40 Đề văn đọc hiểu ngữ liệu văn học Lớp 9 - Năm 2019

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

 Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

 Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

 Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

 (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB

Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)

Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?

 

doc 93 trang linhnguyen 14/10/2022 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "40 Đề văn đọc hiểu ngữ liệu văn học Lớp 9 - Năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 40 Đề văn đọc hiểu ngữ liệu văn học Lớp 9 - Năm 2019

40 Đề văn đọc hiểu ngữ liệu văn học Lớp 9 - Năm 2019
bí ẩn của vũ trụ. Tờ Guardian gọi Stephen Hawking là “Ngôi sao sáng nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại”. Ông là tác giả của cuốn “A Brief History of Time” (Lược sử thời gian), một trong những cuốn sách phổ thông về khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Đối lập với cơ thể tật nguyền là một sức mạnh trí tuệ tuyệt vời của Hawking, cơ thể ông là hệ quả của căn bệnh thoái hóa thần kinh vận động (ALS) đã đày đọa nhà vật lý học thiên tài từ lúc ông mới 21 tuổi. Và từ đó đến khi qua đời ở tuổi 76, gần như toàn bộ cuộc đời của Hawking gắn với chiếc xe lăn. Khi được hỏi về căn bệnh ALS có ảnh hưởng đến bản thân như thế nào, Hawking đã trả lời: “không nhiều lắm, tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể, không nghĩ về tình trạng của mình, không hối hận về những gì mình không thể làm, mà cũng không nhiều điều tệ lắm diễn ra”.
Hawking có niềm say mê với ngành khoa học vũ trụ, dù ông phải vật lộn với căn bệnh quái ác. Bên trong thân thể gần như bất động là một bộ não sắc bén và tò mò trước bản chất của vũ trụ, cách nó hình thành cũng như số phận mà nó đi đến. Hawking có lẽ không phải là nhà vật lý vĩ đại nhất trong thời đại của ông, nhưng trong vũ trụ học ông lại là một nhân vật khổng lồ của thế kỷ XX. Không có đại diện hoàn hảo cho giá trị khoa học, nhưng Hawking đã giành được giải thưởng Albert Einstein, giải Wolf, huy chương Copley, giải thưởng Vật lý...	
(Theo, Dân Trí) 
Câu 1. Stephen Hawking đã nói như thế nào về bệnh tật của ông? 
Câu 2. Qua câu trả lời về bệnh ALS, anh/chị nhận thấy được điều gì ở con người Stephen Hawking?
Câu 3. Anh/Chị suy nghĩ gì về những giải thưởng mà Stephen Hawking nhận được?
Câu 4. Hãy cho biết thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ cuộc đời của Stephen Hawking. 
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của nghị lực và niềm đam mê trong cuộc sống. 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Hawking nói: Không nhiều lắm, tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể, không nghĩ về tình trạng của mình...
2
- Hawking là một người giàu ý chí, nghị lực và có ý thức nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
3
- Những giải thưởng mà Stephen Hawking nhận được cho thấy ông là một người trí tuệ, tài năng và là một con người đam mê nghiên cứu khoa học.
- Những giải thưởng khoa học danh giá ấy là sự tôn vinh con người có những cống hiến lớn lao cho khoa học.
4
Có thể rút ra một trong những thông điệp sau:
- Nghị lực có thể giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại.
- Niềm đam mê ở bất cứ một lĩnh vực nào cũng có thể đưa con người đến những thành công.
- Khát vọng cống hiến trí tuệ, tài năng cho nhân loại là những cống hiến vẻ vang và cao quý.
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa của nghị lực và niềm đam mê trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của nghị lực và niềm đam mê trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, ý nghĩa của nghị lực và niềm đam mê trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích được: Nghị lực là gì? Niềm đam mê là gì? 
- Bàn luận, chứng minh:
+ Nghị lực và niềm đam mê hết sức có ý nghĩa trong cuộc sống đối với mỗi một con người. Nghị lực giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh còn niềm đam mê sẽ giúp con người phát huy hết khả năng của mình để đạt được những thành công trong cuộc sống. 
+ Con người cần phải có nghị lực và niềm đam mê để sẵn sàng đối mặt với những thử thách và đi đến tận cùng mơ ước của mình.
+ Đề cao những người có nghị lực và biết theo đuổi niềm đam mê đến cùng. Phê phán những con người thiếu nghị lực, dễ từ bỏ niềm đam mê khi gặp khó khăn.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu	
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đề 19 : I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau đây:
Trong một buổi diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người. Trong bài diễn thuyết có đoạn:
“Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.
Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng,  cuộc sống của bạn phần nào sẽ mất đi ý nghĩa.
Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.
Bạn chớ ngại nhận rằng mình chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.
Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm”.
