100 đề và bài Ngữ văn Lớp 9

DÀN Ý

I. Mở bài

- Phong cách Hồ Chí Minh vận dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, trong đó thuyết minh là phương thức biểu đạt chính.

- Bài viết giúp người đọc hiểu được phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

II. Thân bài

Tính chất thuyết minh của Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những khía cạnh sau :

1. Đối tượng thuyết minh của bài là một vấn đề trừu tượng: phong cách của Bác Hồ. Vẻ đẹp trong phong cách của Bác được trình bày rõ trên hai phương diện cơ bản :

a) Bác luôn tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.

b) Bác có lối sống vô cùng giản dị nhưng lại rất thanh cao, tiêu biểu cho nét đẹp trong lối sống của dân tộc Việt Nam.

2. Phong cách Hồ Chí Minh được trình bày, giới thiệu một cách chính xác, khách quan bằng những dẫn chứng, tư liệu cụ thể, xác thực, không phải do hư cấu, do tưởng tượng mà ra.

3. Bài viết đã sử dụng các phương pháp của văn bản thuyết minh như : phương pháp phân loại, phân tích (các khía cạnh, các phương diện, các biểu hiện của vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh về văn hoá, lối sống.); phương pháp liệt kê (những nơi Bác đã qua như châu Phi, châu Á, châu Mĩ, châu Âu; những ngoại ngữ mà Người thành thạo (tiếng Pháp, Anh, Hoa, Nga.); phương pháp so sánh (lối sống giảng dị của Bác với các vị hiền triết Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

4. Bài viết có sử dụng các yếu tố nghệ thuật như kể chuyện, bình luận, nghệ thuật đối lập, văn viết có cảm xúc, nhưng tất cả những yếu tố này chỉ có vai trò phụ trợ. Nội dung giá trị cơ bản của văn bản này vẫn là những tri thức xác thực, khách quan về phong cách Hồ Chí Minh.

III. Kết bài

- Phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng, thuyết minh là một trong những phương thức biểu đạt chính.

- Bài viết đã giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp phong cách Bác Hồ là sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, là sự giản dị một cách thanh cao.

- Bài viết làm cho chúng ta thêm tự hào, kính yêu Bác, khơi gợi ở chúng ta ý nguyện học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương của Bác.

 

doc 125 trang linhnguyen 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "100 đề và bài Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 100 đề và bài Ngữ văn Lớp 9

