243 đề văn nghị luận xã hội

Mối quan hệ giữa các LĐ trong bài văn NL.

Giữa các LĐ cần phải:

-Liên kết chặt chẽ với nhau.

-Có sự phân biệt rạch ròi với nhau (không được trùng lặp hoặc chồng chéo

lên nhau).

-Sắp xếp theo một trình tự hợp lí: LĐ nêu trước chuẩn bị làm cơ sở cho LĐ

nêu sau, còn LĐ nêu sau dẫn đến LĐ kết luận.

-Sắp xếp sao cho người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận: Từ cái dễ đến

cái khó, từ cái quen thuộc đến cái mới lạ, từ cái ở mức độ thấp đến ở mức độ

cao.

Ví dụ: Văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí

Minh:

-Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

-Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu

nước của dân ta.

-Đồng bào ta ngày nay rấy xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước;

-Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước thành những hành

động yêu nước.

pdf 422 trang linhnguyen 20/10/2022 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "243 đề văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 243 đề văn nghị luận xã hội

243 đề văn nghị luận xã hội
i sinh của mẹ, có những
thái độ, việc làm sai trái với mẹ
4.Liên hệ bản thân.
Để thể hiện tình yêu và lòng biết ơn mẹ của mình, em đã làm những gì ?
*****
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
202
Đề 117. Về một người đã cho em cuộc sống.
-Cần làm rõ: Người mang lại cho em cuộc sống là ai ? Người đó đã cho em
những gì ?
-Suy nghĩ, nhận thức của em đối với người đã cho em cuộc sống.
-Đánh giá về ý nghĩ cuộc sống, sự trân trọng giá trị cuộc sống mà em đang
được hưởng.
-Liên hệ rộng ra với truyền thống dân tộc: Đức hi sinh và đạo lí “Uống
nước nhớ nguồn”.
-Thể hiện lòng biết ơn của em bằng những suy nghĩ và hành động cụ thể.
*****
Đề 118. Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất nát lớn nhất trong
cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn
sống” ? (Noóc –man Ku-sin).
Em hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
A.Mở bài:
-Trình bày ngắn gọn nội dung vấn đề: Cái chết là một trong những vấn đề
thu hút sự quan tâm của loài người nhiều nhất. Từ xưa, con người đã luôn tìm
hiểu và mong muốn chế ngự cái chết. Phần đông nhân loại coi cái chết là điều
đáng sợ nhất trên thế gian này.
-Giới thiệu và trích dẫn câu nói của Noóc –man Ku-sin: có thể nhấn mạnh
sự sâu sắc trong quan niệm của Noóc –man Ku-sin khi ông quan niệm: “Cái
chết không phải là điều mất nát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất
là bạ để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.
B.Thân bài:
1.Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định:
-Cái chết không phải là mất mát lớn nhất: Chết là chấm dứt sự sống, chấm
dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Chết là phải xa rời mãi mãi những gì
mình gắn bó, yêu thương; là chìm vào hư vô, quên lãng Vì thế, con người
vẫn coi cái chết là mất mát lớn nhất. Nhưng theo Noóc –man Ku-sin, cái chết
không phải là điều đáng sợ trong cuộc sống của con người. Trên thực tế, có
những trạng thái tồn tại còn khiến con người bất hạnh hơn chết.
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
203
-Trong đó, điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn đang sống:
Đó là tâm hồn chai sạn, không có khả năng rung động trước cuộc đời; không
còn biết đau khổ, hạnh phúc hay khao khát điều gì; không còn ước mong sáng
tạo và niềm hi vọng ở tương lai Họ đã đánh mất cuộc đời ngay khi cái chết
còn chưa tới.
2.Bàn luận mở rộng ý nghia của vấn đề:
-Vì sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất ?
