32 Đề đọc hiểu Ngữ văn vào Lớp 10 - Phần: Nghị luận xã hội

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

 Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(.) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?

 Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở ( ), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

 (Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

 

docx 112 trang linhnguyen 14/10/2022 29780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "32 Đề đọc hiểu Ngữ văn vào Lớp 10 - Phần: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 32 Đề đọc hiểu Ngữ văn vào Lớp 10 - Phần: Nghị luận xã hội

32 Đề đọc hiểu Ngữ văn vào Lớp 10 - Phần: Nghị luận xã hội
ít bà mẹ òa khóc khi con bị cô giáo đuổi ra khỏi đội danh dự của trường hay bị trượt trong kỳ thi hát, vẽ gì đó. Tôi cũng gặp không ít lời than thở khi bố mẹ bị cô giáo chê bai con thẳng thừng vào mặt. Nhiều bé về bị ăn đòn. Nhiều bố mẹ lại nói xấu giáo viên ngay trước mặt con vì... tức quá.
Rõ ràng, ai cũng từng có những thất bại trong cuộc đời. Vậy, nên có thất bại, hay chỉ cần thành công? Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công. Có thật là mẹ thành công? Nếu không biết rút kinh nghiệm cho lần đó, thất bại sẽ chỉ là mẹ thất bại và còn kéo theo một vài tính xấu nữa như là bao biện.
Vì thế, dạy con đối mặt thất bại sẽ giúp trẻ dũng cảm nhìn nhận mọi việc, đánh giá chính xác khách quan, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình
TS Vũ Thu Hương (Nguồn https://infonet.vn/doi-tuyen-vn-dung-buoc-o-vong-18-va-cach-day-tre-chap-nhan-thua)
1. Giữa bóng đá và dạy con có điểm gì tương đồng được thể hiện trong văn bản?
2. Những hiện tượng không chấp nhận sự thất bại được tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì? 
3. Theo anh/ chị, tính xấu bao biện có tác hại như thế nào?
4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công hay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “đối mặt thất bại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu. 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM	
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3,0
1
Giữa bóng đá và dạy con có điểm tương đồng được thể hiện trong văn bản: dũng cảm chấp nhận "thua" cũng là cách lớn lên sau mỗi thất bại.
0, 5
2
 Những hiện tượng không chấp nhận sự thất bại được tác giả đề cập đến trong đoạn trích là: những đứa trẻ bỏ nhà chỉ vì bị bố mẹ mắng chửi vì không vào được trường cấp ba như ý; bà mẹ òa khóc khi con bị cô giáo đuổi ra khỏi đội danh dự của trường hay bị trượt trong kỳ thi hát
0,5
3
HS trả lời theo quan điểm riêng miễn là hợp lí. Gợi ý:
- Bao biện sẽ làm người gặp thất bại không nhận ra nguyên nhân do chính mình sai phạm mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan;
 - Bao biện không làm nên thành công.
1,0
4
Học sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm: Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công ?
- Đồng tình: sau một thất bại là tìm ra những bài học kinh nghiệm. Một khi nhìn nhận thất bại như một cơ hội hiếm có thì nó chắc chắn sẽ mang lại nhiều thay đổi. Thất bại không hề trái ngược với thành công, nó là một phần của thành công.
- Không đồng tình: Có khi thất bại chỉ là thất bại nếu con người có thói bao biện, không nhận ra sai lầm, thậm chí càng lún sâu vào sai lầm.
- Có phần đồng tình/ có phần không đồng tình: kết hợp 2 lí giải trên.
1,0
II
Làm văn
7,0
1
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức về đoạn văn: 
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc “đối mặt thất bại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận 
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ 
- Giải thích: Thất bại là việc không đáp ứng được mục tiêu mong muốn hoặc dự định. Đối mặt thất bại là một thái độ sống đúng đắn, thể hiện cách ứng xử của con người trước sự thật đau lòng dù mình không mong muốn.
- Bàn luận ý nghĩa:
+ Đối mặt thất bại rèn cho con người tinh thần dũng cảm, ý nghí, nghị lực phi thường;
