1000 bài tập môn Ngữ Văn - Chọn lọc theo chuyên đề

Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0.25 điểm)

Câu 2: Câu mang ý khái quát của đoạn văn bản? (0.25 điểm)

Câu 3: Những lý lẽ mà người viết đưa ra để thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình? (0.5 điểm)

Câu 4: Ý kiến của anh/chị trước vấn đề trên? (viết trong khoảng 5-7 dòng) (0.5 điểm)

 

docx 389 trang linhnguyen 20/10/2022 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "1000 bài tập môn Ngữ Văn - Chọn lọc theo chuyên đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 1000 bài tập môn Ngữ Văn - Chọn lọc theo chuyên đề

1000 bài tập môn Ngữ Văn - Chọn lọc theo chuyên đề
à bình tĩnh, kiềm chế không nên “cả giận mất khôn”, không nói năng bột phát, nói lấy được. Giữ im lặng chờ sự việc lắng xuống, khi tức giận qua đi thì xem xét kỹ lưỡng sự việc và
bày tỏ ý kiến quan điểm bằng lời lẽ chừng mực có văn hóa.
VIỆT YÊN BẮC GIANG
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5:
Bây giờ là buổi trƣa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thƣờng cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cƣời một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tƣơng đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh nhƣ đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
Xa đến đâu mặc kệ, nhƣng tôi thích ngắm mắt tôi trong gƣơng. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại nhƣ chói nắng.
(Lê Minh Khuê – “Những ngôi sao xa xôi”)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Im ắng lạ” thuộc loại câu nào?
Câu 3: Câu văn “Một cái cổ cao, kiêu hãnh nhƣ đài hoa loa kèn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4: Cụm từ được gạch chân trong câu “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá” là thành phần nào trong câu?
Câu 5: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu
Ý
Nội dung
I
1
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: phương thức tự sự.
2
Về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Im ắng lạ” thuộc loại câu đặc biệt.
3
Câu văn “Một cái cổ cao, kiêu hãnh nhƣ đài hoa loa kèn” có sử dụng biện pháp
nghệ thuật so sánh.
Hiệu quả: khắc họa vẻ đẹp của nhân vật “tôi”, vẻ đẹp tự tin kiêu hãnh khó lẫn.
4
Cụm từ được gạch chân trong câu “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái
khá” là thành phần khởi ngữ trong câu.
5
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất.
VĨNH PHÚC LẦN 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lƣng bùn ƣớt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Chƣa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt nhƣ đất cày, nhƣ lụa Óng tre ngà và mềm mại nhƣ tơ.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
( Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ - Thơ tình, NXB Văn học 2002)
Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì ?
Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ôi tiếng Việt nhƣ đất cày, nhƣ lụa
Óng tre ngà và mềm mại nhƣ tơ.
Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị ) sau khi đọc câu thơ: Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
Có thể sẽ có nhiều, rất nhiều ngƣời không tin. Làm sao để tin đƣợc bởi vì chữ “nghề” đƣợc hiểu là công việc để kiếm sống, tức là có thu nhập để chăm lo cho cuộc sống bản thân, gia đình. Nên nói làm từ thiện là “đi cho” chứ ai lại “cá kiếm” bao giờ.
Chuyện tƣởng nghe chừng vô lý, là khó xảy ra, nhƣng nó lại là sự thật, thậm chí xuất hiện nhan nhản cứ nhƣ “nấm mọc sau mƣa” trên mạng xã hội Facebook. Mạng thì tƣởng là ảo, nhƣng chuyện là thật và tiền là thật của trò kiếm sống bằng nghề “làm từ thiện” online.
 (3) Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác. Thế nên ai đang nghĩ, đang suy tính hay đang lọc lừa bằng cách “lấy từ thiện làm nghề mƣu sinh”, ắt hẳn chƣa bao giờ có đƣợc một giấc ngủ trọn vẹn. Họ mới chính là những ngƣời đáng thƣơng hơn cả những ngƣời có số phận không may, kém may mắn, phải không các bạn?
