50 đoạn văn nghị luận xã hội theo chủ đề

Hòa bình

Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình là sống hòa hợp và không gây gổ với người khác. Nếu mọi người trên thế giới đều cảm thấy bình an trong lòng, thế giới này sẽ trở nên một thế giới hòa bình. Hòa bình bao hàm những suy nghĩ tích cực, cảm xúc trong sáng và những ước muốn tốt lành. Chúng ta đã thực sự sống trong thế giới hòa bình, bạn đã để tâm trí của mình thực sự điềm tĩnh và thư thái. Đâu đó vẫn tồn tại những xung đột không đáng có giữa những học sinh trong một lớp học, những trẻ em bị xâm hại, bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Trên thế giới vẫn còn chiến tranh, khủng bố bởi mâu thuẫn về quyền lợi. Trong bản thân con người vẫn thiếu sự bình yên bởi mâu thuẫn giữa khát vọng đam mê với năng lực thực tiễn. Thực chất hòa bình bắt đầu từ chính chúng ta. Để sống trong bình an, ta cần có tình thương yêu và sức mạnh nội tâm. Gia đình cần quan tâm đến con trẻ của mình, các công dân trong một nước cần đảm bảo những quyền lợi công bằng, các nước cần tăng cường sự hữu nghị, hợp tác trên cơ sở những mặt có lợi. Bản thân mỗi người cần tìm cho mình sự cân bằng trong cảm xúc, trong mục đích sống. Trong mọi tình huống hãy hóa giải những bất hòa để chắp cho hòa bình một đôi cánh.

 

docx 19 trang linhnguyen 4340
Bạn đang xem tài liệu "50 đoạn văn nghị luận xã hội theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 50 đoạn văn nghị luận xã hội theo chủ đề

50 đoạn văn nghị luận xã hội theo chủ đề
g thẳng do thiếu hiểu biết gây ra. Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Ta đã bắt gặp sự bao dung của Vũ Nương với Trương Sinh, người đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt nhưng cuối cùng nàng vẫn tha thứ cho lỗi lầm của Trương Sinh, Nguyễn Trãi chấp nhận giảng hòa, khoan hồng cho giặc Minh tàn bạo để giữ gìn bình yên cho đất nước không khắc sâu hận thù giữa hai dân tộc. Tuy nhiên, lòng khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Vì thế cần đề cao những ứng xử độ lượng, biết nhường nhịn thậm chí là hi sinh cho người khác, cao hơn nữa là tha thứ cảm thông.
Hoàng Ngọc Ngân
Lớp 12B3, THPT Ngô Quyền, Hải Phòng
18. Trách nhiệm
Xã hội không chỉ có một người. Khi xuất hiện nhiều người, người ta bắt đầu phải hình thành trách nhiệm với nhau, với cái chung. Nếu mọi người ai cũng thích thể hiện cá nhân nhưng lại trốn tránh trách nhiệm cá nhân thì đó là nghịch lí không thể chấp nhận. Nếu chúng ta muốn có hòa bình, chúng ta có trách nhiệm sống bình yên. Nếu chúng ta muốn có thế giới tự nhiên trong lành, chúng ta có trách nhiệm chăm sóc thiên nhiên. Vì thế trách nhiệm là thực hiện phần đóng góp của mình với xã hội nói chung. Ngay từ những hành động nhỏ như: bảo vệ môi trường, lên tiếng trước những hành vi tiêu cực, yêu thương đồng loại cũng đã là những minh chứng cụ thể cho lối sống đầy trách nhiệm. Tự ý thức được việc mình làm, dám làm, dám chịu trách nhiệm về hành động của bản thân, có trách nhiệm với tất cả những lời nói của mình là sống có trách nhiệm. Người có trách nhiệm luôn biết cư xử sao cho công bằng, nhận thấy rằng mỗi người đều có phần công sức đóng góp của họ. Ngược lại những người vô trách nhiệm là những người ích kỉ, hẹp hòi chỉ biết đến mình. Trách nhiệm không chỉ là điều ràng buộc chúng ta, nó còn cho phép ta đạt được những gì mình mong ước. Trách nhiệm sẽ giúp chúng ta sử dụng những nguồn lực của mình để tạo ra những thay đổi tích cực. Vì thế hãy biết sống cống hiến trước những đòi hỏi của xã hội và đất nước.