 + Đối mặt thất bại tạo cho con người có sức mạnh tinh thần để vươn lên hơn nữa, mới có thể đạt được những gì mình mong muốn, thực hiện được những khát vọng của bản thân.
 + Đối mặt thất bại trở thành cơ hội để sửa chữa sai lầm từ những bài học kinh nghiệm đã được rút ra.
- Phê phán biểu hiện tiêu cực sau thất bại: Nếu thất bại mà lại thất vọng, bi quan, chán nản thì ta dễ bỏ cuộc và sẽ chẳng đạt được bất cứ thành công. 
- Bài học nhận thức và hành động phù hợp: 
 + Về nhận thức: hiểu được giá trị của việc đối mặt thất bại trong đời sống;
+ Về hành động: học tập và rèn luyện, sẵn sàng đón nhận thất bại và tìm mọi cách để vươn đến thành công; thắng không kiêu, bại không nản
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 
0,25
ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
	Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.
	Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.
	Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.
	Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.
	(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, 
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra cách con người đi đến ước mơ của mình được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về cách thức đạt đến ước mơ để quyết định “đẳng cấp” nhân cách của mỗi người.
B. Đáp án và thang điểm
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. (0,5 điểm) 
Con người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng.
Câu 2: (0,5 điểm) 
Điều sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người là: phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người. 
Câu 3: (1,0 điểm) 
Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến. Tác giả nói như vậy vì:
- “Tầm gửi” là lối sống dựa dẫm vào người khác, là những người kém bản lĩnh, bất tài.
- Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” là những người có lòng tự trọng, có ý thức về giá trị bản thân, luôn nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích. 
Câu 4. (1,0 điểm)
	- Nỗ lực thực hiện ước mơ bằng chính khát vọng và khả năng của bản thân.
	- Tự tin, tự trọng làm nên giá trị con người.
II. LÀM VĂN
Câu 1. (2,0 điểm) 
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận. (0.25 điểm).
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cách thức đạt đến ước mơ để quyết định “đẳng cấp” nhân cách của mỗi người. (0,25 điểm).
c. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: (1,0 điểm)
 - Ước mơ là mong muốn đến những điều tốt đẹp ở tương lai. “Đẳng cấp” nhân cách chỉ mức độ cao về bản lĩnh, đạo đức, nhân cách của một con người. Cách thức thực hiện ước mơ của mỗi người sẽ cho thấy bản lĩnh, đạo đức, lối sống và giá trị đích thực của người đó.
- Ước mơ hiện diện trong tất cả các lĩnh vực có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ có ước mơ con người có thể chinh phục tự nhiên, cải thiện đời sống, tạo nên những thành tựu về khoa học và công nghệ, làm nên cuộc sống tốt đẹp hơn... Thực tế cho thấy có nhiều cách thức để thực hiện những mong ước như tự thân theo đuổi mục tiêu đúng đắn, rèn luyện ý chí và nghị lực, nỗ lực phấn đấu không ngừng, tương tác trí tuệ tập thể Nhưng cũng có trường hợp dựa dẫm, ỷ lại vào các mối quan hệ, dùng vật chất đánh đổi... 
- Cách thức chính đáng để chinh phục ước mơ không chỉ làm nên vinh quang và giá trị của ước mơ mà còn thể hiện sự trung thực, trong sáng, tài năng, ý chí... là biểu hiện của nhân cách, bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức ở con người.
	-Từ đó, biết phê phán thói dựa dẫm, ỉ lại, thụ động, không có ước mơ, hoài bão; Cần sống có ước mơ và dám ước mơ. Tự trọng, tự tin khi thực hiện ước mơ của mình. 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0,25 điểm).
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm)
ĐỀ 17
Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
       “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế
      Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã  trao nhầm đối tượng. 
(...) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...”
(Trích“ Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn www.vietgiaitri.com, 04/6/2015)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 