100 đề và bài Ngữ văn Lớp 9
cho người đọc một sự bất ổn, một sự thay đổi.
Đến khổ thơ thứ ba lời thơ trở về hiện tại :
 Từ ngày về thành phố
 quen ánh điện, cửa gương
 vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường “.
Chuyển từ không gian đồng, sông, bể, rừng để đến với thành phố phồn hoa, bị hấp dẫn bởi văn minh đô thị, tâm hồn con người đã thay đổi. Chiến tranh đi qua, cuộc sống yên bình trở lại, những gian khổ ác liệt lùi xa nhường chỗ cho những no đủ, hạnh phúc, con người liền đánh mất những kỉ niệm đẹp, trở thành kẻ vô tình :
 Vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường.
Nhà thơ đã tự nhận thức được sự thay đổi trong tâm hồn mình, vì vậy, lời thơ trên như một lời thú tội chân thành và dũng cảm.
Tưởng như cuộc sống cứ trôi đi như vậy, con người mãn nguyện với thực tại và sẽ quên đi những kỉ niệm đẹp. Nhưng một biến cố đã xảy ra :
 Thình lình đèn điện tắt
 phòng buyn - đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ
 đột ngột vầng trăng tròn
Bốn câu thơ với hai từ “thình lình”, “đột ngột” đã làm cho người đọc giật mình. Cái giật mình thảng thốt trước những biến cố không định trước. Hành động “vội bật tung cửa sổ” là một phản xạ bình thường. Nhưng “đột ngột vầng trăng tròn” lại là một biến cố. Chính biến cố này đã cảnh tỉnh tâm hồn nhà thơ. Cuộc gặp gỡ tình cờ, cuộc đối mặt không ngờ với người tri kỉ năm xưa khiến lương tâm con người phải tự sám hối trước vầng trăng thánh thiện kia :
 Ngửa mặt lên nhìn trăng 
 có cái gì rưng rưng 
 như là đồng là bể 
 như là sông là rừng. 
Nhà thơ đối diện với vầng trăng cũng là đối diện với chính lương tâm mình. Đây là sự đối diện giữa chung thuỷ và bội bạc, giữa lòng vị tha và thói ích kỉ, là sự đối diện giữa quá khứ và hiện tại. Nhưng trên hết sự đối diện bất ngờ nhưng tất yếu này đã trả lại cho tâm hồn nhà thơ những cảm xúc nguyên sơ :
 Có cái gì rưng rưng 
 như là đồng là bể 
 như là sông là rừng. 
Quá khứ hiện về, kỉ niệm cũ sống dậy, khiến con người không khỏi xúc động ngậm ngùi. Sự gặp gỡ bất ngờ giữa người và trăng là sự gặp gỡ giữa những người bạn, những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Nhà thơ nghẹn ngào, xúc động vì gặp cố nhân, gặp lại một gương mặt thân yêu và cũng là gương mặt của chính tâm hồn mình. Giờ đây tâm hồn nhà thơ như đang được tắm trong những không gian mến yêu xưa. Niềm xúc động nghẹn ngào khiến con người cứ đứng nhìn trăng mà ân hận và thú tội. Nhưng vầng trăng vẫn nhìn cố nhân vô tình kia bằng con mắt trong trẻo : 
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 Và sự im lặng làm nên thái độ nghiêm khắc :
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
Dường như khổ thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự. ánh trăng vẫn tròn, vẫn khoan dung, độ lượng. Chỉ có lòng người bội bạc, phôi pha và đang ăn năn, sám hối. Trăng không nói nhưng cái im lặng tuyệt đối của trăng đã thức tỉnh con người, để con người tự “giật mình” mà kiểm điểm lương tâm.
Bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy với khổ thơ cuối này là một cái kết thúc lửng - khép lại khi con người đang trong trạng thái ăn năn, thú tội.Thế nhưng không vì thế mà trở nên nặng nề, trái lại nhẹ nhàng, thấu tình đạt lí với nhiều dư âm, vang vọng. Giọng khoan thai mà cho ta biết bao điều về tình nghĩa ở cuộc đời. Đọc “ánh trăng” người đọc như một lần được đối diện với chính lòng mình, nhắc ta hãy biết sống thuỷ chung tình nghĩa.
đề số 56
Lão chợ Dầu – Chân dung nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) dưới con mắt bà chủ nhà.
bài làm
- Chết tiệt ! Lại chuyện cái lão chợ Dầu, tớ là tớ xin các cậu. Lão nhặng xị lên mấy hôm nay rồi. Hết hoa chân lại múa tay. Mệt phải biết ! Mà quả thật, lão chúa đời là khoẻ nói.
- Chị cũng thông cảm cái chứ ! Ngay đến em, em cũng còn mừng cho vợ chồng bác Hai nữa là đằng khác. Thế mà em cứ tưởng cả làng ấy Việt gian.