19. Trải nghiệm
Trải nghiệm là những điều mới mẻ mà con người ta chưa từng làm, chưa từng biết đến. Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng sẽ có những chuyến đi đầy trải nghiệm về những vùng đất mới. Nó đem lại cho người ta cảm giác mới, sự tự tin dám nghĩ dám đi, đem lại những niềm vui khó tả. Tuy nhiên, có nhiều người chôn vùi tuổi thanh xuân của mình bằng những việc vô ích mang tên thói quen. Vì vậy, có câu nói rằng: “Hòn đá lăn là hòn đá không bao giờ mọc rêu”. Cuộc sống có rất nhiều điều ta chưa biết và sẽ không thể biết nếu ta không chủ động tìm hiểu và khám phá nó. Một cuốn sách bạn không đọc thì bạn sẽ không bao giờ biết ý nghĩa của nó, một người không bao giờ đi chợ liệu có biết chợ bán những gì không. Tuổi trẻ Nguyễn Ái Quốc phải vượt qua muôn trùng hải lí đến với các nước năm châu để tìm hiểu phong trào cộng sản tìm đường cứu nước. Tuổi trẻ Việt Nam biết đến câu chuyện truyền cảm hứng của Huyền chip với sách ba lô lên và đi; Trần Đặng Đăng Khoa bắt đầu hành trình đi vòng quanh thế giới bằng xe máy. Là người trẻ đừng có lối sống quẩn quanh, nhàm chán, tẻ nhạt, thu mình cũng như những kẻ sống hời hợt, không mục tiêu, lí tưởng. Hãy bắt đầu bằng những chuyến đi nhưng sau chuyến đi đó, bạn sẽ muốn đi nhiều nơi khác nữa, bạn cảm giác yêu đời và thấy cuộc sống quá ý nghĩa.
20. Niềm tin
Steven Jobs – cựu CEO của đại gia công nghệ Apple – đã nói một câu làm tôi luôn tâm đắc: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Nhưng đừng bao giờ đánh mất niềm tin”. Niềm tin có thể hiểu là một trạng thái tinh thần tồn tại trong ý thức của mỗi người, thường gắn với những cảm xúc tích cực, với ước mơ, khát vọng về tương lai. Trong cuộc sống niềm tin đóng vai trò quan trọng bởi vì không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra tốt đẹp ai rồi cũng có lúc vấp ngã hay thất bại. Rơi vào tình huống đó, nếu mất đi niềm tin, sẽ chẳng còn nguồn sức mạnh nào có thể nâng bạn dậy và bước tiếp con đường mình chọn. Trong những ngày bôn ba nơi đất khách quê người, ngay cả trong tình cảnh bị giam giữ, Bác Hồ vẫn không thiếu đi sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng dân tộc. Vậy nhưng một thực trạng đáng buồn hiện nay là một bộ phận giới trẻ ngày nay quá dễ dàng gục ngã, hay than vãn trước những thử thách, trở nên tự ti, bi quan. Số khác lại quá tự phụ dẫn đến niềm tin sai lệch, hão huyền về bản thân. Thế hệ trẻ ngày nay cần có thêm nhiều trải nghiệm để khám phá thêm những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Bởi vì chỉ khi biết được mình là ai, mình có thể làm gì chúng ta mới có thể xây dựng được một niềm tin vững chắc. Và cho dù cuộc sống có như thế nào, bạn và tôi cũng không bao giờ được mất niềm tin vào bản thân.
