503 Câu trắc nghiệm Ngữ văn THCS

1.VA0601CSB

PA: B

2.VA0601CSH

Dòng nào nêu đúng nhất về khái niệm thể loại truyền thuyết ?

A. Là loại truyện kể dân gian có chứa nhi ều yếu tố kì lạ , hoang đường

B. Là loại truyện kể dân gian kể về các nhân vật lịch sử thời quá khứ

C. Là loại truyện kể dân gian có nhứng yếu tố hoang đường kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ

D. Là loại truyện kể dân gian kể về các sự kiện lịch sử trong thời quá khứ

 PA: C

3.VA0601CSH

 Văn bản “Con rồng cháu tiên” được kể nhằm mục đích gì ?

A. Để làm cho cuộc sống lao động của người dân ý vị hơn

B. Để thoả mãn khát khao khám phá , hiểu biết của nhân dân lao động xưa

C. Để người đời sau thấy được trí tưởng tượng phong phú kì diệu của người xưa D. Để giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi ; thể hiện ý nguyện đoàn kết của người x ưa

 PA: D

 

doc 121 trang linhnguyen 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "503 Câu trắc nghiệm Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 503 Câu trắc nghiệm Ngữ văn THCS

503 Câu trắc nghiệm Ngữ văn THCS
t đi chơi . 
Nó bị phê bình . 
PA. B 
220.VA0724CSH 
Câu văn “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có,luyện những tình cảm ta sẵn có” trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh nói về điều gì ? 
Ý nghĩa của văn chương 
Công dụng của văn chương 3. Nguồn gốc của văn chương 
Nhiệm vụ của văn chương 
PA. B 
221.VA0724CSH 
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? 
Lòng yêu mến những con người sống xung quanh ta 
Lòng yêu mến cảnh vật tươi đẹp xung quanh 
Lòng tự thương chính bản thân mình 
Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài 
PA. D 
222.VA0724CSH 
Dòng nào dưới đây là câu chủ động ? 
Truyện cổ tích được trẻ em rất yêu thích . 
Nó được mẹ dắt đi chơi . 
Ông em trồng cây cam này đã từ lâu . 
Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có . 
PA. C 
223.VA0724CSH 
Dòng nào sau đây không phù hợp khi viết đoạn văn chứng minh ? 
Có câu chủ đề nêu lên luận điểm chính của đoạn văn 
Các câu còn lại trong đoạn tập trung làm sáng tỏ câu chủ đề 
Các dẫn chứng phải được chọn lọc và phối hợp chặt chẽ với lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm. 
Chỉ cần chú ý tới nhận xét , bình luận vấn đề chứng minh . 
PA. D 
224.VA0724CSH 
Trạng ngữ “ Từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh” trong câu “ Từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay .” có ý nghĩa gì ? 
Xác định nơi chốn 
Xác định mục đích 
Xác định nguyên nhân 
Xác định thời gian 
PA. D 
225.VA0725CSH 
Nhận định nào không cần thiết đối với một bài tập làm văn nghị luận ? 
Lập luận chặt chẽ , hợp lí 
Luận điểm rõ ràng , đúng đắn 
Sự việc đầy đủ , chi tiết 
Luận cứ tiêu biểu , đúng đắn 
PA. C 
226.VA0725CSH 
Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ? 
Là một văn bản mẫu mực về lập luận , bố cục và cách đưa dẫn chứng của thể văn nghị luận 
Văn bản có một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ , vừa có cảm xúc và hình ảnh 
Văn bản có sự kết hợp các thao tác chứng minh , giải thích , đánh giá , bình luận với những dẫn chứng cụ thể , xác thực và những nhận xét sâu sắc , giàu sức thuyết phục . 
Văn bản có những lí lẽ , chứng cứ chặt chẽ , toàn diện 
PA. C 
227.VA0725CSH 
Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng thao tác lập luận nào là chính ? 
Bình luận 
Chứng minh 
Phân tích 
Giải thích 
PA. B 
228.VA0725CSH 
Câu văn “ Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm .” thuộc kiểu câu gì ? 
Câu rút gọn 