- Tớ cũng cứ nói thế thôi. Chứ bụng dạ tớ thế nào các cậu chả đi guốc ấy à ! Chả có người bảo tớ chỉ được cái “khẩu xà tâm phật” là gì ? Mà đằng ấy có nghe không ? Tớ kể cho mà nghe. Lão ấy mà hay ra trò đấy !
Nghe đâu, hồi ở làng lão cùng là phụ lão cứu quốc, hèn chi học lõm được toàn những chuyện tản cư, chuyện Tây khủng bố, chuyện Việt gian, thổ phỉ. Cả câu chuyện chính trị quân sự nữa. Ta bố trí nó thế này, ta bố trí nó thế kia. Ta chính trị nó thế này, ta chính trị nó thế khác. Lão nói gì nghe cũng có vẻ trơn tru, thành thạo mà thật ra chẳng đâu vào với đâu cả. Tớ để ý đến có mấy bận mà lần nào cũng như lần nào. Cứ vừa nhô đầu qua cái mái lá bên gian nhà bác Thứ là y như rằng lão hỏi ngay : “Thế nào, hôm nay có gì không bác ?” Rồi chẳng đợi ai trả lời lão tuôn ra một tràng toàn chuyện lượm lặt được ở đâu không rõ. Trông ra vẻ lắm. Tớ là tớ chúa ghét. Nhưng dẫu sao tớ cũng theo cụ Hồ, theo kháng chiến, cũng thấy quí đáo để cái tinh thần của lão. Mà các cậu phải thấy, trăm lần nghe không bằng một lần thấy, khi lão kể chuyện cái làng của lão. Hai con mắt lão sáng lên, nét mặt biến chuyển luôn. Lão say mê, háo hức lạ thường, trông đến là ngộ. Khỉ gió nhà lão ! Lão cứ làm như làng lão là nhất ấy. Nào là phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng. Nào là cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre. Nào là nhà ngói san sát sầm uất như là ở tỉnh. Lại còn con đường toàn lát đá xanh từ đầu làng đến cuối xóm nữa. Chuyện trên giời. Tớ có nghe nói lão là chúa khoe làng từ xưa. Đi xây cái sinh phần ở làng của viên tổng đốc đến bị què cả chân mà vẫn còn lên mặt với người bà con họ ngoại khi thấy cái bộ mặt lì sì giãn ra vì kinh ngạc của người ta. Hô... hố... Nói ra thì lại sợ các cậu cười bảo tớ hay để ý vặt. Lão vén quần lên đến tận bẹn, không ngoa. Thao thao bất tuyệt một mình trông đến ra đại ngố. Tớ cười đến phát đau ruột. Lão kể mình lão nghe. Được cái bác Thứ thì vẫn vô tư lự ngủ tì tì. Người thì yếu như sên mà ngày nào cũng ba bốn bận khoe những ngày khởi nghĩa dồn dầp ở làng, lão ra nhập phong trào từ thời kì còn bóng tối. Tham gia tập quân sự,đắp những hố, những ụ, những giao thông hào của làng. Huếnh hoáng chết đi được. Lão làm như trên đời chỉ có mình lão là tinh thần kháng chiến ấy không bằng. Tớ đây xin nói thật lòng, tớ còn tinh thần gấp vạn. Các cậu xem nhà tớ thì cũng có rộng là mấy vậy mà cũng đã cắt ngang, xẻ dọc cho mấy nhà tản cư đấy chứ. Thôi nói cho sướng cái miệng vậy chứ ! Cái bụng tớ nó tốt. Dẫu sao thì tớ vẫn quí cái đằng nhà lão ấy. Cũng làm ăn tử tế, cũng lương thiện, tinh thần kháng chiến cao, yêu làng, yêu nước đứng về phía cụ Hồ, cứ thế là tớ quí. à, lão cũng tham gia lớp bình dân học vụ đấy. Nói đố có ngoa, còn lâu mới bằng được tớ. Hình như lão chưa nhận được mặt chữ in thì phải.
Lại nói về cái vụ toàn là “sai sự mục đích” của lão. May mà không có thật. Không phải là tớ sợ mang tiếng vì chứa chấp dân làng Việt gian. Vợ chồng lão cũng thật thà, lương thiện cả thôi. Làng Việt gian là chuyện của làng Việt gian. Tớ cóc cần biết. Chỉ hay người ta đi tản cư cũng là đang tham gia kháng chiến, là người mình cả. Nhưng nói là nói vậy. Cũng biết là thế, nhưng tớ vẫn cứ thấy ưng ức. Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó. Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian, bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát. Tớ tức lây sang lão. Sao mà tớ ghét cái giống nhà chúng nó thế nhỉ ? Tớ chẳng biết cái bụng tớ có nghĩ thế không, nhưng tớ thấy làm hả hê lắm khi mấy ngày liền lão chẳng dám vác mặt ra ngoài đường. Hết cha con, vợ chồng lụng bụng những gì rồi lại đến ngồi trong xó nhà, nghe ngóng. Tớ thấy thế là tớ ghét. Cái tính tớ nó thẳng. Sáng chiều bốn buổi đi làm đồng về, kéo lê cái nạo cứ quèn quẹt dưới đất, nói bóng gió xa xôi không được, tớ phải chơi thẳng nói ngọt cho vợ chồng lão dọn đi. Nghĩ cũng tiêng tiếc mà nhớ đáo để. Đằng nào thì cũng sống chung với nhau một thời gian mà. Tớ vừa nói buổi sáng thì đến 3 giờ chiều, có một người đàn ông đến chơi nhà lão. Hình như cũng ở làng chợ Dầu. Tớ nghe ngóng mãi không hiểu họ thì thầm cái cóc khô gì mà lão khăn áo chỉnh tề ra đi đến sẩm tối mới về. Trông lão vui vẻ lạ. Kệ ! Chuyện của vợ chồng nhà lão tớ chẳng thèm quan tâm. Lão hoa chân múa tay lên, lão đi hết chỗ này đến chỗ khác. Lão khoe cái gì ... hình như “toàn là sai sự mục đích” cả. Làng chợ Dầu của lão không phải theo Việt gian. Ông chủ tịch làng lão vừa lên cải chính. Cái mặt lão cứ hơn hớn. Lão đem chuyện kể với tớ ra chiều phởn chí lắm. Cũng mừng cho lão !
