100 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Câu 1 (1 điểm):

Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hửu)

Câu 2 (1 điểm):

Đọc hai câu thơ:

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non”

(Nguyễn Du- Truyện Kiều)

Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và

nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

Câu 3 (3 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em

về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Câu 4 – 1 điểm

: Phân tích nhân vật Vũ Nương “Chuyện người con gái Nam Xương” của

Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ

dưới chế độ phong kiến.

(5 điểm)

pdf 275 trang linhnguyen 19/10/2022 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "100 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 100 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

100 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn
c bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên 
 nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” 
và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt. 
 Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không 
nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung 
ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong 
ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của 
mình. 
 - Tình cảm của ông Sáu dành cho con: 
 + Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng. 
 + Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã rất đau khổ, cảm thấy bất lực. 
 + Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó. 
 + Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà cho con. 
 + Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người ạn mang cây lược cho con 
gái. 
 - Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình 
cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sờu làm cho người đọc xúc động và thấm thía 
nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra. 
____________________________________________________________ 
Bài 9 
 Câu 1. Đoạn văn 
 a. Chép chính xác 8 câu cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 
 b. Trong 8 câu thơ vừa chép, điệp ngữ “Buồn trông” được lặp lại 4 lần. Cách lặp đi lặp 
lại điệp ngữ đó có tác dụng gì. 
 Gợi ý: 
 a. Chép chính xác 8 câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 
 b. Tác dụng của điệp ngữ “buồn trông”: 
 - Cụm từ “buồn trông” mở đầu các câu lục (câu 6 tiếng) trong thể thơ lục bát đã tạo 
nên âm hưởng trầm buồn, báo hiệu những đau buồn mà Kiều sẽ phải gánh chịu trong 
suốt cuộc đời lưu lạc, chìm nổi. 
 - Điệp từ góp phần diễn tả tâm trạng buồn sầu của Kiều kéo dài triền miên, gây nên 
một tâm trạng đầy nặng nề, lo âu, sợ hãi. Tâm trạng ấy tưởng không bao giờ kết thúc và 
ngày càng tăng. 
 Câu 2. Đoạn văn 
 a. Chép chính xác 4 câu đầu đoạn bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viến Phương. 
 b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong 
đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân phần phụ chú đó). 
 Gợi ý: 
 a. Chép chính xác 4 câu thơ 
 b. Đoạn văn có các ý: 
 - “Hàng tre bát ngát” trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – 
hàng tre bên lăng Bác. 
 - “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền 
bỉ, kiên cường. 
 Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên 
 cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc. 
 Câu 3. Tập làm văn 
 Bằng những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày về nghệ thuật miêu tả 
và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du. 
 I/ Tìm hiểu đề 
 - Đề yêu cầu phân tích một giá trị nghệ thuật nổi bật của nghệ thuật Truyện Kiều: 
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có thể nói trong văn học trung đại, không có một tác giả 
thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nhân vật như Nguyễn Du (theo Giáo sư 
Nguyễn Lộc). 
 - Chủ yếu sử dụng kiến thức trong các đoạn trích học, có thể vận dụng thêm một số 
hiểu biết về các nhân vật trong truyện thông qua một vài câu miêu tả mỗi nhân vật. 
 - Căn cứ vào từng đoạn trích đã học mà khái quát lên đặc điểm bút pháp xây dựng 
nhân vật của Nguyễn Du, để bố cục bài viết. Không nên phân tích cách viết từng nhân 