Ai cuối cùng cũng phải chết – đó là quy luật (sinh – lão – bệnh – tử).
Nhưng cái chết không phải là dấu chấm hết, không phải là điều đáng sợ nhất
đối tất cả mọi người. Có nhiều người đã xa khuất chúng ta cả trăm năm, ngàn
năm mà vẫn không chìm vào quên lãng. Trái lại, họ vẫn sống trong niềm
ngưỡng mộ và biết ơn của nhân dân, đất nước; gia đình, người thân. Những
chiến sí cách mạng, khi lựa chọn một lí tưởng sống cao đẹp đã coi cái chết
nhẹ tựa lông hồng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Cái chết đã không
thể xóa nhòa được hình ảnh của những anh hùng dân tộc như Võ Thị Sáu,
Trần Thị Lí, Nguyễn Văn Trôi Trong xóm làng, có những con người bình
thường mà khi cái chết đưa họ đi xa, người ở lại vẫn luốn nhắc nhở về họ đã
sống nhân ái, nghĩa tình. Ngay trong gia đình chúng ta, một người thân yêu
nào đó dẫu qua đời vẫn để lại niềm thương, nôi nhớ Như thế, cái chết
không phải là điều mất mát lớn nhất của con người.
-Vì sao sự tàn lụi của tâm hồn còn đáng sợ hơn cái chết ?
Vì trạng thái tàn lụi ấy giết chết con người ngay khi họ còn đang sống. Có
những con người vẫn đi lại, ăn uống, thở hít khí trời; vẫn làm việc nhưng
tâm hồn trống rông: không niềm vui, nôi khổ; không có sự bất bình; không
ước mơ, hi vọng Nhiều người có khả năng tạo lập cho mình một cuộc sống
thoải mái, đầy đủ tiện nghi nhưng chỉ biết đến mình. Họ thờ ơ, dửng dưng, vô
cảm trước mọi sự xung quanh. Họ chỉ “tồn tại” chứ không biết “sống” (với họ
sống là để ăn). Một chiếc lá rơi, vài tia nắng sớm, chút gió heo mây thoảng
nhẹ lúc đầu thu và khung trời xanh trong vời vợi, hương thơm của một loài
hoa không khiến họ biết mỉm cười. Nụ cười trẻ thơ, ánh mắt của những
người đang yêu, vòng tay dịu dàng của người mẹ, người vợ không làm trái
tim họ bồi hồi, xao xuyến. Họ không rơi nước mắt khi chứng kiến nôi buồn
đau, bất hạnh của đồng loại. Họ sống mà như đã chết – “sống mòn”. Và dĩ
nhiên, khi họ ra đi, họ chẳng để lại dấu ấn nào trong tâm hồn những người
đang sống. Những con người như thế đã đánh mất cuộc sống quý giá của
mình ngay khi cái chết chưa chạm đến họ.
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
204
Đáng sợ hơn là sự tàn lụi tâm hồn của những kẻ bất chấp mọi điều để giành
lấy cho mình một cuộc sống an nhàn, sung sướng. Thời chiến tranh, họ sắn
sàng phản bội đồng đội, nhân dân, đất nước để được tồn tại. Thời bình, họ
sẵn sàng làm ăn gian dối, lừa đảo, tham nhũng để vơ vett cho đầy túi tham;
rồi có những kẻ tàn phá thiên nhiên đến không thương tiếc. Như thế, dù họ có
giàu có về tiền của nhưng tâm hồn, nhân cách của họ đã lụi tàn, đã chết hẳn.
Ngay cả trong giới trẻ hiện nay, cũng không ít biểu hiện của sự tàn lụi,
trống rông về tâm hồn. Nhiều bạn không xác định được mục đích sống cho
mình nên thụ động, chán nản trong học tập. Nhiều thanh niên chỉ biết dựa vào
cha mẹ, phung phí thời gian và tiền bạc. Không ít bạn trẻ sa đà vào lối sống
trụy lạc, làm tha hóa con người. Tuổi thanh xuân đẹp đẽ của họ trôi qua một
cách vô nghĩa, trong khi con đường phía trước còn rất dài và đòi hỏi sự nô lực
không ngừng
3.Liên hệ bản thân và lời khuyên cho mọi người, nhất là các bạn trẻ.
-Em tự thấy tâm hồn mình có bị “tàn lụi” không ? Em làm cần làm gì để
không rơi vào trạng thái “tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” ?
-Lời khuyên của em với mọi người: Đừng để Hãy để
C.Kết bài:
Phải sống tích cực. Sống có ý nghĩa. “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi
tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí.” ( lời Pa-
ven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”).
