19 Đề thi Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có hướng dẫn chấm)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)“Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

 (2) Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. (3)Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. (4)Nhà họa sĩ già tặc lưỡi đứng dậy. (5) Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

 (6) Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! ”

 (Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

 Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả, năm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Gạch chân thành phần biệt lập trong câu(1). Đó là thành phần biệt lập nào? Tác dụng của thành phần biệt lập đó.

Câu 3 (1,0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên qua đoạn trích trên.

 

doc 92 trang linhnguyen 18/10/2022 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "19 Đề thi Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 19 Đề thi Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có hướng dẫn chấm)

19 Đề thi Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có hướng dẫn chấm)
- Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
+ Điểm 0,75: Câu trả lời rõ ràng, đưa ra được quan điểm biết đánh giá, bảo vệ được quan điểm của mình song lập luận chưa thật thấu đáo, thuyết phục.
+ Điểm 0,5: Câu trả lời rõ ràng, đưa ra được quan điểm, biết lập luận để bảo vệ được quan điểm của mình tương đối thuyết phục.
+ Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, mơ hồ, chưa đưa ra được quan điểm đúng đắn, chưa đánh giá, chưa bảo vệ được quan điểm của mình.
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời hoặc câu trả lời trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật mà xã hội quy định. 
1,0
II. 
Làm văn
1.
Viết đoạn văn nói về ý nghĩa của sự vị tha trong cuộc sống.
1.1. Yêu cầu chung 
Đảm bảo thể thức đoạn văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
1.2. Yêu cầu cụ thể:
a.
Đảm bảo thể thức đoạn văn. 
Học sinh trình bày đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề, có các câu phát triển chủ đề
- Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): Không đảm bảo thể thức đoạn văn.
0.25
b.
Xác định đúng vấn đề:ý nghĩa của lối sống vị tha
- Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): Không xác định không đúng vấn đề nghị luận.
0.25
c.
 Triển khai đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề.
* Đoạn văn có thể triển khai theo hướng sau:
- Giới thiêu vấn đề: lối sống vị tha.
- Vị tha: luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình.
- Vị tha là lối sống đẹp của mỗi con người. Bởi:
+ Trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. 
+ Khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, bình yên và hạnh phúc.
+ Sống vị tha sẽ giúp mỗi người có thêm những mối quan hệ tốt đẹp: “thêm bạn, bớt thù”. 
+ Vị tha là một cách ứng xử cao thượng, đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Phê phán những kẻ sống đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, vô cảm, nuôi dưỡng hận thù, không quan tâm đến những người xung quanh và chính mình.
- Khẳng định ý nghĩa của lối sống vị tha, khoan dung và rút ra bài học.
 (Học sinh lấy một dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, xác thực để chứng minh)
- Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa:
+ Điểm 0,75: Đảm bảo cơ bản các ý trên.
+ Điểm 0,5: Đảm bảo ½ các ý nêu trên.
+ Điểm 0,25: Viết chưa đúng trọng tâm, lan man. 
- Mức không đạt (0 điểm): Không viết hoặc viết không đạt bất cứ yêu cầu nào.
1.0
d.
 Sáng tạo
Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ sâu sắc về vấn đề lòng vị tha nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): Không có sự sáng tạo
0.25
e.
 Chính tả, ngữ pháp:
 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu không đúng ngữ pháp.
0.25
2.
1. Yêu cầu chung : Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2.2. Yêu cầu cụ thể:
5.0
a.
 Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận về đoạn thơ 
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
- Mức tối đa (0,5 điểm): Đạt các yêu cầu trên
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đạt được một số yêu cầu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
0.25
b.
Xác định đúng đúng vấn đề nghị luận: Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa và tình thương nhớ, lòng kính yêu, biết ơn của cháu với bà
- Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): Xác định sai đối tượng, kể câu chuyện khác.
0.25
c.
Triển khai vấn đề nghị luận
Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó (trong đó phải có các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng 
Bài làm có thể triển khai theo hướng sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Những suy nghĩ sâu sắc về người bà kính yêu, về bếp lửa và niềm thương nhớ của cháu.
2. Thân bài
a. Khái quát 
- Bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà. 
- Đoạn thơ cuối của bài thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về cuộc đời lận đận, gian khó của bà, về bếp lửa. Từ đó người cháu suy nghĩ về tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương, đất nước.	
b. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
- Tám câu thơ ở đầu đoạn thơ là những suy nghĩ sâu sắc của cháu về người bà kính yêu, về bếp lửa. Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời và lẽ sống của bà. 