 (Theo, Quà tặng cuộc sống)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của lối sống thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn được nêu trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo anh/chị, điều gì tốt nhất cho chính mình được nói đến trong câu: Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình là gì?
Câu 3. Việc tác giả nêu lên mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với câu nói của Brian Dison Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm không? Vì sao?
II. LÀM VĂN 
Câu 1.
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Brian Dison trong phần đọc hiểu: Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Tác hại của lối sống thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn được nêu trong đoạn trích: Nếu không có chúng, cuộc sống của bạn phần nào sẽ mất đi ý nghĩa.
2
- Điều gì tốt nhất cho chính mình được nói đến trong đoạn trích là: Sự tự nhận thức về khả năng, trình độ của bản thân mỗi người để có thể thích ứng với thực tế nghề nghiệp theo đuổi.
3
- Việc tác giả nêu lên mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người nhằm:
+ Giúp sinh viên biết cách định hướng nghề nghiệp gắn với những trách nhiệm khác của con người.
 + Truyền thông điệp tới độc giả, hãy rèn luyện thêm nhiều hơn nữa những kĩ năng sống thiết yếu để hoàn thiện mình và sống trọn vẹn cuộc sống.
4
- Bày tỏ thái độ: đồng tình hay không đồng tình.
+ Nếu lập luận theo hướng khẳng định, cần nhấn mạnh: Mạo hiểm giúp con người có thêm bản lĩnh trước cuộc sống, chiến thắng ngay chính bản thân mình; nhờ mạo hiểm con người có thể bộc lộ chính năng lực, bản ngã cá nhân của mình để làm được những điều lớn lao, giúp con người có chính kiến, quyết đoán và không ỷ lại
+ Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến, cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng, luôn chấp chứa cả những rủi ro, thất bại, sự mạo hiểm đôi khi không mang lại cho con người thành công, thắng lợi như mong muốn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân và xã hội.
- Nếu lập luận theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung trên.
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của Brian Dison trong phần đọc hiểu: “Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa”.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nội dung câu nói, không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích ngắn gọn nội dung ý kiến: Không có khó khăn nào là không tìm ra cách giải quyết nhưng sẽ không thể tìm ra cách giải quyết những khó khăn đó nếu ta không hết sức cố gắng vì nó.
- Bàn luận, chứng minh:
+ Khi đứng trước những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, chúng ta thường nghĩ đó là sự bế tắc, đường cùng. Nhưng thực ra, đó chỉ là rào cản tạm thời để thử thách ý chí, nghị lực con người. 
+ Mỗi người đừng tự đẩy mình vào bế tắc, phải luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng để vượt qua khó khăn.
+ Ý chí, nghị lực, sự tự tin, bản lĩnh, dũng cảm...sẽ giúp chúng ta chiến thắng mọi khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
+ Đề cao những người luôn biết cố gắng vượt qua khó khăn và phê phán những người chưa cố gắng đã vội nản lòng, bỏ cuộc.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu	
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đề 20 : I. ĐỌC HIỂU 
Đọc đoạn trích dưới đây:
 	Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những vất vả, thách thức dành cho tất cả chúng ta. Và đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách đó. Hãy hướng về phía trước. Bạn đừng vội nản chí, mỗi lần vượt qua một khó khăn, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Và cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Sau cùng, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm. 
 	Ai cũng muốn công việc của mình được suôn sẻ, không gặp rắc rối nào cả. Thế nhưng, khó khăn lại thường xảy ra vào những lúc không ngờ nhất. Trước khó khăn, nhiều người thường than thân trách phận sao mình bất hạnh đến vậy. Chỉ mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản. Ngược lại, có những người lại xem khó khăn xảy đến là cơ hội, là thử thách, như lẽ thường của cuộc sống. Họ luôn có niềm tin vào một viễn cảnh tươi sáng và sẵn sàng đương đầu, thách thức với chúng và quyết tâm phải vượt qua.
(Theo, https://muonthanhcongthidungngainhungkhokhan)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là gì?
Câu 2. Thái độ của người viết đối với những người mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản. 
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào khi nói: khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm. 
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: Mỗi khó khăn chính là một cơ hội tiềm ẩn không? Vì sao?
II. LÀM VĂN 
Câu 1. 
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người. 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
2
- Thái độ của người viết là phê phán những người thiếu ý chí, dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thất bại.
3
- Khó khăn giúp con người trưởng thành hơn về ý chí, nghị lực khi đối mặt với những thử thách.
- Con người sẽ có thêm những kinh nghiệm, bài học và đặc biệt họ sẽ biết cách vượt qua khó khăn.
4
- Học sinh có thể trả lời có/không và lý giải thuyết phục.
II
LÀM VĂN
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người. 
1
