3 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)
Phần I. Đọc- hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 2.0 điểm
Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.
(Việt Quang – Trở lại thiên đường)
1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
2. Xét theo 4 kiểu câu chia theo mục đích nói đã học thì Câu văn : “ Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ”, thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn bằng 1 câu văn?
Phần II. Tập làm văn: 8.0 điểm
1. Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết đoạn văn ( 6- 8 câu) nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.
2. Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: 3 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)
ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II VĂN 8 Phần I. Đọc- hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 2.0 điểm Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ. (Việt Quang – Trở lại thiên đường) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Xét theo 4 kiểu câu chia theo mục đích nói đã học thì Câu văn : “ Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ”, thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Nêu nội dung chính của đoạn văn bằng 1 câu văn? Phần II. Tập làm văn: 8.0 điểm Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết đoạn văn ( 6- 8 câu) nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Hết ĐỀ 2 PHẦN I. PHẦN ĐỌC-HIỂU: 2.0 điểm Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. (Qùa tặng cuộc sống) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Xét về mục đích nói thì câu văn “ Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu”, thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3: Hãy viết lại thông điệp (ý nghĩa) của văn bản trên bằng một câu văn. Phần II. Tập làm văn: 8.0 điểm. Câu 1: Từ thông điệp của văn bản trên, em hãy viết đoạn văn 6-8 câu về tình mẫu tử. Câu 2: Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 2 Câu cầu khiến; vì: có từ hãy và mục đích khuyên nhủ. 0,5 3 Khuyên chúng ta hãy biết yêu thương, giúp đỡ người xung quanh bằng sự chân thành. 1.0 PHẦN II. TẬP LÀM VĂN 1 Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. - Nêu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương trong cuộc sống được gợi dẫn từ câu chuyện trên. *. Giải thích - Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. *. Bàn luận a) Biểu hiện của tình yêu thương: - Trong gia đình: - Trong xã hội: Câu chuyện trên như lời dạy tâm huyết của chúng ta về tình yêu thương đối với đồng loại. b) Ý nghĩa của tình yêu thương: - Sưởi ấm tâm hồn những con người đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. - Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; - Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa. *. Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. . Bài học nhận thức và hành động - Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống - Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời. 0,25 0,25 0,5 1.0 0,5 0,5 2 A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Ngắm trăng” là bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc. - Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm. B. Thân bài: Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác - Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị. - Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: + Thời gian: nửa đêm + Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xich. + Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa) ⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ. - Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”: + Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt. + Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn. Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác - Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác: + Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn. + Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng. - Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng + Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích + Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một long muốn giải phóng dân tộc. Luận điểm 3: Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc. - Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ C. Kết bài: - Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ là sự thành công về cả nỗi dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp. - Liên hệ, đánh giá: Liên hệ đến các bài thơ “Tức cảnh Pác Pó”, “Đi đường” để thấy được dù trong hoàn cảnh nào, những phẩm chát của Bác vẫn luôn sáng ngời. 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 ĐỀ 2 PHẦN I. PHẦN ĐỌC-HIỂU: 2.0 điểm Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. (Qùa tặng cuộc sống) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Xét về mục đích nói thì câu văn “ Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu”, thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3: Hãy viết lại thông điệp (ý nghĩa) của văn bản trên bằng một câu văn. Phần II. Tập làm văn: 8.0 điểm. Câu 1: Từ thông điệp của văn bản trên, em hãy viết đoạn văn 6-8 câu về tình mẫu tử. Câu 2: Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Phần I Điểm 1 Phương thúc biểu đạt chính của văn bản: tự sự 0,5 2 Câu cầu khiến, vì có từ nhờ và mục đích nhờ vả, đề nghị. 0,5 3 - Tình mẫu tử là thiêng liêng quí giá, hãy biết yêu thương, quan tâm đến mẹ khi còn có thể. 1,0 Phần II 1 *Giới thiệu vấn đề: tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng quí giá. *. Giải thích: - Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình. - Nó còn là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con. - Là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình. *. Vai trò của tình mẫu tử: - Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa. - Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống. - Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn. - Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân. * Vì sao? Vì người mẹ đã hi sinh cả đời vì con * Bài học: - Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ. Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ. Chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng với những giọt mồ hôi , hi sinh của mẹ, yêu thương và trân quý những phút giây còn có mẹ trên cõi đời này. 0,25 0,75 1.0 0,5 0,5 2 Như đáp án đề 1 ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II VĂN 8 Phần I: ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi làm gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. ( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) 2. Câu văn" Xin chớ bỏ qua." thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? Vì sao ? (0,5 điểm) 3. Nêu nội dung chính đoạn văn bằng một câu văn? (0,5 điểm) 4. Em hiểu « theo điều học mà làm » nghĩa là gì ? (0,5 điểm) Phần II. TẬP LÀM VĂN : 8 điểm Từ nội dung của văn bản có chứa đoạn trích, hãy viết một đoạn văn (6- 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về phương pháp học đi đôi với hành. (3,0điểm) Thuyết minh về một danh làm thắng cảnh mà em biết. (5,0 điểm) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Phần/Câu Đáp án Điểm Phần I. Phần II Câu 1 1. Văn bản" Bàn luận về phép học". Tác giả Nguyễn Thiếp. 0,25 0,25 2.Kiểu câu: Cầu khiến. Vì: +Mục đích: Đề nghị + Có từ cầu khiến: “Chớ” 0,25 0,25 Nội dung: Đề xuất của tác giả về những phương pháp học đúng đắn và tác dụng của nó. 0,5 Nghĩa là: Phương pháp học đi đôi với làm 0,5 .* Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt. * Yêu cầu kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau: - Có nhiều phương pháp học tập hiệu quả trong đó có phương pháp học đi đôi với hành như Nguyễn Thiếp đã nói" theo điều học mà làm" - Học là quá trình tiếp thu tri thức, hành là vận dụng tri thức vào giải bài tập, vào thực tiễn cuộc sống. - Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ cho nhauHành giúp cố cố chắc chắn lí thuyết, lí thuyết soi đường cho “hành”. Học mà không hành thì chỉ lí thuyết suông. Hành mà không có lí thuyết, con đường đi sẽ lâu có kết quả thực tiễn và thậm chí trở thành kẻ phá hoại. - Phương pháp học tập này làm cho người học nhớ kiến thức tốt hơn, tránh được cách học vẹt, học lí thuyết suông. - Cần tích cực vận dụng phương pháp học tập này 0,25 0,25 0,5 1,0 0,5 0,5 Câu 2 Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được tư chất văn chương. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả... Về kiến thức: Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản phải đảm bảo các nội dung sau: *Mở bài: - Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu. - Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó. 0.5 * Thân bài: a) Giới thiệu khái quát: - Vị trí địa lí, địa chỉ - Diện tích - Phương tiện di chuyển đến đó - Khung cảnh xung quanh b) Giới thiệu về lịch sử hình thành: - Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành - Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có) c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật - Cấu trúc khi nhìn từ xa... - Chi tiết... d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với: - Địa phương... - Đất nước... 1.0 1.0 1.0 1.0 * Kết bài: - Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh. - Nêu cảm nghĩ của bản thân. 0.5
File đính kèm:
- 3_de_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_8_co_huong_dan_cham.docx