 ấy ! Quả tình được sống với những người như lão cũng vui đáo để đấy chứ ! Lão, thế mà yêu cách mạng, yêu kháng chiến, trung thành với cụ Hồ, tinh thần chẳng kém tớ đâu. Nói lại bảo tớ thế này thế nọ, chứ sau kháng chiến thành công, vợ chồng lão về làng cũ lại chả nhớ phát khóc lên được ấy chứ. Khì ... khì ...
 ( Bùi Hồng Phượng )
Đề Số 57
Sách Ngữ văn 9, tập I, đã nhận xét về nghệ thuật truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long như sau : Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp tự sự, trữ tình với bình luận.
 Em hãy làm sáng rõ nhận định trên.
Dàn ý
 I - Mở bài 
 1- Giới thiệu tác giả, xuát xứ, hoàn cảnh ra đời và những nội dung chính của tác phẩm :
 Lặng lẽ Sa-Pa của Nguyễn Thành Long là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai mùa hè năm 1970 của tác giả, sau được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
2- Nêu vấn đề : Những nội dung và ý nghĩa sâu xa ấy đến được với người đọc là nhờ "Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp tự sự, trữ tình với bình luận".(Ngữ văn 9, tâp I)
II - Thân bài
1- Truyện xây dựng được tình huống hợp lý :
 a- Cốt truyện rất đơn giản. Toàn truyện chỉ có một tình huống và cũng chẳng có gì là gay cấn, cao trào, thắt nút, mở nút. Một chuyến xe khách đi Sa-Pa như bao nhiêu chuyến xe hàng ngày, những người khách ngẫu nhiên ngồi với nhau. Chỉ có điều khác là hôm nay trong đó có một ông hoạ sĩ sắp về hưu, một cô kỹ sư nông nghiệp vừa mới ra trường, đang đi nhận công tác. Người lái xe mời hai người đi thăm một "người cô độc nhất thế gian". Diễn biến chính của truyện là cuộc gặp gỡ giữa những người khách ghé thăm và anh thanh niên làm ở trạm khí tượng, một mình giữa núi cao. Qua cuộc gặp gỡ, chứng kiến nơi ở và làm việc, được nghe anh thanh niên tâm sự, trong con mắt của khách hiện lên một con người có tâm hồn, lối sống, quan niệm về cuộc đời về lao động thật đẹp đẽ, rất đáng yêu, đáng trân trọng.
 b- Với cốt truyện đơn giản ấy, tác giả đã làm nổi bật những công việc thầm lặng của bao người lao động bình thường đang đóng góp cho cuộc sống. Tạo ra hai tình huống gặp gỡ, gặp gỡ trên xe và gặp gỡ trên núi, tác giả có thể giới thiệu một cách thuận lợi, để cho nhân vật dần dần hiện ra những nét tính cách, những phẩm chất tâm hồn của nhân vật chính thông qua con mắt, sự đánh giá của các nhân vật phụ.
2- Truyện có cách kể tự nhiên :
 a- Diến biến của câu chuyện được kể thuận chiều theo thời gian, cái gì có trước, kể trước, cái gì diễn ra sau kể sau. Các chi tiết đơn giản, bình thường như cuộc sống : xe dừng, theo gợi ý của bác lái xe, mọi người rủ nhau đi thăm một người, rồi cùng đi, đến nhà người ấy, nói chuyện, nghe chuyện, nhận quà, rồi lại về xe và đi tiếp.
 b- Tuy không dùng ngôi thứ nhất, nhưng phần lớn người kể chuyện nhập vai vào nhân vật ông hoạ sĩ, và chủ yếu qua cách nhìn, sự suy nghĩa của ông mà quan sát và miêu tả từ phong cảnh thiên nhiên đến anh thanh niên - nhân vật chính của truyện.
3- Về phương thức thể hiện : có sự kết hợp ịư sự với trữ tình và bình luận.
 a - Tất nhiên phương thức biểu hiện chính của truyện là tự sự : có cốt truyện, có nhân vật, có tình tiết, có người kể chuyện, thể hiện theo nguyên tắc khách quan.
 b- Tuy nhiên sức hấp dẫn của Lặng lẽ Sa-Pa lại ở chất trữ tình:
