
Câu 21: Vì sao, Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9/3/1945? 
Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh, Mĩ. Phe phát xít đang thua to 
Ở Đông Dương, thực dân Pháp đang ráo diết hoạt động chờ đội quân Đồng Minh.
Để độc chiếm Đông Dương. 
Cả ba ý kiến trên. 
Câu 22: Hãy điền các từ còn thiếu vào đoạn văn sau đây: “ Sự  này có khác chi một cái bọc chứa chất bên trong biết bao vi trùng và máu mủ, chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra”. 
Cấu kết 	B. Kết hợp 	C. Hòa hợp 	D. Hòa hoãn 	
Câu 23: Nhật đảo chính Pháp vào thời điểm nào sau đây ? 
Trưa mồng 9/3/1945	B. Sáng mồng 9/3/1945	
C.Ngày 9/3/1945	D. Đêm mồng 9/3/1945	
Câu 24: Trước việc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung Ương Đảng họp và đã có nhận định gì ? 
Cuộc đảo chính Nhập – Pháp gây ra mộc cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện.
Nhật sẽ tạo điều kiện cho tay sai thân Nhật lập chính phủ bù nhìn. 
Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật để độc quyền chiếm Đông Dương. 
Nhật là kẻ thù chủ yếu của nhân dân Đông Dương. 
Câu 25: Chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của: 
Tổng bộ Việt Nam. 
Lãnh tụ Hồ Chí Minh. 
Ban thường vụ Trung ương Đảng. 
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. 
Câu 26. Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng nhận định kẻ thù chính cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là ai ? 
Thực dân Pháp.
Phát xít Nhật. 
Phát xít Nhật và phong kiến nhà Nguyễn. 
Câu 27. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã quyết định:
Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.
Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa. 
Phát động một cao trào “ Kháng Nhật cứu nước”. 
Khởi nghĩa giành chính quyền. 
Câu 28: Khi phong trào quần chúng chống Nhật trong cả nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ ở cả nông thôn và thành thị thì nạn đói diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Đảng đã đưa ra khẩu hiệu gì ? 
“ Diệt phát xít Nhật”.
“ Chống phát xít, chống chiến tranh”.
“ Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói”.
“ Tự do, cơm áo, hòa bình”. 
Câu 29: Hội nghị quân sự Bắc Kì (15/4/1945) quyết định những vấn đề gì ? 
Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. 
Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. 
Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. 
Câu 30: Nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B 
A
B
1. 28/1/1941
A. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ VIII
2. 9/3/1945
B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập
3. 15/4/1945
C. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước
4. 10-19/5/1945
D. Việt Minh ra chỉ thị “ Sắm vu khí đuổi thù chung” 
5. 22/12/1944
E. Mặt trận Việt Minh thành lập 
6. 7/5/1944
F. Nhật đảo chính Pháp 
7. 19/5/1941
G. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành lập Việt Nam giải phóng quân 
Bài 23:TỔNG THỐNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8 NĂM 1945
VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai đang tới những ngày cuối. Ở châu Âu, Phát xít Đức đã bị tiêu diệt hoàn toàn và buộc phải đầu hàng không điều kiện Đồng minh vào thời gian nào ? 
Ngày 8 tháng 4 năm 1945 	B. Ngày 8 tháng 5 năm 1945 
C. Ngày 8 tháng 6 năm 1945 	D. Ngày 8 tháng 7 năm 1945 
Câu 2: Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời gian nào ? 
Ngày 13 tháng 8 năm 1945 	B. Ngày 14 tháng 8 năm 1945 
C. Ngày 15 tháng 8 năm 1945 	D. Ngày 16 tháng 8 năm 1945 
Câu 3: Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương, cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho : 
Hưởng ứng chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. 
Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đó.i 
Cao trào kháng Nhật cứu nước. 
Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 
Câu 4: Chiến tranh thế giới đang tới những ngày cuối. Điều kiện khách quan bên ngoài nào sau đây, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập? 
Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu. 
Sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức. 
Sự nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu. 
Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật. 

File đính kèm:

  • docx555_cau_hoi_trac_nghiem_lich_su_lop_9.docx