+ “Lận đận”, “nắng mưa” gợi ra cuộc đời gian nan, vất vả của bà. 
+ Cụm từ “mấy chục năm” kết hợp với phó từ “tận”, “vẫn” chỉ thời gian dài. Trong suốt thời gian ấy đến nay “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. “dậy sớm” là “thói quen” nhưng đấy không phải là thói quen vô thức mà là trong ý thức của bà. Từ “giữ” đã khẳng định điều đó. 
+ Điệp ngữ “nhóm” với những ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao thêm, toả sáng dần:
Từ nhóm bếp lửa để xua tan thời tiết giá lạnh đến nuôi dưỡng “niềm yêu thương”; khơi dậy tình xóm làng và thắp sáng hoài bão, ước mơ tuổi trẻ... Bà “nhóm lửa” đâu chỉ bằng nhiên liệu mà bằng cả tấm lòng “ấp iu nồng đượm”. 
+ Nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc sự kỳ diệu, thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”. Bếp lửa luôn đi cùng hình ảnh người bà, tình bà ấm nóng. Bếp lửa và hình ảnh người bà thân yêu đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần ký ức không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
c. Tình thương nhớ, lòng kính yêu, biết ơn của cháu với bà
- Câu thơ tự sự “Giờ cháu đã đi xa” mở ra ý thơ ở các chiều không gian, thời gian, cảm xúc nhờ điệp từ “trăm” trong cấu trúc liệt kê “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cháu đã đi xa, biết nhiều, hiểu nhiều cuộc đời đổi thay theo hướng thật vui, thật đẹp... 
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
 - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
 “nhưng” mang ý nghĩa khẳng định, đó là lời hứa đinh ninh rằng dù ở nơi đâu cháu vẫn không quên quá khứ, không nguôi nhớ bà, nhớ một thời ấu thơ gian nan đói khổ mà ấm áp nghĩa tình. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, là tình cảm thuỷ chung tốt đẹp của con người Việt Nam xưa nay.
d. Đánh giá:
- Đoạn thơ là những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa. Bà là hiện thân của biết bao người bà, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam trong những năm kháng chiến: yêu nước, tảo tần, nhẫn nại, giàu đức hi sinh và đầy lòng yêu thương. 
- Nghệ thuật: 
+ Phương thức biểu đạt kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận. 
+ Hình ảnh người bà không được khắc hoạ trực tiếp mà bằng dòng hồi tưởng, suy ngẫm, bằng tình yêu, lòng biết ơn vô hạn của người cháu. 
+ Cách lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ vừa gần gũi, giản dị vừa có ý nghĩa biểu tượng cao.
+ Giọng thơ tâm tình, thiết tha, sâu lắng, xúc động chân thành. 
3. Kết bài
- Khẳng định thành công của bài thơ, đoạn thơ.
- Đoạn thơ đánh thức những kỉ niệm tuổi ấu thơ về bà trong mỗi người. 
- Mức tối đa (4,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa
+ Điểm 2,25 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ.
+ Điểm 1,25 đến 2,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên.
+ Điểm 0,5 đến 1,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên.
+ Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Mức không đạt (0 điểm):Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
4,0
0,5
3,0
0,5
d.
Sáng tạo:
- Mức tối đa (0,25 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (tạo tình huống, viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh. Biết bình giá, liên hệ hợp lí.
- Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
0.25
e.
 Chính tả, dùng từ, đặt câu:
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
-Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
Đề số 10
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề gồm 01 trang
Phần 1. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Câu 1. (0.5 điểm) Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2. (0.5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?
Câu 3. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong câu thơ sau và nếu giá trị biểu đạt của phép tu từ đó.
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Câu 4. (1.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của 2 câu thơ sau:
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
Câu 2 (5,0 điểm) 
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: 
"... Nhân dịp Tết một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế (...)
Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vé cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn"
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 185). 
Và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lệ Minh Khuê có đoạn: 
"Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần, Ngày nào Ít ba lần. Tôi cố nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chỉnh: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi,, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng."
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 118) 
 Cảm nhận về hai đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
**********HẾT***********
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 9
Hướng dẫn chấm gồm 05 trang
Phần I : Đọc – hiểu (3,0 điểm)
 Câu 1 (0,5 điểm)
a. Yêu cầu trả lời
- Đoạn văn trích từ tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (0,25 điểm)
- Tác giả: Huy Cận (0,25 điểm) 
b. Hướng dẫn chấm
- Mức tối đa (0,5 điểm): Bài làm đảm bảo yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm ): Bài làm chưa đảm bảo yêu cầu trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng nội dung hoặc không làm bài.
Câu 2 (0,5 điểm)
a. Yêu cầu trả lời