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: Khó khăn là những trở ngại, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống. 
- Bàn luận, chứng minh: Ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người. 
+ Nếu xem khó khăn như một chướng ngại việc vượt qua chướng ngại ấy có nghĩa là bạn có cơ hội chứng tỏ được năng lực của mình. 
+ Khó khăn là một thách thức mà con người cần phải vượt qua nó để vươn tới ước mơ, khát vọng của mình. 
+ Khó khăn càng lớn thì thành công sẽ càng ngọt ngào.
+ Khó khăn sẽ là cơ hội để con người rèn luyện nghị lực, ý chí và lòng can đảm khi đương đầu với những thách thức của cuộc sống. 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu	
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đề 21 : I. ĐỌC HIỂU 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hi vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hi vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được Hi vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc
          Hi vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó
          Hi vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được 
          Hi vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa Hi vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động Và hi vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất
          Đừng bao giờ mất hi vọng!
          (Trích, Luôn mỉm cười với cuộc sống - NXB Trẻ)
Câu 1. Hình ảnh hi vọng được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào?
Câu 2. Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng gì?
Câu 3. Anh/chị có cho rằng: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được không ? Vì sao?
Câu 4. Thông điệp mà Anh/chị tâm đắc nhất trong văn bản là gì? 
II. LÀM VĂN
Câu 1. 
Dựa trên thông tin của văn bản Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Hình ảnh hi vọng được tác giả miêu tả qua những từ ngữ: tuyệt diệu. cong, xoắn, nó khuất đi, nó tan vỡ
2
- Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng: Làm cho văn bản thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn; Tăng tính liên kết giữa các câu trong văn bản; Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hi vọng trong cuộc sống của mỗi con người. Hi vọng là điều kỳ diệu, là điểm tựa để đưa con người vượt qua những khó khăn thử thách hướng đến những điều tốt đẹp ở phía trước.
3
- Đồng ý với ý kiến: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được.
- Vì cuộc sống nhiều khó khăn và thử thách, nhờ hi vọng mà ta có được năng lượng để duy trì cuộc sống. Hi vọng tạo ra niềm tin, ý chí, động lực, lòng can đảm; Hi vọng sẽ giúp con người sống lạc quan, yêu đời, chiến thắng nghịch cảnh.
4
- Thông điệp tâm đắc nhất: Đừng bao giờ mất hy vọng!. Vì mất hi vọng chúng ta sẽ mất năng lượng và động lực sống. Hãy nuôi hi vọng mỗi ngày, tạo động lực và hành động mỗi ngày để sống lạc quan.
II
LÀM VĂN
1
Viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của “hi vọng” trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Hi vọng là chìa khóa thành công của mỗi người. 
- Hi vọng mang đến cho cuộc sống này nhiều ý nghĩa. 
- Hi vọng tạo cho con người động lực để sống, để tồn tại. Nó cũng tạo cho con người niềm tin, sự lạc quan hướng đến thế giới của tương lai.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu	
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đề 22 : I. ĐỌC HIỂU 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2)Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3)Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(Theo, 
Câu 1. Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác ?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)
Câu 3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó
II. LÀM VĂN 
Câu 1. 
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Đoạn (2) có thể hiểu là: Chính chúng ta lựa chọn và quyết định để làm nên một tâm hồn tốt đẹp hay u ám; Mỗi người phải nỗ lực làm đẹp cuộc sống, tâm hồn của mình; đừng nên trông chờ vào người khác.
2
- Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa:
+ Hướng con người tới những giá trị tốt đẹp; tránh xa những điều tối tăm, u ám.
+ Tâm hồn đẹp sẽ giúp chúng ta tự tin, yêu đời; nhận ra những điều giản đơn nhưng vô cùng ý nghĩa đối với tâm hồn.
3
- Biện pháp tu từ ẩn dụ (hạt giống tốt đẹp; cỏ dại xấu xa). 
- Tác dụng: làm tăng tính hình tượng, biểu cảm cho đoạn; chỉ ra những sự lựa chọn phải trái; đúng sai trong cuộc sống.
4
- Thông điệp tâm đắc nhất: Con người phải nỗ lực không ngừng để làm nên một cuộc sống tốt đẹp.
- Lý giải: Nhiều người vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải về hạnh phúc, giá trị sống đích thực mà quên mất đáp án tồn tại ngay trong họ; Cuộc sống và lòng người đang có nhiều biến đổi, nếu mỗi người biết tự ý thức làm đẹp tâm hồn cuộc sống này sẽ đáng yêu biết bao.
II
LÀM VĂN
1
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của việc “bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ về hậu quả của việc bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, hậu quả của việc bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Có thể theo hướng sau:
- Câu

File đính kèm:

  • doc40_de_van_doc_hieu_ngu_lieu_van_hoc_lop_9_nam_2019.doc