Câu đặc biệt 
Câu đơn mở rộng thành phần 
Câu bị động 
PA. C 
229.VA0725CSH 
Câu sau dưới đây là câu dùng cụm chủ vị để mở rộng ? 
Khiêm tốn là tính nhã nhặn. 
Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng. 
Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình. 
Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. 
PA. C 
230.VA0725CSH 
Nhận xét nào sau đây không đúng với phép lập luận giải thích ? 
Kể ra các biểu hiện , so sánh,đối chiếu với các hiện tượng khác 
Dùng lí lẽ và dẫn chứng đã được chọn lọc để làm sáng tỏ vấn đề được giải thích 
Chỉ ra các mặt lợi hại , nguyên nhân, hậu quả,cách đề phòng hoặc noi theo 
Nêu định nghĩa về sự vật , hiện tượng 
PA. A 
231.VA0726CSH 
Dòng nào nói đúng nhất về giá trị hiện thực của văn bản “Sống chết mặc bay” ? 
Phản ánh thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân 
Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ 
Phản ánh cuộc sống nhàn hạ và vô cùng sung túc của bọn quan lại sâu mọt 
Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại 
PA. D 
231.VA0726CSH 
Dòng nào nói đúng nhất về giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết mặc bay” ? 
Thể hiện nỗi buồn của tác giả trước cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại 
Thể hiện sự căm ghét của tác giả trước lối sống ăn chơi hưởng thụ và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại 
Thể hiện sự phẫn nộ trước lối sống ăn chơi hưởng thụ và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại với sinh mạng của người dân 
Thể hiện sự phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của bọn quan lại với sinh mạng của người dân và sự thương cảm trước nỗi cơ cực của người dân 
PA. D 
232.VA0726CSH 
Dòng nào dưới đây không cần thiết khi lập ý cho đề văn: Giải thích câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” ? 
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ 
Kể ra các hiện tượng “Lá lành đùm lá rách” 
Giải thích tại sao “lá lành” phải đùm “lá rách” ? 
Cần làm gì để phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta ? 
PA. B 
233.VA0727CSB 
Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc được viết vào thời gian nào ? A. Từ năm 1922 đến 1925 
Trước năm 1925 
Trong năm 1925 
Sau năm 1925 
 PA. C 
234.VA0727CSH 
 Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là : 
Phan Bộ Châu 
Va-ren 
Người lính dõng An Nam 
Va-ren và Phan Bội Châu 
PA. D 
235.VA0727CSH 
Nhận xét nào nói đúng nhất nội dung hiện thực của văn bản “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” ( Nguyễn Ái Quốc ) ? 
Tố cáo chính phủ Pháp bắt giam nhà cách mạng Phan Bội Châu 
Ca ngợi vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu 
Khắc họa sự đối lập giữa Va-ren: gian trá , lố bịch đại diện cho thực dân Pháp ở Đông Dương và Phan Bội Châu : kiên cường , bất khuất tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam 
Tố cáo bộ mặt gian trá , lố bịch của Va-ren 
PA. C 
236.VA0727CSH 
Trong văn bản “ Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu” ( Nguyễn Ái Quốc ) , nhà cách mạng Phan Bội Châu đã có cách ứng xử như thế nào trước những trò lố của Va-ren ? 
Đối đáp lại 
Dửng dưng,im lặng 
Lắng nghe chăm chú 
Đồng ý với những lời dụ dỗ của Va-ren 
PA. B 
237.VA0727CSH 
Câu văn “ Anh quả quyết- cái anh chàng ranh mãnh đó- rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay .” ( Trích “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” – Nguyễn Ái Quốc) thuộc kiểu câu nào ? 
Câu ghép 
Câu rút gọn 
Câu bị động 
Câu đơn mở rộng thành phần 
PA. D 
238.VA0727CSH 