*****
Đề 119. Ô-trốp-xki từng nói : “Hãy biết sống ngay cả những khi cuộc
sống trở nên không chịu đựng nổi”.
Dựa vào ý của Ô-trốp-xki, hãy viết một bài nghị luận khuyên các bạn:
Không nên vì gặp chuyện buồn mà từ bỏ cuộc sống.
Vấn đề cần bàn luận: Quan niệm về giá trị của cuộc sống và thái độ trước
cuộc sống.
1.Khi nào thì cuộc sống trở nên không chịu đựng nổi ?
-Khi có khả năng nhận thức, môi người đều có thể nhận ra vô số những áp
lực từ cuộc sống: công việc, trách nhiệm, quan hệ trong đời sống. Những áp
lực ấy tạo cho ta những sự căng thẳng, mệt mỏi. Trong cuộc sống, khả năng
của môi người đều có hạn. Sự biến động không ngừng của cuộc sống, con
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
205
người xung quanh khi vượt quá mức khả năng kiểm soát sẽ dễ khiến môi
người có cảm giác bi quan.
-Cuộc sống có thể đem đến rất nhiều những rủi ro (con người có thể gặp rất
nhiều những rủi ro) từ công việc, từ cuộc sống, từ tình cảm khiến con người
cảm thấy buồn rầu, đau khổ.
-Sự căng thẳng, mệt mỏi, cảm giác chán nản, bi quan, nôi buồn rầu, đau
khổ khi vượt quá giới hạn chịu đựng sẽ trở thành một gánh nặng tinh thần mà
con người không có khả năng kiểm soát, làm chủ nữa.
Nêu dẫn chứng
2.Vì sao hãy biết sống ngay cả khi cuộc sống trở nên không chịu nổi ?
-Dù thế nào thì cuộc sống vẫn chứa đựng và hứa hẹn những điều tốt
đẹp :
+Những giá trị quý giá luôn tồn tại và tiếp tục hình thành trong cuộc sống :
vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, vẻ đẹp của tâm hồn con người, vẻ đẹp và sự
quý giá của những tình cảm mà con người dành cho nhau – dù là của người
thân, bạn bè hay những người ta chưa từng gặp mặt song lại có sự đồng điệu
về tâm hồn.
+Môi ngày luôn có những điều bất ngờ để sự sống không bao giờ chán nản :
bất ngờ của một tình huống, của một mối quan hệ tình cờ có được, bất ngờ
của một niềm vui dù lớn lao hay bình dị, bất ngờ của một vẻ đẹp sự sống mà
ta tình cờ phát hiện ra Những điều bất ngờ sẽ khiến tâm hồn ta xao động,
say mê, để ta được run rẩy trong những cảm xúc vô cùng tươi mới.
Nêu dẫn chứng (Ta được bố mẹ, thầy cô, bạn bè,).
-Vì sao, con người cần được sống, cần phải sống và biết sống ?
+Được sống: Đó là quyền chính đáng, quyền thiêng liêng mà cha mẹ đã
mang lại, tạo hóa đã ban cho; đòi hỏi mọi người phải có khát vọng sống.
+Phải sống: Đó là trách nhiệm lớm lao với sự sống của mình; đòi hỏi một
nghị lực, bản lĩnh để sống và để tự khẳng định sự sống.
+Biết sống:Đó là ý thức về sự sống của mình; đòi hỏi sự hiểu biết để xác
định mục tiêu sống, cách sống để sự sống ấy là xứng đáng, có ý nghĩa.
3.Liên hệ bản thân và lời khuyên cho các bạn.
-Hãy yêu cuộc sống này !
-Dù kiệt sức thì sống vẫn hơn !
ÔNG GIÀ VÀ THẦN CHẾT
Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức,
đặt bó củi xuống rồi nói :
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
206
-Chà, giá Thần Chết đến mang ta đi có phải hơn không ?
Thần Chết đến và bảo :
-Ta đây, lão cần gì nào ?
Ông già sợ hãi bảo :
-Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.
(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)
*****
Đề 120. Đọc câu chuyện sau:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình,
liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính
cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ? Con là
Người thầy giáo già hoảng hốt :
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những
thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào
(Ngữ văn 9, học kì 1)
I.Em nhận xét gì về cách xưng hô và dùng từ xưng hô trong câu
chuyện ?
II.Câu chuyện đã gợi cho em suy nghi về tư tưởng, đạo lí gì ? Viết bài