vật, sẽ trùng lặp và thiếu sâu sắc. 
 II/ Dàn bài chi tiết 
 A- Mở bài: 
 - Sức hấp dẫn mạnh mẽ của Truyện Kiều chính là bởi nội dung sâu sắc tình đời được 
biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực của văn chương cổ điển. 
 - Một trong những thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc 
hoạ tính cách nhân vật. 
 B- Thân bài : 
 1. Miêu tả ngoại hình rất độc đáo 
 Nguyễn Du khắc hoạ ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, 
bộ dạng của từng nhân vật, không ai giống ai. 
 - Thuý Vân, Thuý Kiều đều đẹp, nhưng Vân thì: 
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, 
Mây thua nước tóc tuyết nhừng màu da. 
 Còn Kiều thì : 
Làn thu thuỷ nét xuân sơn 
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 
 - Cũng là trang nam nhi, Từ Hải là anh hùng cho nên chàng hiện ra oai phong lẫm liệt: 
Râu hùm hàm én mày ngài 
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao. 
 Kim Trọng là văn nhân, hiện ra thật nho nhã, hào hoa: 
Tuyết in sắc ngựa câu giòn, 
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời. 
 - Cùng là những kẻ xấu xa, bỉ ổi, nhưng Mã Giám Sinh thì : Mày râu nhẵn nhụi áo 
quần bảnh bao ; còn Sở Khanh thì : Hình dung trải chuốt áo khăn dịu dàng. 
 Nhìn chung, Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ước lệ nhưng có sự 
sáng tạo nên vẫn sinh động ; tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực như ngôn 
ngữ đời thường cũng rất sinh động. 
 2. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc 
 - Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ 
tâm trạng : Bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam 
 lỏng ở Lầu Ngưng Bích, chưa biết tương lai lành dữ ra sao. 
 - Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác 
giả, qua độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình : 
 + Tâm trạng của Kim Trọng và Thuý Kiều lần đầu tiên gặp nhau được miêu tả qua lời 
kể của tác giả : 
Người quốc sắc kẻ thiên tài, 
Tình trong như đã mặt ngoài còn e. 
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, 
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn. 
 + Tâm trạng nhớ người yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được bộc lộ qua 
tiếng nói nội tâm của nàng. 
 + Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngưng Bích được miêu tả 
qua cảnh thiên nhiên. 
 3. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo 
 a) Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ 
 - Thuý Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt cho thấy tín cách đoan 
trang, phúc hậu. 
 - Thuý Kiều : với đôi mắt như làn thu thuỷ, nét xuan sơn toát lên tính cách thông 
minh, đa cảm, 
 - Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ 
ngồi tót sỗ sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ. 
 - Hồ Tôn Hiến : cái vẻ mặt sắt cũng ngây vì tình tố cáo bản chất độc ác và dâm ô của 
viên “trọng thần”. 
 b) Khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại 
 - Lời lẽ Từ Hải thường có tính khẳng định thể hiện rõ tích cách khẳng khái, tự tin: 
Một lời đã biết đến ta, 
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau 
 - Thuý Kiều nói với Thúc Sinh : nghĩa nặng nghìn non, Tại ai há dám phụ lòng cố 
nhân, tỏ rõ nàng là con người trọng ân nghĩa. 
 - Hoạn Thư liệu điều kêu xin : chút phân đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường 
tình, thì đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt, 
 C- Kết bài : 
 - Về phương diện xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đạt những thành công mà chưa tác 
giả đương thời nào theo kịp. Nhà thơ thường miêu tả rất súc tích, chỉ cần một vài câu 
thơ ông đã có thể khắc hoạ rõ nét ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhưng tuyệt diệu 
nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. 
 - Truyện Kiều sống mãi với thời gian phần lớn cũng là do những thành tựu nghệ thuật 
này. 
__________________________________________________________ 
Bài 10 
 Câu 1. Đoạn văn 
 Những cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc khổ thơ 
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
 Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này 