Khi giải thích một câu tục ngữ , thao tác nào sau đây là không cần thiết ? 
Phân tích ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ 
Tra từ điển để biết rõ nghĩa của câu tục ngữ 
Tìm bằng được người sáng tác ra câu tục ngữ 
Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh sự đúc kết chân lí của câu tục ngữ 
PA. C 
239.VA0728CSH 
Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” ( Hà Ánh Minh ) đề cập đến nội dung gì ? 
Ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương trong những đêm trăng 
Ca ngợi vẻ đẹp của ca công trong đêm biểu diễn ca Huế 
Ca ngợi vẻ đẹp của một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế 
Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh cố đô Huế 
PA. C 
240.VA0728CSB 
Nguồn gốc ca Huế được hình thành từ đâu ? 
Dòng nhạc dân gian 
Dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình 
Dòng nhã nhạc cung đình 
Dòng nhạc miền Trung 
PA. B 
241.VA0728CSB 
 “ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu , bởi bốn nhạc khúc lưu thủy , kim tiền, xuân phong , long hổ du dương , trầm bổng , réo rắt mở đầu đêm ca Huế . Nhạc công dung các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn , mổ , vỗ , vả , ngón bấm , day , chớp , búng , ngón phi , ngón rãi . Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người .” Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? 
Ý nghĩa văn chương 
Sài Gòn tôi yêu 
Mùa xuân của tôi 
Ca Huế trên sông Hương 
PA. D 
242.VA0728CSH 
 “ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu , bởi bốn nhạc khúc lưu thủy , kim tiền , xuân phong long hổ du dương, trầm bổng,réo rắt mở đầu đêm ca Huế.Nhạc công dung các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn , mổ , vỗ , vả , ngón bấm , day , chớp , búng , ngón phi , ngón rãi . Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người .” ( Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh ) Thời gian được miêu tả trong đoạn văn trên là khoảng thời gian nào ? 
Bình minh 
Trưa 
Chiều 
Đêm khuya 
PA. D 
243.VA0728CSH 
 “ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu , bởi bốn nhạc khúc lưu thủy , kim tiền , xuân phong long hổ du dương , trầm bổng , réo rắt mở đầu đêm ca Huế . Nhạc công dung các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn , mổ, vỗ , vả , ngón bấm , day , chớp , búng, ngón phi , ngón rãi . Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người .” Trong đoạn văn trên tác giả đã kể ra mấy khúc nhạc ? 
Một 
Hai 
Ba 
Bốn 
PA. D 
244.VA0728CSH 
 “ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu , bởi bốn nhạc khúc lưu thủy , kim tiền , xuân phong long hổ du dương , trầm bổng , réo rắt mở đầu đêm ca Huế . Nhạc công dung các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn , mổ, vỗ , vả , ngón bấm , day , chớp , búng, ngón phi , ngón rãi . Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người .” Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? 
Ẩn dụ 
Hoán dụ 
Liệt kê 
Nhân hóa 
PA. C 
245.VA0728CSH 
“ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu , bởi bốn nhạc khúc lưu thủy , kim tiền , xuân phong long hổ du dương , trầm bổng , réo rắt mở đầu đêm ca Huế . Câu văn trên sử dụng phép liệt kê nào? 
Liệt kê theo từng cặp 
Liệt kê không theo từng cặp 
Liệt kê tăng tiến 
Liệt kê không tăng tiến 
PA. B 
246.VA0728CSH 
Trong các tình huống sau , tình huống nào phải viết văn bản báo cáo ? 
Ông ngoại mất phải nghỉ học 
Cô tổng phụ trách muốn biết hoạt động Đội của lớp 
Muốn đi dã ngoại 
Muốn phổ biến kế hoạch ôn tập học kì II 
PA. B 