văn nghị luận trình bày suy nghi của em về đạo lí này.
I. Nhận xét về cách xưng hô và dùng từ xưng hô trong câu chuyện.
-Cách xưng hô của vị tướng với thầy giáo cũ thể hiện thái độ kính cẩn và
lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo cũ.
Vị tướng tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng,
nhưng với thầy của mình, mình chỉ là học trò nên gọi thầy giáo cũ của mình là
“thầy” và xưng “con”. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là “ngài”
thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô.
-Cách xưng hô của vị tướng với thầy giáo cũ là bài học sâu sắc về đạo lí
“Tôn sư trọng đạo”.
II.Câu chuyện đã gợi tư tưởng, đạo lí “Tôn sư trọng đạo”.
A.Mở bài:
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
207
-Nước ta là một nước có nền văn hiến, có lịch sử lâu đời. Trong quá trình
phát triển, dân tộc ta đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp.
-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống đã có tự nghìn năm; được lấy
làm thước đo đạo đức của học trò mọi thời đại.
-Thái độ của chúng ta hôm nay đối với truyền thống ấy như thế nào?
B.Thân bài:
1.Giải thích truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
a. “Tôn sư” là thế nào?
-Kính trọng thầy, quý mến thầy.
-Theo quan niệm xưa: Nghe lời thầy dạy bảo, nhớ ơn thầy, chăm lo khi
thầy già yếu, cúng giô sau khi thầy qua đời.
-Thầy ở đây trước hết là thầy dạy chữ nhưng nhân dân ta còn mở rộng ý
nghĩa: thầy dạy nghề.
Từ đó những người thợ thủ công có vị tổ của nghề mình, có bàn thờ tổ,
thờ người thầy đầu tiên của nghề.
b. “ Đạo” là gì?
- Đó là việc học hành, là chữ nghĩa, kiến thức;
- Đó là đạo đức, đạo lí của con người.
c.Vì sao phải “trọng đạo”?
-Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang
được tâm hồn, trí tuệ.
-Có trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hòa thuận,
xã hội mới yên ổn, đất nước mới thịnh vượng.
-Không trọng đạo, con người thành xấu xa, gia đình rối loạn, xã hội sa
đọa, đát nước suy vong.
d. Mối quan hệ giữa “tôn sư” và “trọng đạo”
-“Trọng đạo” thì phải “tôn sư”, đó là lòng biết ơn phải có đối với người
có công. Bởi vậy ngày xưa, từ người dân thường đến bậc vua chúa đều tôn
kính thầy dạy của con:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
-Thầy không chỉ dạy chữ nghĩa, kiến thức, mà còn dạy đạo lí. Những
người thầy giáo mẫu mực về đạo đức có thể kể đến như: Chu Văn An,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Đình Chiểu,). Tôn sư là
“trọng đạo” của thầy.
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
208
- “Tôn sư” thì phải “trọng đạo”: kính thầy thì phải chăm lo học hành, giữ
cái đạo mà người thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy, làm vẻ vang cho thầy.
2.Bình luận
a. “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống
-Từ xưa, nhân dân ta rất quý trọng việc học hành. Người dân cho con đi
học nhiều khi không vì mục đích tiến thân mà cho con “có dăm ba chữ để làm
người”.
-Thầy giáo được cả xã hội quý trọng, được đặt vào một trong những vị trí
cao nhất: Quân – Sư – Phụ.
-Qua các thời kì lịch sử, nhân dân ta sẵn sàng chịu cực khổ, thậm chí hi
sinh tính mạng để “trọng đạo”. “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành một truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b.Truyền thống ấy cần giữ nhưng có bổ sung
-Phải hiểu “đạo” theo nghĩa rộng: Kiến thức và đạo lí của con người đối
với Tổ quốc, nhân dân. “Trọng đạo” bây giờ là phải chăm học, nắm vững kiến
thức, kĩ năng đồng thời tu dưỡng đạo đức để phục vụ Tổ quốc, nhân dân.
-Không câu nệ đến mức thầy bảo sao chỉ biết nghe vậy nhưng phải biết