(Theo Blog - Dantri.com.vn, 18/12/2015)
Văn bản trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào?
Chỉ ra giọng điệu và thái độ của tác giả trong đoạn (1).
Thao tác lập luận trong đoạn (3) là gì?
Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn sau: Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác.
Câu
Ý
Nội dung
I
1
Những phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
2
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: So sánh
Nêu tác dụng: Biện pháp so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà, tơ tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của
tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân, đồng thời khơi dậy trong lòng
người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của dân
tộc.
3
Nội dung chính của đoạn thơ là: Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó, yêu quý, thấu
hiểu của tác giả với tiếng Việt.
4
Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt.
Câu thơ cũng nhắc nhở về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách nhiệm của
mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp.
5
- Văn bản thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ : Báo chí.
6
Giọng điệu: Mỉa mai, châm biếm .
Thái độ: Bất bình, khinh miệt,
7
Thao tác lập luận trong đoạn (3) : Bình luận.
8
+ Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn: Chủ ngữ
+ là một trong những điều độc ác: Vị ngữ
- Thuộc kiểu câu đơn.
VĨNH PHÚC LẦN 2
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Ăn tết rừng xong từ
giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ các binh đoàn tràn vào thành phố đang mùa thay lá những hàng me
Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hƣơng rừng đâu đấy hạt mƣa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay
Ngƣời bạn tôi không về tới nơi này anh
gục ngã bên kia cầu xa lộ
anh nằm lại trƣớc cửa vào thành phố
giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh
Đồng đội, bao ngƣời không “về tới” nhƣ anh nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa  tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ƣớc ao thật giản dị: sắp về!
Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Mậu Ngọ, 1978
(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới,
1984)
Câu 1. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: chúng tôi xuôi
ào ào cơn lũ đổ.
Câu 3. Điều ƣớc ao thật giản dị được nói tới ở cuối đoạn thơ đã thể hiện niềm mong mỏi gì
của người lính nói riêng và của toàn dân tộc nói chung?
Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị tình cảm gì với những người lính? (Trình bày khoảng 5 đến
7 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi ngƣời có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho ngƣời khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm ngƣời, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm ngƣời là có cái đầu phân biệt đƣợc thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng
sai, biết đƣợc mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa yêu thƣơng và giàu
lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết đƣợc những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết đƣợc làm chủ đất nƣớc là làm chủ cái gì và có khả năng để làm đƣợc những điều đó. Khi con ngƣời có đƣợc những năng lực làm việc này thì sẽ thực hiện đƣợc những điều mình muốn. Khi đó mỗi ngƣời sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi ngƣời.
Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con ngƣời lớn” bằng hai cách, làm đƣợc những việc lớn hoặc làm đƣợc những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi ngƣời sẽ có đƣợc một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc.