Câu 2 ( 0,5 điểm): Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? 
Câu 3(1,0 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? 
Câu 4(1,0 điểm): Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên?
Phần II: Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chịhãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về vai trò của niềm tin trong cuộc sống
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU
1
Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
0,5
2
- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau: “Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai;về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân; một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã  trao nhầm đối tượng”để khẳng định“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”
0,5
3
Học sinh trả lời được một trong ba phép tu từ sau:
* Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp CTNP); đối lập (tia nắng...đã lên><giọt lê....rơi).
* Tác dụng: - Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh
- Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa....
1,0
4
Hs có thể trả lời nhiều cách như : Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ; đứng dậy sau khi vấp ngã để có cuộc sống tươi đẹp trong tương lai; có niềm tin vào cuộc sống
1,0
II.
LÀM
VĂN
1
Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo được những  yêu  cầu  sau:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: có thể trình bày theo cấu cấu trúc diễn dịch, quy nạp
0,25
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; Sau đây là một số gợi ý.
0,25
- Nêu vấn đề nghị luận.
0,25
-Niềm tin là hi vọng của con người vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống. 
- Chỉ khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời thì những điều tốt đẹp mới có thể xuất hiện.
- Chỉ khi giữ được niềm tin thì con người mới tạo nên kì tích, và hơn nữa, mới có thể thư thái và hạnh phúc dù ở trong nghịch cảnh.
- Niềm tin là điều quan trọng nhưng nên tùy trường hợp để vận dụng, không nên đặt niềm tin mù quáng, thiếu căn cứ bởi điều đó sẽ phản tác dụng, sẽ đem đến sự hoài nghi, phủ nhận tất cả, sống thiếu lí tưởng sau này. 
- Để giữ được niềm tin, giữ được sự tồn tại của những giá trị tốt đẹp, cần có một cái nhìn sáng suốt, đặt niềm tin đúng chỗ. Hơn nữa cần phải có lập trường kiên định, có niềm tin đủ lớn, và đặc biệt cần sống một cách nhân văn, tự tạo nên những điều tốt đẹp để tỏa bóng cho mình và cho đời.
- Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những người sống quá thực dụng, chẳng hề có niềm tin, những người ngây thơ đến ấu trĩ thì vẫn có những người có lí tưởng, có niềm tin và chính họ đã định hướng cho sự phát triển của xã hội.
1,25
ĐỀ 18
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm ) 
 Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
 “Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
 () Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm”.
 (Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, dẫn theo http:// tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? 
Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú trên lại không muốn để lại nhiều của cải cho con cái ?
Câu 3. Anh/ chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” nghĩa là gì ? 
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần Đọc hiểu: “Có người nói rằng, . Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” không ? Vì sao ? 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói của Bill Gates thể hiện ở phần Đọc hiểu: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội”.
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
 I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận.
0,5
2
Những người cha giàu có như Pang-Lin và Bill Gates không muốn để lại nhiều của cải cho con vì họ quan niệm rằng:
- Nếu con cháu họ tài giỏi, chúng sẽ tự kiếm tiền. Nếu chúng kém cỏi thì của cải có sẵn chỉ làm hại thêm cho chúng (lười biếng, ỷ lại, sa vào các tệ nạn xã hội,)