vâng lời dạy dô, tôn trọng thầy ở trong lớp cũng như ở ngoài nhà trường, biết
ơn thầy và cách đền ơn tốt nhất là trở thành người có đức có tài.
-Truyền thống quý báu trên càng cần được đặc biệt đề cao lúc này vì
người đi học chưa thực sự coi trọng việc học, những lợi ích vật chất làm xói
mòn đạo đức của nhiều người; vị trí xã hội của người thầy bị giảm sút; những
thái độ sai đối với thầy giáo vẫn đang còn.
3.Chúng ta cần làm gì để thể hiện “Tôn sư trọng đạo” ?
-Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo
-Ăn nói lễ phép, kính trọng thầy cô..
-Phải biết ơn thầy cô.
-Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hôn láo với
thầy cô.
C.Kết bài:
-Sự sa sút của truyền thống “tôn sư trọng đạo” chỉ là một khủng hoảng
nhất thời.
-Truyền thống đó sẽ được khôi phục một cách đúng đắn, có tác động tích
cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Môi người phải có ý thức góp phần
khôi phục truyền thống đó.
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
209
Đạo lí “Tôn sư trọng đạo” mãi mãi là đạo lí cao đẹp của dân tộc ta, bất
luận thời cuộc thay đổi như thế nào đi chăng nữa!
*****
Đề 121. Suy nghi của em về lời khuyên sau:
“ Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá
khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong
từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình...”
(Bryan Dison).
1.Lời khuyên cho các bạn học sinh:
-Phải phấn đấu học tập từng khoảnh khắc để tạo dựng một tương lai vững
chắc cho mình, không thể để cho ngày tháng trôi qua lãng phí.
-Không tự mãn vào những thành tích học tập đã có trong quá khứ.
-Không nuôi ảo tưởng cho tương lai như: trông chờ ở người khác giúp đỡ,
chờ đợi một phép mầu, một sự may mắn bất ngờ
-Phải thử sức mình khi đem lí thuyết trong nhà trường ứng dụng vào thực
tế cuộc sống.
2.Từ lời khuyên trên, mỗi học sinh chúng ta cần hình thành quan
điểm tiến bộ, tích cực:
-Phải luôn chủ động, tự giác, năng động, sáng tạo và biết tận dụng thời
gian để học tập và thực hành.
-Tham gia tích cực mọi hoạt động bổ ích do nhà trường, đoàn thể, ban
ngành, xã hội phát động.
-Không nên thỏa mãn về những thành tích đã có của mình.
-Không lãng phí thời gian vào những đam mê vô bổ, có hại cho sức khỏe,
đạo đức.
-Không nên ỷ lại vào sự giàu có của gia đình mà không chuẩn bị cho mình
tri thức vững vàng và đạo đức cao đẹp để làm hành trang bước vào đời.
(Học sinh cần đưa những dẫn chứng để làm sáng rõ các luận điểm, luận
cứ đã nêu ra).
*****
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
210
Đề 122. Nhà thơ Tôn Nữ Thu Hồng có viết: “Hãy là hoa, xin hãy
khoan là trái”. Là người đang ở “tuổi hoa”, em có suy nghi gì về lời nhắn
nhủ trên ?
1.Giải thích:
“Hoa” là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp tươi tắn, rạng rỡ, trẻ trung, hồn nhiên,
trong sáng của tuổi học trò. “Trái” là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp chín chắn,
già dặn, từng trải, đã trưởng thành qua thời gian. Câu nói là một lời nhắn nhủ
tới “tuổi hoa”: hãy sống vô tư, hồn nhiên, trong sáng đúng với lứa tuổi của
mình.
2.Bàn luận, mở rộng vấn đề:
-Vì sao phải sống đúng với tuổi học trò ?
+Vì đó là tuổi đẹp đẽ và là lối sống đúng đắn, phù hợp với bản thân và
cuộc sống.
+Vì đó là quãng đời quý báu nhưng ngắn ngủi nên nếu không sống đúng
sẽ thiệt thòi, không gì bù đắp được.
-Sống đúng với tuổi học trò trong sáng, hồn nhiên là như thế nào ?
Đó là sống phù hợp với nhu cầu chính đáng của bản thân và yêu cầu của
gia đình, nhà trường, xã hội.
(Học sinh lấy dẫn chứng ở các phương diện: sinh hoạt, suy nghĩ, ứng xử,