(Để chạm vào hạnh phúc - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012) Câu 5. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn (2) của đoạn trích trên. Câu 6. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
Câu 7. Tại sao tác giả lại cho rằng: Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé”?
Câu 8. Anh/Chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm
những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Câu
Ý
Nội dung
I
1
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm, tự sự, miêu
tả.
2
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là biện pháp so sánh.
Hiệu quả: Làm nổi bật những bước chân dồn dập, tâm trạng đầy háo hức của những người lính trong ngày trở về.
3
Niềm mong mỏi đoàn tụ của người lính và khát vọng hòa bình của cả dân tộc.
4
Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc dành cho người lính, như: xúc động, thương tiếc trước sự hi sinh của người lính; xót xa, day dứt trước những đau
thương, mất mát do sự tàn khốc của chiến tranh; biết ơn, cảm phục, tự hào về họ.
5
Thao tác lập luận chính là giải thích.
6
Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về năng lực tạo ra hạnh phúc và cách thức để
chạm đến hạnh phúc của con người.
7
Theo tác giả, Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé”, bởi vì: Ai cũng
có thể trở thành những “con ngƣời lớn” bằng hai cách, làm đƣợc những việc lớn hoặc làm đƣợc những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn.
8
Trình bày được sự lựa chọn lối sống theo quan điểm riêng của bản thân: hoặc làm những việc lớn, hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn, hoặc kết hợp cả hai tùy vào từng thời điểm trong cuộc đời.
Nêu lí do thuyết phục để khẳng định sự lựa chọn theo quan điểm riêng của bản
thân.
YÊN LẠC LẦN 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đánh giá đời sống của mỗi ngƣời cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có ngƣời làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có ngƣời phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có ngƣời biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi ngƣời có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con ngƣời sống với thời gian nhàn rỗi nhƣ thế nào. Công viên, bảo tàng, thƣ viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phƣơng tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phƣơng tiện ấy, nhƣng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chƣa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi ngƣời và toàn xã hội
hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi ngƣời.
(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2011, tr.94)
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 4. Nêu ít nhất 03 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lí.
Viết một đoạn văn ngắn 5 -7 dòng. (0,5 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 7:
Năm 20 của thế kỷ 20
Tôi sinh ra. Nhƣng chƣa đƣợc làm ngƣời Nƣớc đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ôi những ngày xƣa... Mƣa xứ Huế Mƣa sao buồn vậy, quê hƣơng ơi! Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời Ðất lai láng những là nƣớc mắt...
Có lẽ vậy thôi... Tôi đã trôi nhƣ con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sƣơng
Tôi đã khô nhƣ cây sậy bên đƣờng
Ðâu dám ƣớc làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, nhƣ con chim không bao giờ đƣợc hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!
(Một nhành xuân – Tố Hữu) Câu 5. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 6. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nƣớc mắt trong đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện trong 7 dòng thơ cuối? (0,5 điểm)
Câu
Ý
Nội dung
I
1
- Đoạn trích chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận
2
Nội dung chính của đoạn trích: Nói về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của mỗi người, nêu thực trạng và kêu gọi mọi người, xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi
bởi đó là vấn đề văn hóa.
3
Đặt nhan đề: Thời gian nhàn rỗi/ Sử dụng thời gian nhàn rỗi/ Thời gian nhàn rỗi-
vấn đề văn hóa
4
Hình thức: HS viết đúng hình thức đoạn văn, đúng quy định về số dòng (không
đúng trừ 0,25).
Nội dung: Nêu ít nhất 3 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân
một cách hợp lí:
Ví dụ: đọc sách, chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ, du lịch
5
- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu
cảm.
6
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
+ Mặt trời – tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/cuộc sống tươi đẹp;
+ Nƣớc mắt - tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lầm than/ cuộc
sống tối tăm.
7
- Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất: So sánh. - Tác dụng: thể hiện rõ tình trạng
mất phương hướng, mất niềm tin và mơ ước, sống vô nghĩa, lay lắt c
YÊN LẠC LẦN 2
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Hùng vĩ thay, toàn thân đất nƣớc
Tựa Trƣờng Sơn, vƣơn tới Trƣờng Sa
Từ Trà Cổ rừng dƣơng đến Cà Mau rừng đƣớc Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa
Đã qua, thuở âm u bóng giặc Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây Đã qua, mỗi đêm Nam ngày Bắc
Giữa quê hƣơng mà nhƣ kiếp đi đày () Tôi lại mơ  Trên Thái Bình Dƣơng
Tổ quốc ta nhƣ một thiên đƣờng
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống Của tự do, hy vọng, tình thƣơng
( Trích Vui thế, hôm nay  - Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25đ)
Câu 2. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để làm rõ sự “hùng vĩ”
của “toàn thân đất nƣớc”? (0,25đ0
Câu 3. Chỉ ra và phân tích ý tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ thứ hai. (0,5đ) Câu 4. Hai dòng cuối của khổ thơ thứ ba cho thấy những phẩm chất gì của con người Việt Nam? (0,5đ) (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng )
Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Về nƣớc sau 10 năm học và sống ở Anh, chỉ ở vài ngày, anh bạn tôi đã phải thốt lên: “Toàn ngƣời ăn, ngƣời chơi thế này thì lấy ai xây dựng đất nƣớc?”. Vào lúc 8 – 9 giờ sáng, cao điểm nhất của giờ làm việc, nam thanh nữ tú ngồi la liệt, lƣớt điện thoại. Ngƣời gác
chân thủng thẳng, ngƣời thẩn thơ gạt tàn thuốc, nhâm nhi cà phê Đến chiều, cùng vào giờ hành chính, các quán cà phê vẫn cứ tấp nập ngƣời. Sau 16 giờ, các quán nhậu từ sang trọng đến bình dân đều đông nghẹt.
Khách hàng trẻ ngƣời Việt đã trở thành “cỗ máy in tiền”, cho các quán cà phê, đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim nhập ngoại. Thậm chí, những thƣơng hiệu gà rán, đồ ăn nhanh mà bạn tôi nói rằng bên nƣớc ngoài ế ẩm lắm thì vào Việt Nam lại trở thành hàng “hot”. Ngƣời trẻ kéo nhau vào giết thời gian đồng thời thể hiện độ sành điệu.
Trong một cuộc giao lƣu, với câu hỏi làm sao để trở nên giàu có của các bạn trẻ, chủ tịch một tập đoàn đa quốc gia chua chát trả lời rằng trƣớc khi bàn đến việc to tát, các bạn hãy dốc sức vào công việc nhỏ, hãy bớt thời gian cà phê, ăn nhậu, thời gian lên mạng vô bổ Lƣời mà thích chơi sang. Sự lãng phí không chỉ chuyện những chai bia, điện thọa xịn, xe đẹp mà rất nhiều ngƣời Việt đang phung phí cả những thứ quý giá nhất của đời ngƣời là thời gian, sức khỏe và trí tuệ.
(Theo dân trí.com.vn, ngày 28/03/2016)
Câu 5. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên (0,25đ)
Câu 6. Đoạn trích trên đã nhắc đến những điều đáng trách nào của một bộ phận giới trẻ? (0,5đ)
Câu 7. Trong đoạn trích, lời khuyên đưa ra cho những người trẻ tuổi muốn làm giàu là gì?
(0,25đ)
Câu 8. Thế hệ trước đã đổ bao xương máu để “Tổ quốc ta nhƣ một thiên đƣờng – Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống”, vậy thế hệ hôm nay đã sống xứng đáng với những sự hi sinh đó hay chưa? (0,5đ)( trình bày khoảng 5 đến 7 dòng )
Câu
Ý
Nội dung