21. Lắng nghe
Lắng nghe không chỉ là hoạt động sinh lí của cơ quan thính giác mà còn là biểu hiện của trạng thái tâm lí – đồng cảm, sẻ chia. Trước nhu cầu được tâm sự, bộc bạch, trước những nỗi niềm cần được giãi bày, sự im lặng lắng nghe có khi còn quý giá hơn mọi lời động viên, an ủi. Chắc hẳn bạn cũng không muốn chính mình thờ ơ, lạnh nhạt với người khác như thế. Vậy hãy cố gắng lắng nghe để san sẻ, để chia đi nỗi buồn và nhân đôi niềm vui với những người xung quanh. Bởi lẽ chúng ta không thể chỉ sống cho riêng mình mà cần thiết phải sống vì người khác, sống cho người khác nữa. Quan trọng hơn, chúng ta phải thực sự quan tâm tới lời nói của đối phương, từ đó có thể đưa ra ý kiến đồng tình hay phản bác, khuyên răn hay an ủi... Và có như thế, người nói mới cảm nhận được sự tôn trọng, đồng cảm ở người nghe. Lắng nghe người khác nói cũng là cách để chúng ta rèn luyện sự kiên nhẫn của bản thân. Đó chính là một chìa khóa mở ra cánh cửa thành công trong cuộc sống. Và chẳng ai trong chúng ta lại không khao khát thành công. Vì thế hãy bắt đầu học hỏi từ những thứ bình thường, giản dị nhất, đó chính là lắng nghe và thấu hiểu.
22. Tình mẫu tử
Chưa lúc nào người mẹ ngớt lo lắng, dời mắt khỏi đường đời con đi: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ,/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con” (Con cò, Chế Lan Viên). Mẹ là người chỉ mong sao con mình được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Chính sự ấm áp từ trái tim người mẹ đã truyền tới cho đứa con biết bao sức mạnh để chúng đứng dậy và bước tiếp sau những lần vấp ngã. Đường đời con bước dù bao trông gai khó nhọc cũng không sao sánh nổi những thác ghềnh mẹ qua Đằng sau sự thành đạt của những đứa con là một người mẹ tận tụy hết lòng vì con. Hẳn chúng ta đều biết chị Phan Hồ Điệp – mẹ của cậu bé Đỗ Nhật Nam. Cậu bé “thần đồng” có được thành công như ngày hôm nay đều là nhờ sự chăm sóc, giáo dục đúng cách của gia đình và nhà trường nhưng trước hết là từ người mẹ. Nếu những ai may mắn đang được sống trong niềm hạnh phúc có mẹ, hãy thể hiện lòng biết ơn, kính trọng và yêu thương người mẹ của mình từ những việc làm nhỏ nhất mỗi ngày. Đừng để đến lúc nhận ra sự quan trọng của mẹ đối với cuộc sống mình thì mẹ không còn bên ta.
23. Bạo lực học đường
Tuổi học trò hồn nhiên trong sáng với màu áo trắng cắp sách tới trường nhưng hiện tại vấn đề bạo lực học đường đang là nỗi ám ảnh đối với xã hội. Vậy màu trắng ấy có còn tinh khôi? Câu chuyện nhỏ nhưng không nhỏ về kí ức tuổi thơ của Nick Vujicic – diễn giả không tay không chân đã trải qua những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường đã khiến không ít người phải suy ngẫm. Khi thuở còn “cắp sách”, cậu thường bị bạn bè trêu chọc vì ngoại hình xấu xí, tương lai sẽ mù mịt... Bạo lực học đường không phải một câu chuyện mới nhưng thời gian gần đây, nó trở thành đề tài được nhiều phụ huynh trên thế giới quan tâm khi mạng xã hội góp phần phát tán nhanh hơn nhiều đoạn ghi hình các học sinh ẩu đả lẫn nhau. Một số bậc cha mẹ do quá mải mê kiếm tiền mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc với tư cách một người bạn dẫn đến nhiều em bị thiếu đi nguồn chia sẻ tâm tình thủ thỉ hàng ngày. Nhà trường dành quá nhiều thời gian cho việc dạy chữ dẫn đến việc dạy người chưa sâu. Điều đáng nói là các chuẩn mực đạo đức và giá trị con người hiện nay không còn nặng chữ: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, công, dung, ngôn, hạnh mà được đong đo cân đếm bằng tiền bạc, địa vị, danh vọng. Từ xưa đến nay, tuổi học trò luôn là khoảnh khắc hồn nhiên, vui tươi và đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Một sai lầm, vụng dại ở cái thời ngây ngô này sẽ khiến những kỉ niệm sau này suy ngẫm lại bớt đẹp, bớt trong sáng. Vì vậy hãy giữa cho mình những gì tốt đẹp nhất, nói không với bạo lực học đường để màu áo trắng đến trường mãi tinh khôi.