 (Viếng lăng Bác – Viến Phương) 
 Gợi ý : 
 - Trình bày được những suy nghĩ về tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi 
bên lăng Bác, muốn hoá thân nhập vào cảnh vật bên lăng. Đặc biệt, muốn làm cây tre 
trung hiếu nhập vào cùng hàng tre xanh xanh Việt Nam, nghĩa là nguyện sống đẹp, 
trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc. 
 - Nêu được cảm xúc của mình khi đọc đoạn thơ, về tình cảm của nhà thơ, của nhân 
dân với Bác. 
 Câu 2. Đoạn văn 
 Viết một đoạn văn khoảng sáu câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài 
Sang thu (Hữu Thỉnh) 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi 
 Gợi ý : 
 - Trong đoạn văn viết cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và 
nghĩa ẩn dụ : 
 + Tầng nghĩa thứ nhất (nghĩa cụ thể) diễn tả ý : sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. 
Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự 
nhiên. 
 + Tầng nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) : suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời, về con người : 
khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại 
cảnh, của cuộc đời. 
 Câu 3. Tập làm văn 
 Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế 
diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. 
 Em hãy phân tích để làm rõ. 
 Gợi ý : 
 1. Yêu cầu về nội dung : 
 * Đề bài yêu cầu người viết phải vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm 
tự sự để phân tích, làm rõ nghệ thuật thể hiện sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng của 
nhân vật. Tâm trạng của nhân vật cần làm rõ ở đây là ông Hai trong truyện ngắn Làng 
của nhà văn Kim Lân với diễn biến đầy phức tạp khi nghe tin làng quê mình theo giặc. 
 * Để làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc, ta phải 
chú ý một số nội dung sau : 
 - Phân tích hoàn cảnh của ông Hai : rất yêu làng , tự hào, hay khoe về làng, nhưng lại 
phải xa làng chợ Dầu thân yêu để đi tản cư. 
 - Tình yêu làng của ông lão lại bị đặt vào một hoàn cảnh gay cấn, đầy thử thách : tin 
làng chợ Dầu theo giặc, phản bội lại Cách mạng, kháng chiến. 
 - Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng đầy dằn vặt, đau đớn phải đấu tranh tư tưởng rất 
quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình. 
 Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trải qua các tình cảm, thái độ khác 
nhau 
 + Thoạt đầu nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư nói ra, ông lão 
bàng hoàng, sững sờ, nghi ngờ, không thể tin được. 
 + Khi cái tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông lão buộc phải tin. Tâm trạng ông Hai 
bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. 
 + Luôn sống trong tâm trạng nơm nớp, lo sợ, xấu hổ, nhục nhã nên chốn biệt ở trong 
nhà. 
 + Tủi thân, thương con, thương dân làng chợ Dầu và thương thân mình phải mang 
tiếng là dân làng Việt gian. 
 - Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng,quyết liệt hơn khi 
mụ chủ nhà báo sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. 
 + Ông lão cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống. 
 + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến 
đỉnh điểm. 
 + Giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội, nhưng lòng yêu làng, tin 
những người cùng làng khiến ông lão bán tín bán nghi. 
 + Định quay về làng, nhưng hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ. 
 + Tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạgn, kháng chiến; tự nhủ mình 
“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. 
 + Giữ được tình cảm trung thành với cách mạng, kháng chiến, cụ Hồ. 
 - Tâm trạng nhân vật được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua diễn biến nội tâm, ý nghĩ hành 
vi, ngôn ngữ nên rất sinh động. 
 - Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân 
vật. 
 - Tình huống truyện giúp nhân vật bộc lộ tâm trạng cụ thể, đa dạng. 
 2. Yêu cầu về hình thức 
 - Bố cục có đủ ba phần 
 - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. 
 - Ngôn ngữ phân tích chính xác, biểu cảm. 
_____________________________________________________________ 
 Câu 1. Đoạn văn 
 Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo cách tổng hợp – phân tích - tổng 