- Lao động là trách nhiệm của mỗi con người không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn để góp phần thúc đẩy xã hội.
0,5
3
- Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình:Chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hành động, sự trưởng thành về trí tuệ và nhân cách của chính mình.
- Năng lực để tự chịu trách nhiệm bao gồm: Tri thức (hiểu biết về thế giới, kiến thức chuyên môn), khả năng lao động, sáng tạo và đạo đức (lòng trung thực , nghị lực sống, quan niệm sống đúng đắn,)
 0,5
0,5
4
- Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân (đồng ý/ không đồng ý), có phân tích, lí giải cụ thể, thuyết phục về quan điểm của mình. Dưới đây là một vài gợi ý: 
+ Đồng ý:
- Chỉ hai thứ ấy là đủ: Con cái sẽ sống cuộc sống của chính mình không phụ thuộc vào người khác và không sống cuộc sống do người khác sắp đặt, đường đời con cái có thể vấp ngã nhưng phải tự đứng dậy, đương đầu,... Đó là sự tự do, sự trải nghiệm và trưởng thành quý giá mà cha mẹ ban tặng.
- Ngược lại đứa con được bao bọc sẽ trở nên yếu đuối không thể vững bước trên đường đời, sớm ngã gục trước phong ba và sẵn sàng phung phí mọi của cải vật chất không phải do mình làm nên.
+Không đồng ý: Cuộc sống con người vô cùng phức tạp, không phải chỉ có hai thứ trên mà đảm bảo cuộc sống , con người rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ về kinh tế vật chất,
+ Học sinh có thể kết hợp hai quan điểm trên và lý giải thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm tối đa.
1,0
II
LÀM VĂN
1
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
2,0
a.Yêu cầu về hình thức: 
- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 chữ, đảm bảo kết cấu của đoạn văn (có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), trình bày được hiểu biết, suy nghĩ đúng đắn, tích cực.
- Hành văn chặt chẽ, trong sáng, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo một số nội dung chính sau:
c. Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận nêu ra trong phần Đọc hiểu: Dẫn ý, nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiều ý nghĩa: “Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc để thúc đẩy xã hội.
0,25
* Giải thích:
- Con người khẳng định sự tồn tại của mình qua lao động, khẳng định sự trưởng thành của mình qua tính tự lập và phải tự kiếm sống. Không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần để thúc đẩy xã hội: Sống tự lập đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
- Câu nói trên nhắc nhở con người phải có ý thức trách nhiệm với bản thân, lấy lao động làm động lực để tạo nên cuộc sống cá nhân và góp phần làm thay đổi xã hội.
0,5
* Phân tích, chứng minh: Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục, dưới đây là một hướng giải quyết:
- Tự kiếm sống giúp con người tăng cường sự tự tin trong công việc, tự quyết định nhiều vấn đề cho bản thân mà không bị phụ thuộc vào người khác.
- Có tự kiếm sống, tự lao động , con người mới biết trân qúy giá trị lao động.
- Có tự kiếm sống, tự lao động, con người mới biết tự nếm trải những khó khăn thử thách, biết rút ra nhiều kinh nghiệm , từ đó có thêm nhiều kỹ năng sống, tự tin, bản lĩnh, biết xử lý tình huống trước cuộc sống phức tạp, muôn màu.
0,5
* Bình luận: 
- Cha mẹ phải quan tâm con cái nhưng không nên giám sát con 24/24 mọi nơi mọi lúc mà phải dạy con biết sống tự lập, để cho con có cuộc sống riêng tư nhiều hơn, biết tự chịu trách nhiệm trước quyết định và hành động của mình.
- Phê phán những bậc cha mẹ, bao bọc con quá mức khiến con không thể trưởng thành,Phê phán những người sống ỷ lại, lười biếng, chủ quan. Hậu quả: trở thành người sống lệ thuộc vào người khác, dù đó là người thân. Họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội
 0,25
* Bài học nhận thức và hành động :
- Nhận thức được vai trò, sứ mệnh của gia đình đối với mỗi người: là mái ấm chở che, là cái nôi để ta trưởng thành, là nơi ta trở về, Biết lắng nghe, tiếp thu những lời răn dạy của cha mẹ, những người đi trước để trưởng thành, tr

File đính kèm:

  • docx32_de_doc_hieu_ngu_van_vao_lop_10_phan_nghi_luan_xa_hoi.docx