247.VA0729CSB 
Văn bản “ Nỗi oan hại chồng” được trích từtác phẩm nào ? 
Thị Mầu lên chùa 
Nỗi oan Thị Kính 
Quan Âm Thị Kính 
Nỗi oan Thị Mầu 
PA. C 
248.VA0729CSB 
Văn bản “ Nỗi oan hại chồng” thuộc thể loại nào ? 
Chèo 
Tuồng 
Cải lương 
Kịch 
PA. A 
249.VA0729CSB 
Sùng Bà trong đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng” thuộc kiểu nhân vật nào trong chèo ? 
Nhân vật nữ chính 
Nhân vật nữ lệch 
Nhân vật mụ ác 
Nhân vật nữ hề 
PA. C 
250.VA0729CSB 
 Thị Kính trong đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng” thuộc kiểu nhân vật nào trong chèo ? 
Nhân vật nữ chính 
Nhân vật nữ lệch 
Nhân vật mụ ác 
Nhân vật nữ hề 
PA. A 
251.VA0729CSH 
Dấu chấm lửng trong câu văn “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi , tươi vui , có buồn cảm , bâng khuâng , có tiếc thương ai oán” dùng để làm gì ? 
Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa liệt kê hết 
Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng , ngắt quãng 
Làm giãn nhịp điệu câu văn 
Chuẩn bị cho một nội dung mới bất ngờ , hay hài hước 
PA. A 
252.VA0729CSH 
Câu văn “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi , tươi vui , có buồn cảm , bâng khuâng , có tiếc thương ai oán” sử dụng biện pháp tu từ gì ? 
Hoán dụ 
Điệp ngữ 
Liệt kê 
So sánh 
PA. C 
253.VA0728CSH 
Trong các tình huống sau , tình huống nào phải viết văn bản đề nghị ? 
A. Em bị ốm không thể đi học 
2. Thầy giáo hiệu trưởng muốn biết kết quả học tập môn Toán của lớp trong học học kì I 
3. Muốn đi xem vở chèo Quan Âm Thị Kính 
4. Muốn phổ biến kế hoạch sinh hoạt hè 
PA. C 
254.VA0729CSH 
Trong các văn bản sau , văn bản nào sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản ? 
Sự giàu đẹp của tiếng Việt 
Ca Huế trên sông Hương 
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu 
PA. D 
255.VA0729CSH 
Trong các văn bản sau , văn bản nào sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản , tăng cấp ? 
Ca Huế trên sông Hương 
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Ý nghĩa văn chương 
Sống chết mặc bay 
PA. D 
256.VA0730CSH 
Ý nào không nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang ? 
Nối các từ nằm trong một liên danh 
Nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng 
Đánh dấu bộ phận giải thích,chú thích trong câu 
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê 
 PA. B 
257.VA0730CSH 
Câu nào dưới đây sử dụng dấu gạch nối ? 
Quan Âm Thị Kính- vở chèo nổi tiếng của sân khấu dân gian- đã phản ánh số phận của người phụ nữ xưa . 
Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu,gió lành lạnh . 
Anh quả quyết- cái anh chàng ranh mãnh đó- rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay.. 
Thời đại của ngày nay là thời đại của in-tơ-nét . 
PA. D 
258.VA0730CSH 
Các văn bản : Đức tính giản dị của Bác Hồ ; Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ; Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ; Ý nghĩa văn chương có điểm chung nào về phương thức biểu đạt ? 
Viết theo phương thức tự sự 
Viết theo phương thức miêu tả 
Viết theo phương thức nghị luận 
Viết theo phương thức thuyết minh 
PA. C 
259.VA0730CSH 
Điểm chung của các văn bản: Bánh trôi nước ; Qua Đèo Ngang ; Xa ngắm thác núi Lư ; Sông núi nước Nam là gì ? 
Đều thuộc thể loại thơ trữ tình 
Đều thể hiện tình yêu quê hương đất nước 
Đều là những sáng tác bằng chữ Hán 
Đều là sáng tác của những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam 
PA. A 
260.VA0730CSH 
Điểm khác nhau giữa thơ Thất ngôn bát cú và thơ Thất ngôn tứ tuyệt là : 