I
1
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
2
Tác giả đã dùng những hình ảnh để làm rõ sự “hùng vĩ” của “toàn thân đất nước”:
"tựa Trƣờng Sơn, vƣơn tới Trƣờng Sa", "Trà Cổ rừng dƣơng đến Cà Mau rừng đƣớc", "đỏ bình minh mặt sóng khơi xa".
3
Biện pháp so sánh trong khổ thơ 2: “Giữa quê hương mà như kiếp đi đày” nói về năm tháng chiến tranh ác liệt của dân tộc, những người dân họ sống trên mảnh đất quê hương mà như người tù khổ sai, lao dịch trước sự áp bức bóc lột của thực dân trong chiến tranh -> Bộc lộ nỗi đau xót trước tình cảnh của nhân dân và lòng căm
thù giặc sâu sắc.
4
Hai dòng cuối của khổ thơ thứ ba cho thấy những phẩm chất của con người Việt Nam: hiên ngang, bất khuất, kiên cường, dũng cảm, dám hi sinh cho độc lập, tự do của dận tộc; lối sống nghĩa tình, chan chứa yêu thương và hi vọng vào ngày
mai tươi sáng.
5
Phong cách ngôn ngữ: báo chí.
6
Đoạn văn trên nhắc đến điều đáng trách của bộ phận giới trẻ: thói lười làm chỉ
thích ăn chơi, hưởng thụ, lãng phí (cà phê, facebook, ăn sang, dành nhiều thời
gian lên mạng).
7
Trong đoạn trích trên, lời khuyên đưa ra cho giới trẻ muốn làm giàu là:Trước khi làm những việc to tát các bạn hãy dốc sức vào những công việc nhỏ, hãy bớt thời
gian cà phê ăn nhậu,thời gian lên mạng vô bổ...
8
Thế hệ hôm nay đã và đang cố gắng sống xứng đáng với sự hi sinh đó : mỗi người hôm nay đã và đang ý thức được giá trị của hiện tại là nhờ sự hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Bởi vậy, mỗi người ở cương vụ khác nhau, nghề nghệp khác nhau, tuổi tác khác nhau đã và đang góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Sự đóng góp toàn diện,vững mạnh trên mọi mặt trận tạo điều kiện cho nước nhà ngày càng ổn định vững mạnh. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận thanh niên sống lười biếng, ỷ lại, thích hưởng thụ, sống không có lí tưởng,...
như vậy là thiếu trách nhiệm với bản thân, xã hội và tương lai đất nước.
YÊN THẾ BẮC GIANG LẦN 2
Ngày 1-1947 – Trong khi đợi anh em công nhân thu xếp cơ quan in, Khang và tôi in đã. Nhƣng mới làm việc đƣợc độ một tuần thì Tƣ lại lên, bàn nên thiên lại chỗ nhà đồng chí Chẩn, liên lạc ở dƣới tiện hơn.
Lại chuyển vận gạo, muối, vải, đá luôn hai ngày. Mình khuân vác đã khá khoẻ rồi. Đi núi, cũng nhanh hơn, đỡ mệt hơn. Đƣờng đi đến nhà đồng chí Chẩn, bấy giờ mình thấy thƣờng rồi. Nhƣng đƣờng lên cơ thì thật là cơ cực. Hoàn toàn không có đƣờng đi. Dốc chết ngƣời. Nhiều chỗ phải bám lấy cây, đánh đu lên. Thế mà mình vẫn đeo nửa bị dó gạo, cố đi cho bằng đƣợc. Đi ba, bốn chuyến liền, mỗi chuyến vừa lên vừa xuống đến một giờ. Lúc này mình mới biết đƣợc sức của mình. Thì ra mình cũng khoẻ chẳng kém gì ai. Thƣờng thƣờng, ngƣời ta chƣa bao giờ dùng đến tất cả sức lực của mình. Một phần khả năng của ngƣời ta vẫn bỏ phí hoài, đến nỗi ta không biết rằng ta có nó. Tôi thấy rằng sau kháng chiến, nếu tôi thích đi cày, đi cuốc hơn cầm bút, tôi có thể đi cày, đi cuốc đƣợc. Cực nhọc không đáng sợ.
Anh bạn hỡi ! Hôm đi Phú Thọ, mới phải ngồi thuyền chật, anh đã cằn nhằn suốt cuộc
hành trình. Anh thật là thảm hại !
Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng
hơn cha luyện. Con sẽ không chế. Con sẽ thành cứng rắn.
(Nhật ký Ở rừng, Nam Cao).
Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:
Đoạn trích được viết bằng thể nhật ký. Để viết thành công thể văn này, nhà văn Nam Cao
đã dùng phương thức biểu đạt nào là chủ đạo? Tại sao ? (0.5 điểm).
Chỉ ra phương thức liên kết chính của đoạn trích. (0.5 điểm).
Tư tưởng mà người cha nói với con ở cuối đoạn trích: Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chết. Con sẽ thành cứng rắn đem đến cho anh (chị) nhận thức gì ? (Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giấy thi) (1 điểm).
Câu
Ý
Nội dung
I
1
Phương thức biểu 

File đính kèm:

  • docx1000_bai_tap_mon_ngu_van_chon_loc_theo_chuyen_de.docx