24. Tiên phong
Phá vỡ các nguyên tắc, mong muốn bứt phá, quyết tâm khẳng định bản thân, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng đối diện thử thách là những “từ khóa” ngày càng được ưu ái dành cho giới trẻ hiện đại. Càng lớn tuổi người ta càng đi đến sự cân nhắc rụt rè, thích sự an toàn, chỉ muốn lặp lại sự an toàn mà người khác đã thử nghiệm. Bởi vì tuổi trẻ có đi nhầm đường vẫn có cơ hội làm lại, chỉ tuổi trẻ mới đủ sức đương đầu với thử thách ở những con đường mới và chỉ có khai phá bạn mới là người dẫn đường. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, cuộc sống cũng luôn có những lối mòn, những con đường quen, có người thường lựa chọn những con đường quen ấy. Khoa học cần những công trình nghiên cứu mới, những phát minh mới chứ không chỉ dừng lại ở những cải tiến. Văn học nghệ thuật cần những sáng tạo không trùng lặp không sao chép. Cuộc khám phá chỉ thực sự ý nghĩa nếu có những phát hiện, công bố mới mẻ. Có người đã nói rằng: “Nhà văn giống như một nhà thám hiểm và một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Con người hiện đại như thế hệ trẻ chúng ta vừa tiếp thu những truyền thống văn hóa văn hiến của các thế hệ đi trước vừa phải sáng tạo để khẳng định ý nghĩa cuộc sống của bản thân. Là người Việt trẻ, bạn hãy mang tinh thần sáng tạo, dấn thân, dám là người đi đầu để thay đổi bản thân và dựng xây đất nước.
25. Tận hưởng cuộc sống
“Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết” – Câu nói muốn cho ta một ý niệm như vậy, đừng đi qua cuộc sống quá nhanh, đến nỗi chúng ta có thể quên mất rằng chúng ta đang ở đâu, làm gì và để cho mục tiêu chúng ta đề ra ngay từ đầu mờ nhạt dần. Trong hành trình cuộc sống, thật sự có rất nhiều điều, nhiều thứ đang chờ đón chúng ta khám phá và tận hưởng. Từ những con chim, cành hoa, chiếc lá đến những kì quan thiên nhiên vĩ đại mà tạo hóa đã ban tặng đã và đang hiện hữu trước mắt như mời mọc, rủ rê bạn đến khám phá nó. Vậy thì việc bạn cứ cố chạy đua với thời gian, với mọi thứ không đáng để chính bạn phải lo toan để làm gì? Có ích gì chăng khi mà chúng ta, mỗi người, không tự mình chậm bước, nhìn ngắm, nghĩ ngợi và suy ngẫm về chính mình, về những điều xung quanh mình. Đừng quá chạy đua với đời, với người, cần chậm rãi nhưng không từ từ, hãy biết nhìn nhận mọi thứ xung quanh một cách sâu sắc hơn. Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ nếu vui hưởng cuộc sống, hưởng thụ nó cách an nhàn thì bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi trong cái xô bồ của xã hội này. Nhưng tôi dám khẳng định rằng: không phải thế vì những người vui hưởng cuộc sống thì không bao giờ là kẻ thất bại.
26. Tự học
Mỗi cá nhân thời đại mới phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội, chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, mỗi người trong số chúng ta sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thế hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiều quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.