Bài thơ được viết vào tháng 11-1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, khi nhìn những chiếc thuyền lần lượt ra khơi, với cảm xúc về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống - ông đã sáng tác ra bài thơ này
b. Hướng dẫn chấm
- Mức tối đa (0,5 điểm): Bài làm đảm bảo yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm ): Bài làm chưa đảm bảo yêu cầu trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng nội dung hoặc không làm bài.
 Câu 3 (1 điểm)
a. Yêu cầu trả lời
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
So sánh cá thu biển đông như đoàn thoi => Gợi lên bức tranh biển cả như một tấm lưới dệt được dệt nên từ hàng nghìn đoàn thoi đưa. So sánh đàn cá như đoàn thoi, Huy Cận đã thể hiện được không gian biển cả giàu có với những đoàn cá đông đúc, nối đuôi nhau trên biển như thoi đưa.
b. Hướng dẫn chấm
- Mức tối đa (1,0 điểm): Bài làm đảm bảo yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm ): Bài làm chưa đảm bảo yêu cầu trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng nội dung hoặc không làm bài.
Câu 4 (1,0 điểm)
a. Yêu cầu trả lời
Học sinh có thể trả lời theo gợi ý sau:
- Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc 
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
 b. Hướng dẫn chấm 
- Mức tối đa (1,0 điểm): Nêu được đầy đủ các ý trên.
- Mức chưa tối đa (0,25-0,75 điểm): Bài làm chưa đảm bảo yêu cầu, còn thiếu ý. 
- Mức không đạt (0 điểm): Có câu trả lời khác hoặc không làm bài.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Yêu cầu chung 
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đảm bảo thể thức đoạn văn; có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, đảm bảo tính liên kết. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: 0,25 điểm
b. Xác định đúng vấn đề NL: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống: 0,25 điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý phù hợp, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai ý: 1.0 điểm
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống 
 * Thân đoạn:
1. Lạc quan là gì?
- Lạc quan là thái độ sống
- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra - Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người - Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc 
- Biểu hiện của tinh thần lạc quan
- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra - Luôn yêu đời
- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra 
3. Mở rộng: Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống - Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình 
* Kết đoạn:- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
* Hướng dẫn chấm
- Mức tối đa (1,0 điểm): Nêu được đầy đủ các ý nêu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Chưa nêu rõ được suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng ý trên hoặc không trả lời
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ mới mẻ về vấn đề NL.0,25 điểm
e. Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt: 0,25 điểm
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Yêu cầu chung.
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể
- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 
- Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Tiêu chí về nội dung: 4 điểm
a. Mở bài: 0,5 điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hai nhân vật
- Giới thiệu Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và Phương Định, từ đó khái quát vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Mức tối đa (0,5 điểm): Biết cách dẫn dắt, giới thiệu hay, ấn tượng.
- Mức chưa tối đa (0,25điểm): Biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 
- Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, không có mở bài.
b. Thân bài: 3 điểm
1. Khái quát 
- Khái quátLặng lẽ Sa Pa là kết quả từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai của Nguyễn Thành Long. Tgiả đã khắc họa vẻ đẹp của người lao động, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở MNam
- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê lại miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống chiến đấu dũng cảm; tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Vẻ đẹp trong cách sống
a. Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất..
- Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
- Anh đã vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao k 1 bóng người.
- Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát đc gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Tổ chức sắp xếp c/sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học..
b. Cô thanh niên xung phong Phương Định
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.
- Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm
3. Vẻ đẹp tâm hồn
a. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
- Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
- Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.
- Là người nhân hậu, chân thành, giản dị. 
b. Cô thanh niên xung phong Phương Định
- Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.
- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
- Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
-> Các tác giả đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.
Một người ở hậu phương, một người ở tiền tuyến nhưng cả hai có điểm chung là đều có tinh

File đính kèm:

  • doc19_de_thi_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_co_huong_dan_cham.doc