 + Những đoạn tả cảnh thiên nhiên Sa-Pa thật thơ mộng nên thơ. như những bức tranh đẹp : Đây là bức tranh ở đầu tác phẩm: "Nắng bây giờ bắt đầu lên tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà len trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn trong lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương" . Và đây là cảnh cuối: "...nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình càng rực rỡ theo" .
 + Chất trữ tình chủ yếu toát ra từ cuộc sống, tâm hồn, ý nghĩ, cảm xúc của những con người trong truyện. Một cô gái rất hồn nhiên trẻ trung, dám bỏ phố phường phồn hoa để đến một nơi núi rừng sâu thẳm, một ông hoạ sĩ sắp về hưu nhưng cháy bỏng khát vọng sáng tạo nghệ thuật, tâm hồn vẫn còn rất nhạy cảm, yêu đời. Một anh thanh niên mới nhìn tưởng "cô độc nhất thế gian" nhưng thế giới tâm hồn thật phong phú, sôi động, luôn nhận ra mối dây liên hệ, sự gắn bó của mình với mọi con người, mọi miền của Tổ quốc. Anh tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời, tìm được niềm vui không bao giờ cạn trong những công việc mình làm hàng ngày. 
 + Ta bắt gặp trong truyện những chi tiết giàu chất thi ca: Cô gái bất giác đỏ mặt lên / bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong...ngay dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang ngắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với người quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên cô đỡ lấy / vị hoạ sĩ đã bắt gặp mọt điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài/...
c- Truyện ngắn có rất nhiều câu triết lý, sâu sắc. Đây là cách sống của ông hoạ sĩ: "Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gặm nhấm người ta ?Tốt hơn là tránh nó để làm việc đời". Còn đây là những lý luận về sự không cô đơn, sự "thèm người" của anh thanh niên : Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia./ Còn người thì ai chả "thèm" / Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? Với những câu triết lý của phương thức nghị luận, truyện ngắn gợi lên ở người đọc nhiều suy tưởng .
 III- Kết bài
Lặng lẽ Sa-Pa của Nguyễn Thành Long đơn giản, nhẹ nhàng, giàu chất thơ, giọng kể tự nhiên, kết hợp khéo léo giữa tự sự, trữ tình và bình luận. Chính các thể hiện này đã cho ta một thiên truyện hấp dẫn, đầy sức thuyết phục về hình ảnh đẹp của những người lao động bình dị, thầm lặng. Một bức tranh đẹp về cuộc sống mới cho ta ngẫm nghĩ và tin yêu. Rõ ràng khi chữ nghĩa đạt đến mức nghệ thuật, thì nghĩa lý của nó có thể đến với con người một cách rất tự nhiên. 
Đề Số 58
Phát biểu cảm nghĩ về tình cha con sâu nặng qua nhân vật người cha trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Bài làm 
Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã làm rung động tâm hồn người đọc khi thể hiện tình cha con sâu nặng và đầy thương cảm trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 Qua nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ hình ảnh một người cha vì hoàn cảnh chiến tranh phải xa gia đình. Ông khát khao cháy bỏng một việc rất bình dị là luôn được ôm ấp, chăm bẳm, được sống bên đứa con gái bé bỏng của mình.
	Cũng như biết bao người lính khác, có thể nói ông Sáu là một người cha chịu nhiều thiệt thòi. Vì cuộc chiến đấu chống xâm lăng để bảo vệ quê hương mà ông phải để lại người vợ và đứa con mới tròn một tuổi ở quê nhà. Tám năm trời nhớ thương và mong mỏi, mới được về thăm quê. "Cái tình người cha cứ nôn nao bên người", ông không thể đợi cho xuồng cập bến đã nhảy vội xuống, kêu tên con. Nhưng đôi cánh tay của ông đã giơ lên thật buồn tủi vì chỉ nhận được sự sợ hãi của đứa con. Chính cái vết thẹo đỏ ửng trên mặt mà kẻ thù đã gây cho ông, làm cho đứa con gái bé nhỏ, mặt tái đi, vụt chạy, và thét lên kêu mẹ. Và rồi ba ngày phép ngắn ngủi, người cha đã tìm mọi cách để đứa con nhận ra mình, nhưng đều vô hiệu. Cái hố sâu chiến tranh đã ngăn cách tình phụ tử. Trước mặt người cha đau khổ chỉ là một đứa bé ương ngạnh, cứng đầu cứng cổ, không một chút thân thiện. Tình cha con chỉ trào dâng mãnh liệt, khi bà ngoại giúp cho bé Thu hiểu được căn nguyên của vết thẹo trên mặt cha. Nhưng lúc ông Sáu được nghe tiếng đứa con kêu thét lên cái âm thanh mà ông bao nhiêu năm chờ đợi : "Ba...a...a...ba !", lúc ông được bế thốc đứa con lên và được tay nó ôm chặt lấy cổ, chân nó câu chặt người, được nó hôn khắp mặt mũi, thì cũng là lúc ông phải lên đường. Chỉ kịp hứa mua cho con cây lược.