27. Xâm hại trẻ em
Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em có xu hướng gia tăng, trong đó, tội phạm xâm hại tình dục chiếm một tỉ lệ lớn. Hành vi xâm hại tình dục không chỉ gây ra cho các em nỗi đau đớn về thể xác mà còn để lại những sang chấn tâm lí lâu dài và hết sức nặng nề. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an, trong năm 2017, toàn quốc phát hiện 2.895 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 2.463 vụ xâm hại tình dục (chiếm hơn 80%). Nhưng đây hẳn chưa phải là con số chính xác, vì có nhiều trường hợp các em bị xâm hại nhưng gia đình, người thân không phát hiện hoặc phát hiện nhưng vì nhiều lí do nên không trình báo với cơ quan chức năng. Câu chuyện về bé Nhật Linh qua đời trong vụ án mạng rúng động Nhật Bản, cha mẹ của em vẫn khắc khoải trên hành trình đi tìm công lí cho con gái. Đã đến lúc chúng ta phải “lên tiếng” đối với việc ngăn ngừa tội ác cũng như bảo vệ sức khỏe, tương lai cho trẻ. Các bậc cha mẹ cần quan tâm chăm sóc, quản lí, bảo vệ con cái; thường xuyên nâng cao cảnh giác, tránh tình trạng con bị xâm hại mà không hề hay biết; trẻ em cần được giáo dục cẩn thận về giới tính, về kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước sự xâm hại nói chung và xâm hại tình dục nói riêng. Nạn xâm hại tình dục trẻ em đang gia tăng đến mức báo động. Đây là một loại tội ác đặc biệt nghiêm trọng, cần phải bị cả xã hội lên án và loại bỏ.
28. An toàn giao thông
Mỗi ngày Việt Nam có hơn ba mươi người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên đường. Họ ra đi và mãi mãi chẳng thể trở về, cuộc sống của họ trong chớp mắt đã vụt tắt như ngọn nến trước gió. Người ta vẫn nói tiền bạc không mua được cuộc đời, thiệt hại về của đã đành, tai nạn giao thông đi qua, cướp đi sinh mạng của biết bao con người tất cả mãi mãi trở thành vết cứa sâu hoắm ám ảnh không nguôi. Khách quan mà nói, tai nạn giao thông xảy ra liên miên bao gồn những lí do như: Tỉ lệ sử dụng phương tiện kém an toàn (xe máy) quá lớn. Ý thức kém, không tôn trọng luật pháp, thói ích kỉ, hẹp hòi, vô trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Mọi việc đều khó khăn và phức tạp nhưng nếu không có biện pháp thì vấn nạn giao thông vẫn mãi chẳng bao giờ có hồi kết cả! Trước khi chờ đợi sự thay đổi từ bộ máy nhà nước, mỗi người tham gia giao thông thực sự phải lên xe ý thức chung. Học sinh chúng ta, ít nhất hãy biết đội mũ khi lên xe và dừng khi thấy đèn đỏ. Chỉ khi có sự góp sức của tất cả mọi người, không ngừng cố gắng, thì giao thông Việt Nam ta mới có thể cải thiện tình hình.
29. Tính đố kị
Nhà văn Tạ Duy Anh khi làm về thói đố kị của người Việt ông đã cho rằng đó là căn bệnh vô cùng kinh hoàng. Ta có thể hiểu đó là ganh ghét, ganh tị với một ai đó, một nhóm người nào đó về thành quả tài năng, sự cống hiến của người khác đạt được còn mình thì không. Bạn chỉ có thể đứng từ xa ngắm nhìn hay không thể chạm tay tới những thứ đó. Biểu hiện căn bản của thói đố kị đó là thấy người ta giỏi hơn thì phải tìm cách chỉ trích, chống đối, phủ nhận thậm chí là ném đá kịch liệt vào những cống hiến nỗ lực của người khác đã làm cho xã hội, cộng đồng chỉ để thỏa mãn cái tôi nhỏ nhen, ích kỉ kia. Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Nhà văn Pháp Banzắc cũng đã từng nói: “Người có tính ganh tị khổ sở hơn bất cứ một người bất hạnh nào”. Bởi vì hạnh phúc của người khác càng lớn bao nhiêu thì nỗi bất hạnh trong anh ta sẽ nhân lên bấy nhiêu lần. Vì thế cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Nó giúp làm cho con người không chỉ sống thanh thản mà giúp cho xã hội tiến bộ. Đừng để thói đố kị của người Việt là bệnh ung thư tâm trí như lời của nhà báo tài chính Mĩ và cũng là tác giả, người sáng lập của tạp chí Forbes ông B. C Forbes.