Cách sử dụng ngôn ngữ 
Cách gieo vần 
Số lượng chữ trong mỗi câu 
Số lượng dòng trong mỗi bài thơ 
PA. D 
261.VA0730CSH 
 Cháu chiến đấu hôm nay 
 Vì lòng yêu Tổ quốc 
 Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi cùng vì bà 
 (Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh) Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì ? 
Điệp ngữ 
Nhân hóa 
Tương phản 
So sánh 
PA. A 
262.VA0731CSH 
Yêu cầu quan trọng nhất với một bài văn biểu cảm là gì ? 
Trí tưởng tượng của người viết phải bay bổng 
Cảm xúc của người viết về đối tượng biểu cảm phải chân thật 
Lời văn trong bài văn biểu cảm phải chân thật 
Sự việc trong bài biểu cảm phải cụ thể 
PA. B 
263.VA0731CSH 
Yêu cầu quan trọng nhất với một bài văn nghị luận là gì ? 
Hệ thống luận điểm , luận cứ , lập luận trong bài văn nghị luận phải rõ ràng 
Cảm xúc của người viết về đối tượng nghị luận phải chân thật 
Lời văn trong bài văn nghị luận phải chân thật, rõ ràng 
Dẫn chứng trong bài nghị luận phải cụ thể , chính xác 
PA. A 
264.VA0731CSH 
Ý nào nói đúng khái niệm luận điểm trong bài văn nghị luận ? 
Là cách lựa chọn dẫn chứng để làm rõ vấn đề cần nghị luận 
Là ý kiến chủ chốt thể hiện tư tưởng , quan điểm của bài văn nghị luận 
Là cách sắp xếp lí lẽ , dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận 
Là cách lập luận để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận PA. B 
265.VA0732CSH 
Câu văn “ Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy .” trong đoạn văn “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí . Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.” xét về cấu tạo thuộc kiểu câu nào ? 
Câu chủ động 
Câu bị động 
Câu rút gọn 
Câu đặc biệt 
PA. C 
266.VA0732CSH 
Câu văn “ Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.” trong đoạn văn “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí . Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy” được rút gọn thành phần gì ? 
Chủ ngữ 
Vị ngữ 
Cả chủ ngữ và vị ngữ 
Trạng ngữ 
PA. A 
267.VA0732CSH 
Câu văn “Nhạc công dùng các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn , mổ , vỗ ,vả , ngón bấm, day , chớp , búng , ngón phi , ngón rã i.” sử dụng biện pháp tu từ gì? 
Điệp ngữ 
So sánh 
Liệt kê 
Tăng cấp 
PA. C 
268.VA0732CSH 
Từ nào sau đây không phải là từ láy ? 
Tôi tối 
Tươi tốt 
Sáng sủa 
Mờ mờ 
PA. B 
269.VA0732CSH 
Từ nào trái nghĩa với từ “lác đác” trong câu thơ “Lác đác bên sông chợ mấy nhà” ? 
San sát 
Thưa thớt 
Hiu hắt 
Thoang thoảng 
PA. A 
270.VA0732CSH 
Từ nào đồng nghĩa với từ “lác đác” trong câu thơ “Lác đác bên sông chợ mấy nhà” ? 
San sát 
Thưa thớt 
Hiu hắt 
Thoang thoảng 
PA. B 
271.VA0732CSH 
 “ Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta , Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quí của một người chiến sĩ cách mạng,tất cả vì nước , vì dân , vì sự nghiệp lớn , trong sáng , thanh bạch , tuyệt đẹp .” Câu văn trên thuộc kiểu câu gì ? 
Câu bị động 
Câu chủ động 
Câu ghép 
Câu mở rộng thành phần 
PA. B 
272.VA0801CSB 
Văn bản “Tôi đi học” ( Thanh Tịnh ) thuộc thể loại nào ? 
Miêu tả 
Nghị luận 
Thuyết minh 
Tự sự 
PA. D 
273.VA0801CSH 
Trong văn bản “Tôi đi học” ( Thanh Tịnh) , nhân vật nào là nhân vật chính ? 
Bà mẹ 
“Tôi” 
Ông đốc 
Thầy giáo trẻ 
PA. B 
274.VA0801CSH 
Trong văn bản “Tôi đi học” ( Thanh Tịnh) , khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tới trường , tác giả đã dùng hình ảnh so sánh nào ? 
Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang ngọn núi. 
Ngôi trường Mĩ Lí cao ráo và sạch sẽ hơn các ngôi nhà trong làng. 