	Có lẽ sau đó, những tháng ngày ở căn cứ, đối với ông Sáu chỉ có hai việc : hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và thực hiện lời hứa đối với con. Ông ân hận, khổ tâm vì lúc giận mình đã đánh con. Tìm được một khúc ngà ông "hớt hải chạy về...mặt hớn hở như một đứa trẻ được quà"; rồi ông hì hục bắt tay vào làm chiếc lược. Ông "cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc". Khi chiếc lược đã xong, ông "gò lưng, tỉ mỉ khắc từng nét : "Yêu nhớ tặng Thu con của ba "lên lưng chiếc lược. "Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối dược phần nào tâm trạng" của ông. Như vậy, chiếc lược ngà đối với ông Sáu thật thân thiết gần gũi như chính đứa con gái bé bỏng. Đêm đêm "nhớ con" ông "lấy cây lược ra ngắm nghía và mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt". Cây lược thân thương của ông Sáu càng bóng, càng mượt, và cũng như lòng mong mỏi được gặp con trong ông càng thêm nôn nao, thêm trào dâng mãnh liệt. Nhưng việc binh đao đâu dễ cho ông cơ hội về quê.
 Và ông Sáu không bao giờ có cơ hội ấy nữa. Trong một trận càn lớn của quân Mĩ-nguỵ, ông "bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực". Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông dồn toàn bộ sức lực móc cây lược trong túi, đưa cho người đồng hương đồng đội. Nhìn bạn "một hồi lâu" và chỉ khi nghe được lời hứa : "Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu", ông "mới nhắm mắt đi xuôi". 
Người đọc không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay ngày ấy. Giờ đây cũng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm chiếc lược và ánh mắt cầu xin của người cha vào giây phút lâm chung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kỳ xúc động, nhưng đây có lẽ là một trong những trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha với con.
Truyện Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết 1966, tại chiến trường Nam bộ, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang đến hồi vô cùng khốc liệt. Câu chuyện cho ta thấy sự mất mát trong chiến tranh. Nhưng điều quan trọng là, qua nhân vật ông Sáu, nhà văn đã khắc họa được vẻ đẹp của tình cha con. Điều dộc đáo là, viết giữa chiến trường khói lửa, mà trào dâng trong câu chuyện là sự rung động mãnh liệt của tình người - tình đồng chí và nhất là tình cha con. Chất trữ tình đậm đà, sức hấp dẫn kỳ lạ của câu chuyện chính là ở đó.
Đề số 59
 Phân tích nhân vật bé Thu, từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 
I- Tìm hiểu đề 
1- Phân tích nhân vật Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 
 Truyện ngắn Chiếc lược ngà chủ yếu khắc họa tình cảm cha con với một cốt truyện đơn giản. Bé Thu từ chỗ hiểu nhầm đến khi hiểu ra sự thật thì thái độ, tình cảm hoàn toàn thay đổi. Qua nhân vật bé Thu, tình cảm thiêng liêng này được nhà văn thể hiện đầy tài năng trong mô tả tâm lý và tính cách của một em bé. Vì vậy phân tích nhân vật bé Thu cần chỉ ra được diễn biến tâm lý và tính cách của nhân vật trước và sau khi nhận ra người cha thân yêu.
2- Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật bé Thu của tác giả :
 + Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, luôn đưa ra những chi tiết bất ngờ mà hợp lý.
 + Nghệ thuật chọn nhân vật kể chuỵện là ông Ba, người hiểu hiểu biết tường tận hoàn cảnh của cả hai cha con ông Sáu. 
	 + Ngôn ngữ kể chuyện giàu chất trữ tình.
 3- Kiểu bài : Nghị luận nhân vật văn học. Vì vậy cần chú ý : a) Xác định được một hệ thống luận điểm rõ ràng, chính xác. b) Đưa ra những luận cứ tiêu biểu, phù

File đính kèm:

  • doc100_de_va_bai_ngu_van_lop_9.doc