30. Thành công
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà có những kẻ bỏ ra cả cuộc đời để theo đuổi? Phải chăng đó là sự hoàn hảo trong công việc, là cuộc sống giàu sang, được nhiều người nể phục? Thực ra thành công đơn giản và gần gũi hơn rất nhiều. Đó là khi bạn nấu được một bữa ăn ngon, giải một bài toán khó hay giúp mẹ một việc nhỏ... hay nói cách khác thành công là đạt được mục tiêu trong phạm vi năng lực của bản thân. Thành công là kết quả của quá trình không ngừng cố gắng nỗ lực, dám chấp nhận và vượt qua thất bại. Ngược lại đừng bất chấp mọi giá trị để đạt được điều mình muốn, cũng đừng trông chờ vào may mắn bất chợt. Thành công cũng giống như con người, chỉ bền vững khi được tạo nên từ chính sức lực của chính mình với một cái tâm trong sáng và khát vọng cống hiến. Một giáo sư người Anh đã từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách ta nhìn nhận nó mà thôi”. Vậy nên, đừng ủ rũ mà cho rằng mình là kẻ thua cuộc, hãy cứ mạnh mẽ tiến lên với con đường mình đã chọn.
31. Thời gian
Thời gian là gì, dù xã hội loài người có tiến bộ đến đâu mãi mãi cũng không thể đưa ra khái niệm chính xác và đầy đủ nhất cho vấn đề này. Hiểu nôm na thời gian chính là vật liệu tạo dựng nên cuộc sống, như gạch xây nên ngôi nhà hay ngôn từ tạo nên tác phẩm văn chương vậy. Thời gian là vô tận, thời gian luôn là minh chứng trung thực nhất cho những gì gọi là bất tử. Thời gian thật sự rất quan trọng, là tài sản, là báu vật của con người. Thời gian giúp ta khôn lớn, trưởng thành, lao động, làm tất cả những việc cần thiết và quan trọng trong đời. Nhưng điều đặc biệt tạo nên vị trí, vai trò của thời gian là tính chất một đi không trở lại, như lời đã nói ra, như tên đã bắn. Một giây, một phút, một giờ đều có nhiều sự thay đổi, trôi đi tạo nên quá khứ không bao giờ lấy lại được. Thế nhưng bên cạnh đó những con người không biết trân trọng, lãng phí thời gian vẫn còn khá nhiều và có xu hướng gia tăng, dần trở thành thực trạng đáng lo ngại cho xã hội. Thời gian món quà kì diệu của cuộc sống, thực sự là món quà quý báu và ý nghĩa nhất cần được trân trọng và giữ gìn. Hãy sống thật tích cực để xứng đáng với món quà ý nghĩa này, bạn nhé! Sống ý nghĩa từng phút, từng giây mới là đáng quý. Hãy để hôm qua là tài sản quý báu, ngày mai là sự bí ẩn đang chờ đón và hôm nay là món quà theo đúng nghĩa của nó.
32. Khác biệt
Sự khác biệt được nói ở đây là những nét riêng đáng được khẳng định, gắn với đời sống của cá thể trong xã hội. Sự khác biệt thể hiện ở chính kiến, ở cách suy nghĩ, ở lối sống, ở hành động, ở cách ứng xử của bản thân đối với người khác, ở những sản phẩm mà cá nhân tạo ra. Nếu không tạo ra sự khác biệt, con người sẽ bị hòa tan vào đám đông, không có được bản sắc riêng của mình. Hãy khác biệt bằng bản lĩnh, sự tự tin, dám chấp nhận sự đánh giá của người khác đối với những khác biệt của bản thân so với số đông. Nếu không nghĩ khác những gì mà nhân loại đang nghĩ thì Newton không thể sáng tạo ra học thuyết Vạn vật hấp dẫn thống trị trên bầu trời vật lí đến hơn 300 năm. Nếu không “điên rồ” tưởng tượng thì Einstein đâu thể tìm ra Thuyết tương đối, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển của nền khoa học hiện đại. Có những sự khác biệt tích cực và cũng có những sự khác biệt tiêu cực. Khác biệt tiêu cực là những sự kì dị, quái gở, xa lạ với văn hóa truyền thống của dâ

File đính kèm:

  • docx50_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_theo_chu_de.docx