Họ như những con chim non đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ. 
Trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp khiến lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. 
PA. C 
275.VA0801CSH 
 Văn bản “Tôi đi học” ( Thanh Tịnh ) sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào? 
Tự sự và miêu tả 
Tự sự và biểu cảm 
Miêu tả và biểu cảm. 
Tự sự , miêu tả , biểu cảm. 
PA. D 
276.VA0801CSH 
Trong các từ ngữ sau : đồ dùng học tập , sách , bút , vở, từ ngữ nào có nghĩa khái quát hơn ? 
Đồ dùng học tập 
Sách 
Bút 
Vở 
PA. A 
277.VA0802CSB 
Văn bản “Trong lòng mẹ” được trích từ tác phẩm nào của Nguyên Hồng ? 
Bỉ vỏ 
Những ngày thơ ấu 
Cửa biển 
Khi đứa con ra đời 
PA. B 
278.VA0802CSH 
Nhân vật chính trong văn bản “Trong lòng mẹ” ( Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng 
) là ai ? 
Bà cô 
Bé Hồng 
Mẹ bé Hồng 
Bà cô và bé Hồng 
PA. D 
279.VA0802CSH 
Văn bản “Trong lòng mẹ”( Nguyên Hồng ) kể về nội dung gì ? 
Những cay đắng tủi cực của bé Hồng 
Tình yêu thương của chú bé Hồng với người mẹ của mình 
Những cay đắng tủi cực của bé Hồng cùng tình yêu thương của chú bé với người mẹ của mình 
Nỗi thống khổ của mẹ chú bé Hồng 
PA. C 
280.VA0802CSH 
 “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh , đầu mẩu gỗ , tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi .”( Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng ) Từ “cổ tục” trong câu văn trên được hiểu như thế nào ? 
Những tục lệ xưa cũ , lạc hậu 
Những luật lệ nặng nề 
Những phong tục do con người đặt ra 
Những tục lệ đúng đắn mà ai cũng cần phải tuân theo 
PA. A 
281.VA0802CSH 
 “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nha i, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi 
.” ( Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng ) 
Câu văn trên sử dụng những biện pháp tu từ gì ? 
Ẩn dụ và so sánh 
So sánh và liệt kê 
Hoán dụ và liệt kê 
So sánh và điệp ngữ 
PA. B 
282.VA0802CSH 
 “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh , đầu mẩu gỗ , tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nha i, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi .”( Trong lòng mẹ -Nguyên Hồng) Câu văn trên đã bộc lộ tình cảm và thái độ gì của bé Hồng ? 
Thương người mẹ đã bị những cổ tục cũ đầy đọa 
Căm tức những cổ tục cũ đã đầy đọa mẹ mình 
Thương mẹ nên muốn đập bỏ những cổ tục cũ đầy đọa mẹ mình 
Muốn đập bỏ những cổ tục cũ đầy đọa mẹ mình 
PA. C 
283.VA0802CSH 
Dòng nào dưới đây bao gồm những từ cùng trường từ vựng về bộ phận của mắt ? 
Đờ đẫn , tinh anh , con ngươi , lông mi 
Lờ đờ , sắc , lông mày , lòng đen 
Toét , lòa , lòng trắng , mí 
Lòng đen , lòng trắng , con ngươi , lông mày 
PA. D 
284.VA0803CSB 
Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được trích từ tác phẩm nào của Ngô Tất Tố ? 
Việc làng 
Lều chõng 
Tắt đèn 
Tập án cái đình 
PA. C 
285.VA0803CSH 
Văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố thuộc trào lưu văn học nào ? 
Hiện thực 
Lãng mạn 
Hiện thực và lãng mạn 
Cách mạng 
PA. A 
286.VA0803CSH 
Câu văn “ Chị Dậu xám mặt , vội vàng đặt con xuống đất , chạy đến đỡ lấy tay hắn (cai lệ)” trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ’ thể hiện điều gì ? 
Chị Dậu rất tức bọn tay sai nhưng cố kiềm chế 
Chị Dậu quá sợ hãi và hoảng hốt 
Chị Dậu tức giận đến nỗi không kiềm chế nổi 
Chị Dậu quá giận dữ và bực bội 
PA. A 
287.VA0803CSH 
Trình tự sắp xếp trật tự từ của câu văn “ Chị Dậu xám mặt , vội vàng đặt con xuống

File đính kèm:

  • doc503_cau_trac_nghiem_ngu_van_thcs.doc