hợp, nội dung trình bày những cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân xứ Huế trong 
đoạn thơ : 
Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng 
 (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) 
 Gợi ý: 
 - Bố cục đoạn văn theo cách tổng - phân - hợp 
 * Trình bày được những cảm nhận về bức tranh mùa xuân xứ Huế trong đoạn thơ. Có 
 thể nói đến các ý sau: 
 - Chỉ bằng vài nét, Thanh Hải đã phác hoạ bức tranh mùa xuân xứ Huế với không gian 
cao rộng, màu sắc tươi thắm đặc trưng của xứ Huế (dẫn chứng) 
 - Bức tranh sống động với hình ảnh con chim chiền chiện và tiếng hót vang vọng, tươi 
vui. 
 - Bức tranh đầy sức sống. 
 Câu 2. Đoạn văn 
 Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết: 
Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc 
 Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc về cách đặt câu trong 
câu thơ trên. 
 Gợi ý: 
 - Phát hiện được cách đặt câu đặc biệt của câu thơ là dùng đảo ngữ: từ “mọc” được đặt 
ở đầu câu. 
 - Phân tích được giá trị của cách đặt câu đó: 
 + Gợi ấn tượng về sự xuất hiện của bông hoa tím sức sống mãnh liệt của mùa xuân. 
 + Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên,thú vị của nhà thơ trước một hình ảnh của mùa xuân 
 Đoạn tham khảo: 
 Hình ảnh bông hoa tím biếc mọc lên giữa dòng sông xanh thật nổi bật, thật ấm áp. 
Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu và cả bài thơ khiến ta thấy rõ hơn sự vươn lên 
khoẻ khoắn và sức sống mãnh liệt của bông hoa. Màu tím biếc của hoa và màu xanh của 
dòng sông thật hài hoà, đó là những gam màu dịu gợi lên trong mỗi chúng ta cái cảm 
giác dịu dàng, êm ái thanh bình biết bao. Trong khung cảnh thơ mộng đó bỗng vang lên 
tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện: 
Ơi! Con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
 Câu 3. Đoạn văn 
Ta làm con chim hót 
Ta làm một nhành hoa 
Ta nhập vào hoà ca 
Một nốt trầm xao xuyến 
Một mùa xuân nho nhỏ 
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc 
 (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) 
 Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước 
chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên. 
 Gợi ý: 
 - Nêu và phân tích được những suy nghĩ của bản thân về nguyện ước chân thành của 
nhà thơ, ví dụ: 
 + Đó là nguyện ước hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cho cuộc đời 
chung. 
 + Ước nguyện đó được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo. 
 + Ước nguyện đó vô cùng cao đẹp. 
 + Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc 
đời – Thế nhưng hiến dâng, hào nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người 
 Tham khảo: 
 Trong cái ước mơ chung cho đất nước, nhà thơ cũng gửi gắm niềm mơ ước riêng thật 
giản dị: 
Ta làm con chim hót 
Một nốt trầm xao xuyến 
 Không mơ ước ngững gì to tát, cao siêu nhà thơ chỉ ước được làm một tiếng chim hót 
để cất lên tiếng hót lảnh lót như con chim chiền chiện, góp phần làm cho mùa xuân quê 
hương thêm rạo rực, sống động. Nhà thơ nguyện làm một cành hoa, một cành hoa nhỏ 
bé trong trắng tô điểm thêm cho hương sắc của mùa xuân quê hương đất nước. Thế rồi 
không mơ làm một nốt nhạc cao vút trong bản hoà ca của dân tộc, nhà thơ khiêm 
nhường làm một nốt trầm xao xuyến lòng người. Nốt trầm ấy có thể chỉ là một nốt phụ 
nhưng không thể thiếu bởi nó là một yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bản 
hoà ca. Điệp ngữ ta làm được lặp lại nhiều lần như càng nhấn mạnh những ước nguyện 
tuy đơn sơ, bình dị nhưng khong kém phần da diết, trăn trở của nhà thơ 
 Nếu như ở khổ thơ trên, nhà thơ xưng tôi thì ở khổ thơ này nhà thơ lại xưng ta đó là 
biểu tượng cho sự gặp gỡ giữa cái tôi và cái ta, cái chung và cái riêng. Ta vừa là số ít 
(nhà thơ), vừa là số nhiều (tất cả). Dường như ước nguyện của mỗi cá nhân đã hoà vào 
dòng chảy của muôn người : tất cả đều muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của 
mình cho quê hương đất nước! 
Một mùa xuân nho nhỏ 
Lặng lẽ dâng cho đời 
 Một “mùa xuân nho nhỏ” hay phải chăng cũng là một ẩn dụ cho cuộc đời Thanh Hải: 
sống là cống hiến, cống hiến là mùa xuân cuộc đời nhà thơ? Nhà thơ khiêm nhường xin 