trang phục, lời nói).
-Sống đúng với tuổi học trò thì cần phải làm gì ?
(Học sinh nêu ra những suy nghĩ của bản thân).
-Phê phán những hiện tượng “chín sớm”, “chín ép” ở lứa tuổi học trò:
Đua đòi, học và sống theo những điều chưa nên có, từ đầu tóc, trang phục, nói
năng, suy nghĩ, hành động,
-Tuy nhiên, sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của tuổi hoa không đồng
nghĩa với vô tâm, vô ý, hời hợt
3.Bài học nhận thức và hành động:
-Được sống hồn nhiên, trong sáng đúng với tuổi học trò là hạnh phúc của
môi người.
-Đời người chỉ được sống một lần, hãy sống sao cho sau này khỏi hối tiếc
vì đã sống hoài, sống phí những năm tháng của tuổi trẻ.
*****
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
211
Đề 123. Văn học và tình thương.
A.Mở bài:
-Vẻ đẹp của văn chương là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình
yêu thương: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người”
(Hoài Thanh).
-Văn học thực hiện những tình thương nào?
B.Thân bài:
1.Giải thích văn học và tình thương:
Văn học của dân tộc nào cũng đề cao lẽ sống yêu thương và căm thù phỉ
nhổ những kẻ chà đạp lên phẩm giá con người.
2.Chứng minh:
2.1.Văn học với tình thương con người.
a.Văn học ca ngợi những ai có lòng nhân ái “thương người như thể
thương thân”:
-Tình cảm xóm giềng:
+Ông giáo với lão Hạc (Nam Cao, “Lão Hạc”).
+Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Ngô Tất Tố, “Tắt đèn”); các em
bé nhỏ bên nhà hàng xóm với nhân vật Nhĩ (Nguyễn Minh Châu, “Bến quê”).
-Tình cảm gia đình: Thờ cha, kính mẹ, anh em phải thương yêu nhau như
chân với tay
+Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng, quên mình bảo vệ
chồng (Ngô Tất Tố, “Tắt đèn”).
+Tình cảm ông bà với con cháu: “Bếp lửa”, Bằng Việt; “Ngó lên nuộc lạt
mái nhà / Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” (Ca dao);).
+Tình cảm cha mẹ với con cái:
. Cha mẹ thương con: Lão Hạc thương con (Nam Cao, “Lão Hạc”).
. Con thương cha mẹ: Bé Hồng thương cảm, bênh vực, bảo vệ cho mẹ
(Nguyên Hồng, “Những ngày thơ ấu”);
-Tình cảm đồng loại, tính dân tộc:
Yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình, ca ngợi những con
người biết sống ân tình ân nghĩa
(Nêu dẫn chứng).
b.Văn học phê phán những kẻ độc ác, bất nhân, tấn tận lương tâm:
-Lí Thông lừa lọc, cướp công Thạch Sanh, dù được Thạch Sanh tha cho
nhưng vẫn bị trời trừng phạt.
243 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MAI VĂN NĂM
212
-Tội ác của thực dân Pháp đối với người dân các xứ thuộc địa (Nguyễn Ái
Quốc, “Thuế máu”).
-Tội ác của bọn quan lại vô trách nhiệm, vô lương tâm đối với người dân
hộ đê (Phạm Duy Tốn, “Sống chết mặc bay”).
-Nhân vật bà cô thâm độc đối với mẹ của chú bé Hồng (Nguyên Hồng,
“Những ngày thơ ấu”).
2.2.Văn học với tình thương muôn loài muôn vật.
Văn học bảo vệ, yêu thương môi trường, thiên nhiên như thế nào ?
(Nêu dẫn chứng).
3.Suy nghĩ của bản thân khi học các tác phẩm văn học ? Em vận dụng
những hiểu biết tình thương ấy vào cuộc sống như thế nào ?
C.Kết bài:
-Văn học đã khơi dậy tình cảm yêu ghét đúng đắn cho con người để con
người sống tốt đẹp hơn.
-Văn học sẽ mãi đồng hành cùng cuộc sống con người.
*****
Đề 124. Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và
nở ra những chùm hoa thật rực rỡ.
Hãy trình bày suy nghi của em từ hiện tượng trên.
1.Giải thích:
-“Một vùng sỏi đá khô cằn”: Môi trường sống khắc nghiệt, thiếu đi những
điều kiện để sự sống tồn tại và phát triển.
-“Cây hoa dại”: Loại cây yếu ớt, bé nhỏ, cũng là loại cây bình thường, vô
danh ít người chú ý.

File đính kèm:

  • pdf243_de_van_nghi_luan_xa_hoi.pdf