làm một “Mùa xuan nho nhỏ” và nếu mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ có 
một mùa xuân lớn lao của dân tộc. Thế nhưng, có lẽ điều làm cho người đọc xúc động 
chính là sự khiêm nhường ấy đồng nghĩa với những hi sinh thầm lặng “lặng lẽ dâng cho 
đời” và sự hi sinh thầm lặng ấy là vô điều kiện, nó vượt qua mọi không gian, thời gian 
quy ước: 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc 
 “Tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” ở đây là hai hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi. Nó 
không những chỉ một đời người từ trẻ đến già mà còn chỉ mọi thế hệ: già cũng như trẻ, 
gái cũng như trai. Điệp ngữ “dù là” được láy lại như một lời hứa, lời khẳng định của nhà 
thơ: sống là phải cống hiến tuyệt đối! Phải chăng đó chính là lẽ sống đầy trách nhiệm 
mà Thanh Hải muốn nhắn gửi đến chúng ta? 
________________________________________________________________ 
 Bài 11 
 Câu 1. Đoạn văn 
Sông được lúc dềnh dàng 
Chim bắt đầu vội vã 
Có đám mây mùa hạ 
Vắt nửa mình sang thu 
 (Sang thu – Hữu Thỉnh) 
 Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh “đám mây mùa 
hạ” trong khổ thơ trên. 
 Gợi ý : 
 Đoạn văn có thể gồm các ý: 
 - Hình ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng của nhà thơ 
 - Diễn tả đám mây mùa hạ còn xót lại trên bầu trời mùa thu trong xanh, mỏng, kéo dài 
nhẹ trôi rất hững hờ như còn vương vấn, lưu luyến không lỡ rời xa, cảnh có hồn. 
 - Đó là hình ảnh gợi rõ cảm giác giao màu, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn 
 Câu 2. Đoạn văn 
 Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, có câu đơn trần thuật (gạch chân câu đơn trần thuật đó), 
em hãy giới thiệu về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. 
 Gợi ý: 
 Về nội dung, đoạn văn cần có các ý sau 
 - Năm 1976, một năm sau khi đất nước được thống nhất, nhà thơ Viễn Phương – 
người con của miền Nam – ra thăm miền Bắc, vào viếng lăng Bác Hồ. 
 - Bài thơ được sáng tác trong dịp đó và in trong tập “Như mấy mùa xuân” (1978). 
 - Bài thơ có giọng điệu tha thiết, trang trọng; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; 
ngôn ngữ bình dị mà cô đúc 
 - Bằng cảm xúc chân thành, Viễn Phương đã thể hiện được trong bài thơ lòng thành 
kính thiêng liêng, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác. 
 Câu 3. Tập làm văn 
 Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ 
I/ Tìm hiểu đề 
 - Đề yêu cầu phân tích một giá trị nội dung của tác phẩm – giá trị nhân đạo. Giá trị 
nhân đạo thể hiện trong tác phẩm văn chương còn gọi là giá trị nhân văn. 
 - Văn học trung đại Việt Nam thường biểu hiện tiếng nói nhân văn ở sự trân trọng 
mọi phẩm giá con người, đồng tìh thông cảm với khát vọng của con người, đồng cảm 
với số phận bi kịch của con người và lên án những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người 
 - Dựa vào những điều cơ bản trên,người viết soi chiếu và “Chuyện người con gái Nam 
Xương” để phân tích những biểu hiện cụ thể về nội dung nhân văn trong tác phẩm. Từ 
đó đánh giá những đóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời 
đại ông. 
 - Tuy cần dựa vào số phận bi thương của nhân vật Vũ Nương để khai thác vấn đề, 
nhưng nội dung bài viết phải rộng hơn bài phân tích nhân vật, do đó cách trình bày phân 
tích cũng khác. 
 II/ Dàn bài chi tiết 
 A- Mở bài: 
 - Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận 
cong người trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác 
phẩm văn chươngngày càng phát triển phong phú và sâu sắc. 
 - Truyền kì mạn lục cảu Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập 
truyền kì, “chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu 
cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ. 
 B- Thân bài: 
 1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một 
phụ nữ bình dân 
 - Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc 
biệt của tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ. 
 - Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. 
Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung đối với mẹ chồng rất mực hiếu 
thảo, hết lòng phụ dưỡng đói với con rất

File đính kèm:

  • pdf100_de_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.pdf